Định hướng phát triển dịch vụ tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển thái nguyên (Trang 103)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.2.Định hướng phát triển dịch vụ tín dụng

a. Đa dạng các sản phẩm tín dụng doanh nghiệp

Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế như hiện nay, các ngân hàng cạnh tranh quyết liệt để giành thị phần và khách hàng. Do đó, để thu hút khách hàng trong thời gian tới Chi nhánh cần phải tiến hành đa dạng, mở rộng hoạt động tín dụng thì mới có thể cạnh tranh được.

Các sản phẩm tín dụng của Chi nhánh được xây dựng linh hoạt dựa trên cơ sở vận dụng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo tiêu chuẩn quốc tế do đó Chi nhánh có thể xây dựng chính sách riêng, linh hoạt đối với từng mức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

xếp hạng khách hàng. Đối với các khách hàng có mức xếp hạng cao (AAA, AA, A) Chi nhánh có thể cho vay tín chấp, không có điều kiện về số năm hoạt động cũng như số năm hoạt động có lãi trước khi cho vay, không đưa ra điều kiện về tài sản đảm bảo trong xét duyệt cho vay. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ giúp cho quá trình xử lý nghiệp vụ được chuyên sâu và thống nhất để việc cung cấp sản phẩm cho khách hàng một cách toàn diện, hiệu quả và hạn chế rủi ro ngay từ những khâu đầu tiên của quá trình cấp tín dụng. Tạo tiền đề cho việc triển khai đánh giá hiệu quả, kiểm soát rủi ro tín dụng toàn hệ thống trên cơ sở đánh giá từng lĩnh vực, từng nhóm khách hàng.

Trên cơ sở đó, Chi nhánh cần làm tốt các sản phẩm tín dụng đặc thù của mình, những sản phẩm riêng và có sức cạnh tranh so với các ngân hàng khác như: Cho vay hỗ trợ xuất khẩu; Cho vay đầu tư dự án bất động sản; Cho vay dự án thuỷ điện; Cho vay thi công xây lắp; Cho vay thi công đóng tàu Cho vay hỗ trợ ngân sách; Chiết khấu có truy đòi hối phiếu đòi nợ kèm bộ chứng từ hàng xuất; Chiết khấu miễn truy đòi bộ chứng từ hàng xuất theo hình thức thanh toán L/C.

Bên cạnh đó, để đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng, Chi nhánh cần đưa ra các sản phẩm mới phù hợp với từng đối tượng khách hàng như: Thấu chi doanh nghiệp; Tài trợ nhập khẩu đảm bảo bằng lô hàng nhập

Trong đó thấu chi doanh nghiệp là hình thức Chi nhánh cấp tín dụng cho khách hàng thông qua việc cho phép khách hàng được sử dụng vượt quá số dư Có trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng mở tại Chi nhánh .Mục đích: đáp ứng nhu cầu bù đắp vốn lưu động thiếu hụt tạm thời trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được dùng để thanh toán các lệnh thanh toán không dùng tiền mặt hợp pháp, hợp lệ.

Tài trợ nhập khẩu đảm bảo bằng lô hàng nhập: Cung cấp cho các khách hàng có nhu cầu mở LC hoặc vay vốn thanh toán các chi phí nhập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khẩu hàng hoá và đảm bảo bằng chính hàng hoá đó. Các chi phí được vay vốn: Chi phí mua hàng, chi phí vận chuyển, chi phí thuế và các chi phí hợp lý khác.

b. Mở rộng hình thức tín dụng gián tiếp (ba bên)

Đây là hình thức tài trợ cho khách hàng cá nhân vay ô tô kinh doanh và tiêu dùng qua các đại lý ô tô theo phương thức các đại lý ô tô và Ngân hàng ký kết thoả thuận hợp tác trong đó các đại lý giới thiệu khách hàng mua ô tô có nhu cầu vay vốn ngân hàng để bù đắp nguồn vốn bị thiếu hụt, Ngân hàng sẽ thẩm định lại khách hàng và tài trợ căn cứ vào các quy định trong thoả thuận hợp tác với đại lý.

Hiện tại Chi nhánh đã và đang phát triển hình thức này và đã thu được kết quả đáng khích lệ. Theo đó lợi ích mang lại cho các bên là rất rõ ràng, đối với đại lý ô tô: doanh số bán hàng tăng lên đáng kể; đối với khách hàng: dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay Ngân hàng; đối với Ngân hàng: tăng trưởng tín dụng bán lẻ, thu phí bảo hiểm (bảo hiểm vật chất 100% ô tô), tăng phí dịch vụ thanh toán, rủi ro được chia sẻ do đại lý ô tô cùng có trách nhiệm thu hồi nợ, kiểm soát được dòng tiền trong kinh doanh của các đại lý ô tô; phát triển các DVNH đến các cá nhân vay ô tô như thẻ ATM, tài khoản thanh toán, ….

c. Mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa có vị trí quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, ngay cả đối với các quốc gia có trình độ phát triển cao. Nguồn vốn huy động vào SXKD của các doanh nghiệp này lại chủ yếu là nguồn vốn vay ngân hàng. Điều này cho thấy nguồn tài trợ này có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy để mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp này Chi nhánh cần tiến hành một số hoạt động sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Nghiên cứu về các loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa để đánh giá chính xác tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng phát triển, tiềm năng... tiến hành phân loại, xác định mức tín dụng và hình thức cho vay phù hợp.

- Khuyến khích cho vay đối với các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ (thông thường đây là hình thức tín dụng trung và dài hạn)

- Giữ mối quan hệ thân thiết đối với những khách hàng có quan hệ lâu dài, thường xuyên và các khách hàng có quan hệ tín dụng tốt. Tích cực khai thác các khách hàng chiến lược, khách hàng mục tiêu như đưa ra các hình thức khuyến mại, tư vẫn miễn phí....

d. Đẩy mạnh tín dụng bán lẻ

Cung cấp các dịch vụ tài chính cá nhân hay hoạt động ngân hàng bán lẻ là một trong những hoạt động truyền thống hình thành nên hệ thống ngân hàng thương mại thế giới. Từ khi hình thành đến nay, hoạt động NHBL đã đóng vai trò quan trọng tạo nền tảng phát triển bền vững cho các NHTM. Hoạt động NHBL góp phần tạo lập nguồn vốn và thu nhập ổn định cho các ngân hàng, phân tán rủi ro và là lĩnh vực ít chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế. Bên cạnh đó, hoạt động NHBL góp phần quan trọng trong việc mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, ổn định hoạt động cho ngân hàng.

Trước đây, BIDV nói chung và Chi nhánh BIDV Thái nguyên nói riêng chưa chú trọng đến hoạt động bán lẻ, mà cụ thể là tín dụng bán lẻ. Từ năm 2009 đến nay, các hoạt động xúc tiến cho nghiệp vụ tín dụng bán lẻ mới bắt đầu được triển khai và xây dựng thành công hệ thống sản phẩm áp dụng cho từng đối tượng khách hàng với từng mục đích cụ thể: Cho vay bảo đảm bằng lương; Cho vay hỗ trợ nhu cầu về nhà ở; Cho vay mua ôtô; Cho vay hộ kinh doanh; Cho vay thấu chi; Cho vay cầm cố GTCG; Chiết khấu GTCG; Cho vay hỗ trợ du học; Cho vay đầu tư kinh doanh CK; Cho vay ứng trước tiền bán CK; Cho vay repo chứng khoán; Cho vay cầm cố chứng khoán; Cho vay người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Cho vay thẻ tín dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Đối với bán lẻ

+ Với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu. BIDV Thái Nguyên đẩy mạnh cho vay bán lẻ đối với khách hàng cá nhân để giảm thiểu và chia sẻ rủi ro, đồng thời chênh lệch thu chi từ cho vay bán lẻ cao hơn từ cho vay đối với doanh nghiệp…

+ Tăng cường bán chéo các sản phẩm dịch vụ hiện đại đi kèm với các sản phẩm tín dụng bản lẻ để tăng nguồn thu cho chi nhánh: bảo hiểm, thẻ tín dụng, thẻ nội địa, BSMS, VN topup…

+ Giảm thiểu các thủ tục hồ sơ dành cho khách hàng cá nhân để cạnh tranh với các Ngân hàng khác.

+ Tăng cường đào tạo, đào tạo lại cán bộ Quan hệ khách hàng các nhân. Đào tạo chuyên sâu về chăm sóc khách hàng VIP, khách hàng quan trọng tiền năng. Năm 2012 BIDV ban hành chính sách chăm sóc khách hàng và chi nhánh đã triển khai và mang lại hiệu quả.

+ Cần đẩy mạnh và triển khai rộng rãi sản phẩm bảo hiểm đối với các sản phẩm tín dụng bán lẻ để hạn chế rủi ro cho cả khách hàng và ngân hàng. Hiện tại BIDV Thái Nguyên đã triển khai bán sản phẩm báo hiểm BIC Bình An đối với các sản phẩm vay oto, tín chấp, thẻ VISA và hướng tới bán kèm bảo hiểm với sản phẩm vay kinh doanh…

Hiện nay, tại Chi nhánh đã xây dựng được hệ thống sản phẩm tín dụng bán lẻ, tuy nhiên các sản phẩm tín dụng đặc thù hiện nay chủ yếu hướng tới việc quản lý, kiểm soát tốt rủi ro, chưa chú trọng nhiều vào việc hướng tới đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hầu hết các sản phẩm tín dụng đặc thù mới xây dựng được các cơ chế chính, chưa xây dựng được giá bán sản phẩm (lãi suất vay) riêng, do vậy đã làm giảm tính linh hoạt khi triển khai sản phẩm. Phần lớn các sản phẩm khi xây dựng chưa xác định được tiêu chí đánh giá hiệu quả sản phẩm và chưa được theo dõi, quản lý một cách thống nhất. Trong thời gian tới, cần xây dựng và hoàn thiện các sản phẩm trên theo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hướng đơn giản hoá thủ tục, lãi suất linh hoạt, thời gian vay phù hợp, đối tượng vay đa dạng đáp ứng nhu cầu khách hàng ngày càng tốt hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển thái nguyên (Trang 103)