- Giá trị hao mòn kuỹ kế 24
CÔNG TY GIỐNG CÂY TRỒNGCON NUÔI NINH BÌNH
3.1.2 Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu đề tà
a. Mục đích của đề tài
Tìm ra những biện pháp để khắc phục những bất cập và tồn tại trong quá tình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Tổng Công ty Giống cây trồng con nuôi Ninh Bình. Phải luôn tìm cách giữ chân khách hàng đáp ứng tốt thị trường mục tiêu, mở rộng hơn nữa thị trường tiềm năng, làm cho sản phẩm của Công ty được nhiều khách hàng biết đến hơn. Nâng cao khả năng cạnh tranh, đồng thời khẳng định vị trí của Công ty trên thị trường.
b. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Là các biện pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm lúa giống của Công ty Cổ phần Tổng Công ty Giống cây trồng con nuôi Ninh Bình
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Tổng Công ty giống cây trồng con nuôi Ninh Bình giai đoạn 2010-2014
c. Nhiệm vụ
Thu thập số liệu, phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong các năm qua đặc biệt là công tác tiêu thụ sản phẩm, nhằm xem xét về thực trạng, diễn biến cũng như khả năng về tình hình sản xuất, tiêu thụ. Để có thể đề xuất mốt số biện pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm lúa giống của Công ty, nhằm thu được lợi nhuận cao nhất và tạo được vị trí vững chắc trong ngành. Đồng thời đảm bảo tái sản xuất và mở rộng qui mô phát triển của Công ty.
d. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp thu thập thông tin sẵn có: Đây là phương pháp thu thập số liệu đã được công bố từ các phòng ban trong Công ty, các phòng ban của cơ quan hành chính nhà nước, sách báo, tạp chí, niên giám thống kê, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Để nắm bắt được tình hình cơ bản về sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường của công ty.
+ Phương pháp thống kê
Đây là phương pháp phổ biến nhằm nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội. Thực chất của phương pháp này là thu thập tài liệu, tổng hợp và thống kê hóa tài liệu theo các chỉ tiêu của vấn đề nghiên cứu yêu cầu. Từ đó phân tích các tài liệu thông qua phân tích mức độ của hiện tượng, phân tích tình hình biến động và mối quan hệ giữa các hiện tượng. Sử dụng phương pháp này trong đề tài nghiên cứu sắp xếp các số liệu đã thu thập được vào từng bảng biểu rồi phân tích. Trên cơ sở đó có những nhận xét chính xác, xác định được giải pháp thiết thực.
+ Phương pháp phân tích kinh tế
Là phương pháp sử dụng lý luận và những chứng cứ cụ thể để phân tích sự biến động của các sự vật hiện tượng dựa trên các số liệu và thông tin đầy đủ, chính xác. Khi sử dụng phương pháp này trong đề tài người nghiên cứu phải dựa vào kết quả xử lý số liệu để phân tích, đánh giá các hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong mối quan hệ các yếu tố liên quan như hoạt động nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng, hoạt động về giá, sản phẩm và kênh phân phối, hoạt động xúc tiến bán hàng. Xem xét hoạt động nào còn chưa tốt hạn chế tới kết quả tiêu thụ sản phẩm. Từ đó đưa ra giải pháp một cách kịp thời nhằm làm cho các hoạt động đều có tác động tích cực đến kết quả hoạt động chung
+ Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Phương pháp này là phương pháp dựa trên việc thu thập ý kiến đánh giá, phân tích, nhận định của các chuyên gia, các nhà khoa học về lĩnh vực mà chúng ta nghiên cứu. Từ đó giúp chúng ta nhận định làm tiền đề có tính khoa học và thực tiễn trong đề tài nghiên cứu.
Phương pháp chuyên gia chuyên khảo là việc tiếp cận các hiện tượng kinh tế xã hội điển hình rút ra các bài học bổ sung cho các vẫn đề mà chúng ta nghiên cứu.
Trong phạm vi của đề tài tôi tiến hành tham khảo ý kiến đánh giá của trưởng phòng kinh doanh, kỹ thuật, chủ các đại lý, cửa hàng và ý kiến người tiêu dùng, … về sản phẩm của công ty
Từ các số liệu đã thu thập được đem xử lý, tính toán ra các chỉ tiêu so sánh với tốc độ tăng lên hoặc giảm xuống giữa các năm trước và sau, tốc độ tăng bình quân, so sánh giữa các chi nhánh, đơn vị này với đơn vị khác… để thấy được các quy luật biến động và phát triển của sự vật hiện tượng mà đề tài quan tâm.
+ Phương pháp dự báo
Trên cơ sở thực trạng của công ty, tiềm năng về kinh tế xã hội và định hướng cho sản xuất kinh doanh những năm tiếp theo mà dự báo kết quả sản xuất cho tương lai. Từ đó đưa ra những dự báo nhằm tính toán tốc độ phát triển bình quân qua các năm, căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế trong tương lai để dự báo tình hình tiêu thụ lúa giống trên địa bàn tỉnh.
Một số công thức tính toán: - Chỉ số định gốc:
- Chỉ số liên hoàn:
-Chỉ số bình quân cùng xu hướng: Ibq= *100
Trong đó Idg, Ilh, Ibq là các chỉ số định gốc, chỉ số liên hoàn, chỉ số bình quân
Zi, Zi-1 lần lượng là các chỉ tiêu phân tích năm thứ i và năm thứ i-1 (i=1,n) ở đây là từ năm 2010-2014
n: Số năm phân tích