Khi nào nên tập trung?

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ (Trang 77)

Chương 5 CƠ CẤU TỔ CHỨC KINH DOANH QUỐC TẾ

5.2.4.Khi nào nên tập trung?

Ra quyết định tập trung sẽ giúp cho việc kết hợp các hoạt động của các công ty lép vốn quốc tế được thuận lợi. Vấn đề này cực kì quan trọng đối với các công ty hoạt động trong nhiều ngành, nhiều sản phẩm hoặc ở nhiều thị tường quốc tế. Nó cũng trở nên quan trọng khi đầu ra của một công ty lép vốn này là đầu vào của một công ty lép vốn khác. Trong những trường hợp như vậy, việc phối hợp các hoạt động từ một vị trí cấp cao duy nhất là có hiệu quả cao hơn cả. Nếu tất cả các công ty lép vốn sử dụng đầu vào sản xuất là giống nhau thì vấn đề mua hàng nên tập trung lại. Ví dụ, một công ty sản xuất tủ và bàn bằng thép sẽ cần nhiều thép dạng tấm, nhưng trung tâm sẽ mua được thép tấm với giá bán buôn rẻ hơn nhiều so với giá của các công ty lép vốn tự đàm phán. Do đó, mỗi công ty lép vốn có thể hưởng lợi từ việc mua thép tấm với chi phí thấp hơn ở thị trường trung tâm so với giá ngoài thị trường tự do.

Một số công ty lại duy trì sự kiểm soát mạnh mẽ của trung tâm đối với các nguồn lực tài chính bằng việc chuyển tất cả lợi nhuận của công ty lép vốn về công ty mẹ để phân phối lại cho các công ty bị lép vốn trực thuộc. Cách này làm giảm khả năng thực hiện các dự án đầu tư nhiều hứa hẹn của các công ty lép vốn tại các địa điểm khác nếu không có nguồn tài trợ. Các công ty khác tập trung vào việc hoạch định chính sách nhằm thúc đẩyvăn hóa tổ chức tòan cầu đơn nhất. Chính sách này làm cho tất cả các công ty lép vốn tuân theo các qui định của công ty một cách giống nhau. Điều đó cũng có lợi khi công ty chuyển các nhà quản lý từ một địa điểm này tới mọt địa điểm khác. Nếu như chính sách là nhất quán thì việc chuyển đổi sẽ tiến hành thuận lợi hơn cho cả các nhà quản lý và những người dưới quyền.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ (Trang 77)