- Hoạt động ngôn ngữ là hoạt động thường xuyên xảy ra trong cả quá trình dạy h ọc, do đó có nhiều cơ hội để thực hiện biện pháp 2.2.2 Tuy nhiên, c ũng cần phả
kiểm tra số1 (60 phút)
( Chương 2. Đại số 10 - chương trình chuẩn)
Câu 1(2 điểm). Tìm tập xác định của hàm số: y x1 2x
Câu 2(4 điểm) Lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị hàm số y2x2 3x5
Câu 3 (4 điểm) Một của hàng ăn chuyên bán một loại đặc sản, phục vụ ngay tại chỗ, trên tường có treo bảng giá như sau:
Sốđĩa đặc sản 1 2 3 4
Thành tiền (chục nghìn đồng) 6 9 12 15
Bảng 3.4
a) Hãy biểu diễn các điểm có hoành độ là số lượng đĩa, tung độ là giá tiền (tính bằng chục nghìn đồng) tương ứng từ bảng số liệu lên mặt phẳng tọa độ. Nối các điểm biểu diễn dữ liệu lại với nhau, cho nhận xét kết quả thu được.
b) Hãy lập hàm số mô tả giá cả bán đặc sản nói trên của của hàng và vẽ đồ thị của nó. Xác định tung độ giao điểm của đồ thị với trục tung; cho biết ý nghĩa thực tiễn của giá trị này. Với kết quả thu được ở trên, hãy cho biết nhà hàng đã dự tính như thế nào để xây dựng bảng giá nói trên.
Đề số 1 nhằm kiểm tra kiến thức trong chương 2- Đại số 10 cho học sinh. Nội dung bài kiểm tra cũng đã phủ gần hết những kiến thức, kỹ năng cần truyền thụ và hình thành. Ngoài ra, chúng tôi đã tích hợp các kiến thức toán học trong một tình huống có thực với mục đích kiểm tra năng lực toán học hóa tình huống thực tiễn của người học. Mấu chốt của câu 3 là học sinh phải xây dựng một hàm số, mô tả tình huống có thực trong cuộc sống. Việc mô tả này buộc người học phải kết hợp cả dự đoán và suy luận. Vì đối tượng học sinh học theo chương trình chuẩn, nên cơ cấu trong câu 3 hơi đặc biệt: ý trước là cơ sở tạo tiền đề cho việc thực hiện ý sau. Dụng ý kiểm tra năng lực toán học hóa tình huống thực tiễn của người học được thể hiện qua hoạt động: sử dụng dữ liệu của bài toán để xây dựng mô hình thực nghiệm
(biểu diễn các điểm trên mặt phẳng tọa độ), từ đó xây dựng mô hình toán học mô tả tình huống thực tiễn (xây dựng hàm số về giá cả của sản phẩm). Không những kiểm tra năng lực toán học hóa tình huống thực tiễn của học sinh, câu 3 còn kiểm tra một số kỹ năng của người học như biểu diễn tọa độ điểm; viết phương trình đường thẳng đi qua hai điểm,… Đề số 1 sử dụng để kiểm tra học sinh các lớp 10, được dạy thực nghiệm ở 2 trường Trung học phổ thông. Qua quan sát học sinh làm bài từng địa điểm, chúng tôi có nhận xét chung sơ bộ như sau: Các câu 1 và câu 2, phần lớn học sinh đều thực hiện không có gì trở ngại. Điều đó, chứng tỏ rằng: các giáo viên dạy thực nghiệm đã nghiêm túc thực hiện nguyên tắc đề ra ngay từ đầu. Tuy nhiên, đến câu 3 học sinh ở các lớp đối chứng gặp phải khó khăn, có vẻ hơi bỡ ngỡ trước dạng toán “lạ”. Các em ở lớp đối chứng không thực hiện được hoàn chỉnh câu 3. Cụ thể là không biết được ý nghĩa thực tiễn của giao điểm đồ thị hàm số lập được với trục tung. Do đó, họ không biết dụng ý của nhà hàng trong việc xây dựng bảng giá cho sản phẩm. Kết quả của câu 3 trong bài kiểm tra của các em cũng một phần nào phản ánh dụng ý sư phạm đã đạt được trong các tiết dạy thực nghiệm.