Các công ty kinh doanh trên thị trường quốc tế giao dịch buôn bán với nhau thông qua các hình thức xuất nhập khẩu. Lịch sử kinh tế thế giới đã tạo ra các quốc gia phát triển và các quốc gia kém phát triển nên các quốc gia tham gia thị trường quốc tế cũng có những vị thế khác nhau. Tuy nhiên, ba động cơ chủ yếu để các công ty tham gia kinh doanh quốc tế là:
- Tăng doanh số bán hàng: hầu hết các công ty lớn sử dụng xuất khẩu như là cách thức để tăng doanh số bán hàng khi thị trường trong nước trở nên bão hòa.
- Đa dạng hóa thị trường đầu ra: thị trường đầu ra được đa dạng hóa có thể ổn định luồng tiền của công ty để thanh toán cho các nhà cung cấp từ các khách hàng đa dạng hơn. Các công ty có nguồn thu từ nước ngoài đều có thể đa dạng thị trường bán hàng và luồng tiền của mình.
- Thu được các kinh nghiệm quốc tế: các nhà kinh doanh và các nhà quản lý sẽ thu được nhiều kiến thức qua việc tiến hành kinh doanh quốc tế. Trong những môi trường văn hóa, kinh tế và chính trị khác nhau thì việc sử dụng xuất khẩu như là một cách thức để có được các kinh nghiệm quốc tế với chi phí và rủi ro thấp.
4.1.1. Hình thức thâm nhập qua xuất khẩu
4.1.1.1. Khái niệm
Xuất khẩu là hoạt động đưa các hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác. Xuất khẩu được coi là hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài ít rủi ro và chi phí thấp. Dưới giác độ kinh doanh, xuất khẩu là việc bán các hàng hóa và dịch vụ. Dưới giác độ phi kinh doanh như làm quà tặng hoặc viện trợ không hoàn lại thì hoạt động đó lại là việc lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ qua biên giới quốc gia. Trong kinh doanh, hoạt động xuất khẩu diễn ra dưới hai hình thức là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp.
4.1.1.2. Các hình thức xuất khẩu