Trong chế độ chuyên chế, cá nhân thống trị xã hội mà không cần sự ủng hộ của dân chúng. Chính phủ kiểm soát mọi hoạt động trong cuộc sống của dân chúng và những người đứng đầu chế độ loại trừ mọi quan điểm đối lập. Trong thực tế, chế độ quân chủ và chế độ chuyên chế có sự đối lập lẫn nhau. Chế độ phát xít dưới thời Hít-le là ví dụ trong lịch sử chế độ chuyên chế.
Ngoài ra, có một sự khác biệt khác với chế độ dân chủ, chế độ chuyên chế tập trung quyền lực vào giới làm chính trị. Cũng giống như nền quân chủ “thuần túy” là không có một chế độ chuyên chế hoàn hảo. Không có một chế độc chuyên chế nào lại có thể loại bỏ tất cả những thế lực đối lập.
Chính quyền của chế độ chuyên chế có xu hướng chia thành 3 điểm:
• Có quyền lực thông qua áp đặt. Một cá nhân hoặc một tổ chức tạo dựng hệ thống chúnh trị mà không cần sự chấp thuận tuyệt đối của người dân. Vì vậy, những người tham gia vào chế độ chuyên chế không được rộng rãi. Những người lãnh đạo giành và giữ được quyền lực là nhờ vào quân đội hoặc gian lận trong bầu cử. Trong một số trường hợp, ban đầu họ có quyền lực một cách hợp pháp nhưng sau đó họ duy trì quyền lực sau khi hết nhiệm kỳ.
• Thiếu sự đảm bảo từ hiến pháp. Họ hạn chế, lạm dụng hoặc loại bỏ ngay lập tức những định chế quyền tự do ngôn luận, bầu cử định kỳ, quyền sở hữu, quyền được đảm bảo của công dân và quyền của các dân tộc thiểu số.
• Sự tham gia hạn chế. Những người làm chính trị được giới hạn hoặc trong những đảng hoặc thông qua áp đặt. Trong hầu hết các trường hợp, sự tham gia vào chính trị bị cấm một cách hoàn toàn và những người đăng ký tham gia chính trị bị buộc tội một cách nghiêm trọng
• Chế độ chuyên chế thần quyền. Khi các nhà lãnh đạo tôn giáo đồng thời là nhà lãnh đạo chính trị thì hệ thống chính trị nước đó được gọi là chính trị thần quyền. Các bộ luật và các quy định
đều dựa trên niềm tin vào tôn giáo. Một hệ thống chính trị được điều hành dưới các nhà lãnh đạo tôn giáo trong chế độ chuyên chế được gọi là “chế độ chuyên chế thần quyền”.
2.2.1.3. Chức năng của hệ thống chính trị
Chính vai trò của pháp luật và chính trị ở các nước đã làm giảm rủi ro trong kinh doanh quốc tế. Trong chương này chúng ta phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa các hệ thống chính trị và pháp luật của các nước trên thế giới. Chúng ta cũng làm rõ vấn đề đang tranh luận là pháp luật và chính trị ảnh hưởng thế nào đến hoạt động kinh doanh quốc tế.
Một hệ thống chính trị ổn định là sự đảm bảo an toàn về xã hội, về tính mạng và tài sản cho các doanh nhân. Điều này có ý nghĩa cực kỳ to lớn đến tâm lý và xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp và doanh nhân. Chỉ có trên cơ sở một hệ thống chính trị lành mạnh và công bằng thì các hoạt động kinh doanh mới thực sự minh bạch và đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao. Điều này cũng kéo theo hàng loạt các vấn đề thuận lợi về thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước đổ vào kinh doanh, góp phần tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế và tạo ra tỷ suất lợi tức cao cho các nhà đầu tư.
Mỗi hệ thống chính trị đều đi kèm với một nền tảng luật pháp phù hợp với xu hướng chính trị của nó. Do vậy, hệ thống chính trị luôn được coi là người tạo lập các “sân chơi” cho các hoạt động kinh tế. Một hệ thống chính trị tiến bộ, nhất thiết phải là một hệ thống chính trị tạo ra được một sân chơi bình đẳng, an toàn và minh bạch cho các hoạt động kinh tế. Có như vậy, hoạt động kinh tế đó mới đem lại lợi ích vật chất cho đại bộ phận nhân dân lao động. Mặt khác, một hệ thống chính trị tiến bộ, còn thể hiện mức độ an toàn về tài sản cho các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc tạo lập những cơ sở căn bản cho thu hút nguồn vốn của các nhà đầu tư nước ngoài vào phát triển kinh tế.
2.2.1.4. Rủi ro chính trị
Tất cả các công ty thực hiện kinh doanh vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia đều phải đối mặt với rủi ro chính trị- cụ thể sự thay đổi về chính trị có ảnh hưởng xấu đến công việc kinh doanh. Rủi ro chính trị ảnh hưởng đến nhiều nước khác nhau theo nhiều cách khác nhau. Nó có thể đe dọa đến thị trường xuất khẩu, điều kiện sản xuất hoặc gây khó khăn cho nhà đầu tư chuyển lợi nhuận về trong nước.
Rủi ro chính trị phát sinh là do những nguyên nhân sau: - Sự lãnh đạo của chính trị yếu kém;
- Chính quyền bị thay đổi thường xuyên;
- Sự dính líu đến chính trị của các nhà lãnh đạo tôn giáo và quân đội; - Hệ thống chính trị không ổn định;
- Những vụ xung đột về chủng tộc, tôn giáo và các dân tộc thiểu số; - Sự liên kết kém chặt chẽ giữa các quốc gia.