Đánh giá thực nghiệm 1 Đánh giá về mặt định tính

Một phần của tài liệu Luận án Góp phần phát triển năng lực toán học hóa tình huống thực tiễn cho học sinh Trung học phổ thông qua dạy học Đại số và Giải tích (Trang 169)

- Hoạt động ngôn ngữ là hoạt động thường xuyên xảy ra trong cả quá trình dạy h ọc, do đó có nhiều cơ hội để thực hiện biện pháp 2.2.2 Tuy nhiên, c ũng cần phả

Đề kiểm tra số 4(60 phút)

3.3. Đánh giá thực nghiệm 1 Đánh giá về mặt định tính

3.3.1. Đánh giá về mặt định tính

Nhận định của tác giả Luận án là năng lực toán học hóa tình huống thực tiễn của học sinh Trung học phổ thông còn hạn chế. Vấn đề này đã đề cập đến trong Chương 1 và Chương 2 và qua quá trình bắt đầu thực nghiệm cũng phản ánh được điều đó. Trong các tình huống mà học sinh buộc phải trả lời câu hỏi hay giải quyết các bài toán liên quan đến thực tiễn, nhìn chung cả lớp đối chứng và lớp thực nghiệm của các khối đều rơi vào một tình trạng chung. Đó là, đứng trước một tình huống thực tiễn, học sinh khó khăn trong việc phát hiện ra quy luật của nó. Cụ thể là không liên tưởng được tới các tình huống đã trải nghiệm để vận dụng hoặc chỉ bắt chước các bài tập mẫu để thực hiện một cách hình thức. Khi gặp một tình huống chưa được được trải nghiệm, họ không có kỹ năng kết hợp quy nạp với suy luận để dự đoán quy luật. Khả năng sử dụng ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ toán học còn hạn chế, nhất là vấn đề chuyển đổi giữa hai loại hình ngôn ngữ này, không biết chọn loại hình ngôn ngữ toán học nào để mô tả tình huống cho phù hợp. Khả năng làm việc với mô hình toán học của tình huống thực tiễn chủ yếu là giải toán trên mô hình và đối chiếu kết quả với tình huống đó, các hoạt động còn lại như đánh giá mô

hình, nghiên cứu trên mô hình hay dùng mô hình để đánh giá thực tiễn hầu như không có. Học sinh chưa có ý thức khai thác các bài toán có nội dung thực tiễn trong quá trình học tập môn toán, các em chưa thực sự lí thú với các dạng toán này. Đối với giáo viên, việc dạy học các vấn đề liên quan đến mạch toán ứng dụng chưa thực sự “mặn mà”. Dẫu biết rằng, vấn đề toán học hóa tình huống thực tiễn có ý nghĩa quan trọng trong giáo dục, nhưng nhiều thầy cô vẫn chấp nhận tình trạng trên bởi phải chịu trách nhiệm về kết quả của các kì thi hiện hành.

Sau khi nghiên cứu kỹ giáo án (được chúng tôi chuẩn bị), các giáo viên dạy thực nghiệm đều tin tưởng rằng có thể đạt được dụng ý của thực nghiệm sư phạm. Đặc biệt với những tình huống thực tiễn được lựa chọn, các tri thức toán học cần truyền thụ cho người học được tích hợp trong đó, học sinh có hứng thú hơn khi thấy được tính hữu ích của nó. Nhất là sau tiết ngoại khóa toán học, học sinh chú ý nhiều hơn đến việc khai thác các bài toán điển hình có nội dung thực tiễn, nhiều học sinh đã có ý thức tự thu thập các bài toán cùng dạng (cùng một mô hình toán). Giáo viên và học sinh đều dần dần hứng thú hơn trong các tiết dạy thực nghiệm, những khó khăn vướng mắc ban đầu cũng từng bước được xóa bỏ. Học sinh học toán với tinh thần chủ động sáng tạo hơn, khả năng tự học cũng được cải thiện. Một số thành tố của năng lực toán học hóa tình huống thực tiễn cũng được hình thành (ở dạng sơ khai): năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực xây dựng mô hình toán, .. Các thao tác trí tuệ như phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa được “đánh thức” khi giải quyết các vấn đề liên quan đến toán học.

Một phần của tài liệu Luận án Góp phần phát triển năng lực toán học hóa tình huống thực tiễn cho học sinh Trung học phổ thông qua dạy học Đại số và Giải tích (Trang 169)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)