Cấu trúc phân nhánh quốc tế (International Division Structure)

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ (Trang 79)

Chương 5 CƠ CẤU TỔ CHỨC KINH DOANH QUỐC TẾ

5.3.1.Cấu trúc phân nhánh quốc tế (International Division Structure)

Cấu trúc phân nhánh quốc tế là cấu trúc tổ chức tách biệt các hoạt động kinh doanh quốc tế khỏi các hoạt động kinh doanh nội địa bằng việc thành lập một bộ phận quốc tế riêng biệt có người quản lý riêng (xem hình 10.5). Trong đó, bộ phận quốc tế lại được chia thành các đơn vị tương ứng với các nước mà công ty đang hoạt động. Ví dụ, như Pháp, Brazil, Mỹ…trong mỗi một nước có một tổng giám đốc kiểm soát hoạt động sản xuất và marketing sản phẩm của công ty. Mỗi cơ sở trong từng nước thường tiến hành tất cả các hoạt động thông qua các phòng ban của chính nó, như phòng marketing và bán hàng, tài chính và sản xuất.

Bởi vì, cấu trúc phân nhánh quốc tế tập trung những vấn đề chuyên môn có tính chất quốc tế vào một chi nhánh, các nhà quản lý chi nhánh trở thành các chuyên gia trong nhiều hoạt động như ngoại hối, chứng từ xuất khẩu, và vận động chính phủ sở tại. Bằng việc giao các hoạt động quố tế cho một bộ phận đơn nhất, công ty có thể giảm chi phí, tăng hiệu quả và không cho các hoạt động quốc tế phá vỡ sản xuất nội địa. Đây là những chỉ tiêu quan trọng đối với các công ty mới tham gia kinh doanh quốc tế và các hoạt động quốc tế của chúng chiếm một tỉ trọng nhỏ trong tổng hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, cấu trúc phân nhánh quốc tế cũng có thể gây ra những vấn đề sau:

Hình 10.5: Cấu trúc phân nhánh quốc tế (International Division Structure)

Trụ sở chính (Head quarters) Chi nhánh máy bay

Chi nhánh tàu hỏa (nội địa)

Chi nhánh ô tô (nội địa) Chi nhánh quốc tế Chi nhánh máy bay Baraxin

Chi nhánh tàu hỏa Mỹ Chi nhánh máy bay Pháp

Một là, các nhà quản lý quốc tế thường phải phụ thuộc vào các nhà quản lý trong nước về nguồn lực tài

chính và bí quyết kĩ thuật có thể đem lại cho công ty lợi thế cạnh tranh quốc tế. Nếu việc phối hợp giữa các nhà quản lý không tốt có thể làm tổn thương kết quả thực hiện không chỉ của bộ phận quốc tế mà còn của tòan bộ công ty.

Hai là, tổng giám đốc của bộ phận quốc tế thường chịu trách nhiệm về mọi hoạt động ở tất cả các nước.

Mặc dù, chính sách này tạo điều kiện cho việc phối hợp các nước với nhau, nhưng nó lại làm giảm quyền lực của các nhà quản lýở từng quốc gia. Cạnh tranh và hợp tác giữa tổng giám đốc và các giám đốc phụ trách quốc gia không tốt có thể gây tác hại cho kết quả thực hiện chung của toàn công ty.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ (Trang 79)