Tổ chức và nội dung thực nghiệm 1 Tổ chức thực nghiệm

Một phần của tài liệu Luận án Góp phần phát triển năng lực toán học hóa tình huống thực tiễn cho học sinh Trung học phổ thông qua dạy học Đại số và Giải tích (Trang 149)

- Hoạt động ngôn ngữ là hoạt động thường xuyên xảy ra trong cả quá trình dạy h ọc, do đó có nhiều cơ hội để thực hiện biện pháp 2.2.2 Tuy nhiên, c ũng cần phả

3.2. Tổ chức và nội dung thực nghiệm 1 Tổ chức thực nghiệm

3.2.1. Tổ chức thực nghiệm

Được sự đồng ý của Ban giám hiệu Trường Trung học phổ thôngĐồng lộc và Trường Trung học phổ thông Nghèn cho phép thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm kết quả nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu học sinh và tình hình dạy học nói chung ở các cơ sở giáo dục này. Trên cơ sở đó, đề xuất các lớp chọn để thực nghiệm và các giáo viên tham gia giảng dạy.

Trường Trung học phổ thông Đồng Lộc được thành lập năm 1973, đóng trên miền đất bán sơn địa, là một cơ sở giáo dục có bề dày truyền thống. Học sinh ở vùng này rất hiếu học; những năm gần đây, tỷ lệ đậu tốt nghiệp là 98,9%; tỷ lệ đậu vào các trường Đại học và Cao đẳng là 32%. Nhà trường đang thực hiện giảng dạy môn Toán theo chương trình chuẩn. Tìm hiểu học sinh của trường, chúng tôi được biết: trình độ chung về môn Toán của từng cặp lớp 11A1 và 11A2; 10A1 và 10A2 là tương đương. Chúng tôi đã đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường chọn các cặp lớp trên để làm thực nghiệm - đối chứng và đã được chấp nhận.

Trường Trung học phổ thông Nghèn được thành lập từ năm 1990, đóng trên thị trấn Nghèn. Học sinh ở đây phần lớn là con em cán bộ công nhân viên chức nên có điều kiện học hành. Mặt khác, đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao, có tâm với nghề nghiệp. Những năm gần đây, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp là 98%, tỉ lệ đậu vào các trường Đại học và Cao đẳng là 35%. Nhà trường đang thực hiện giảng dạy môn Toán theo chương trình chuẩn và chương trình nâng cao. Sau khi tìm hiểu học sinh và tình hình dạy học ở đây, chúng tôi đã đề xuất chọn các cặp lớp: 10B1 và 10B2, 11B2 và 11B1 làm thực nghiệm - đối chứng thể nghiệm cho các kết quả của Luận án và đã được chấp nhận.

Thời gian thực nghiệm gồm 2 đợt. Đợt 1: từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2010; đợt 2: từ cuối tháng 2 năm 2011 đến cuối tháng 3 năm 2011, giảng dạy đồng thời trên cả hai cơ sở thực nghiệm.

Các giáo viên được chúng tôi lựa chọn giảng dạy thực nghiệm trong các cặp lớp thực nghiệm- đối chứngđều có trình độ chuyên môn nghiệp vụ là tương đương và được phân công cụ thể như sau:

- Cặp lớp TN1- ĐC1(10B1 – 10B2 Trường Trung học phổ thông Nghèn):

Dạy lớp thực nghiệm: cô giáo Phạm Thị Thúy Hà; dạy đối chứng: cô giáo Võ Quỳnh Trang.

- Cặp lớp TN2 – ĐC2 (10 A1–10A2 Trường Trung học phổ thông Đồng Lộc): Dạy lớp thực nghiệm: thầy giáo Ngô Đức Phúc; dạy lớp đối chứng: thầy giáo Phan

Đình Phương.

- Cặp lớp TN3- ĐC3 (11B2- 11B1Trường Trung học phổ thông Nghèn):

Dạy lớp thực nghiệm: cô giáo Đặng Thị Quỳnh Hoa; dạy lớp đối chứng: cô giáo Nguyễn Thị Phượng.

- Cặp lớp TN4 – ĐC4 ( 11A1 – 11A2 Trường Trung học phổ thôngĐồng Lộc): Dạy lớp thực nghiệm: thầy giáo Nguyễn Huy Tuấn; dạy lớp đối chứng: cô giáo Bùi Thị Đức.

Một phần của tài liệu Luận án Góp phần phát triển năng lực toán học hóa tình huống thực tiễn cho học sinh Trung học phổ thông qua dạy học Đại số và Giải tích (Trang 149)