CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN CÁC PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ (Trang 72)

b. Nhược điểm

4.4.CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN CÁC PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG

NHẬP THỊ TRƯỜNG

4.4.1. Môi trường văn hóa

Các giá trị văn hóa- như là giá trị, niềm tin, thông lệ, ngôn ngữ, tôn giáo có thể rất khác nhau giữa các nước. Trong những trường hợp như vậy, các nhà quản lý công ty thường kém tự tin về khả năng quản lý của họ khi hoạt động ở thị trường nước ngoài. Các nhà kinh doanh không chỉ lo ngại về vấn đề giao tiếp mà còn gặp cả những khó khăn trong quan hệ giữa các cá nhân. Các nhà kinh doanh sẽ tránh việc thâm nhập thông qua đầu tư và chọn phương thức thâm nhập qua xuất khẩu và thâm nhập qua hợp đồng. Ngược lại, những tương đồng về văn hóa khuyến khích các nhà quản lý tự tin hơn và hình thức đầu tư là thích hợp hơn. Mức độ ảnh hưởng của sự khác biệt văn hóa sẽ giảm đi khi các nhà quản lý hiểu biết nhiều hơn về văn hóa tại thị trường mục tiêu.

4.4.2. Môi trường chính trị và pháp luật

Những bất ổn về chính trị ở thị trường mục tiêu làm tăng mức rủi ro của các khoản đầu tư. Như vây, những khác biệt chính trị đáng kể và mức độ bất ổn cao khiến cho các công ty né tránh đầu tư và chọn những phương thức thâm nhập an toàn để bảo vệ tài sản của họ.

Hệ thống luật pháp ở các thị trường mục tiêu cũng có ảnh hưởng đến việc lựa chọn các phương thức thâm nhập thị trường. Những quy định về xuất nhập khẩu, những luật thuế, những yêu cầu về hạn ngạch có ảnh hưởng đến sự lựa chọn của các công ty. Thuế thấp và hạn ngạch cao sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư nhưng lại khuyến khích các công ty xuất khẩu bán hàng. Thậm chí luật pháp một số nước còn cấm đầu tư vào một số lĩnh vực và cấm hoàn toàn một số hình thức đầu tư.

4.4.3. Quy mô thị trường

Quy mô thị trường tiềm năng cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn được phương thức thâm nhập thị trường. Thu nhập tăng lên khuyến khích các hình thức thâm nhập bằng đầu tư bởi vì đầu tư cho phép công ty chuẩn bị trước cho một thị trường đang mở rộng với nhu cầu tăng và cho phép họ hiểu

nhiều hơn về thị trường tiềm năng. Nếu những nhà đầu tư tin rằng thị trường sẽ vẫn giữ ở mức nhỏ bé tương đối thì khả năng lựa chọn hình thức thâm nhập qua xuất khẩu hay thông qua hợp đồng chắc chắn hơn.

4.4.4. Chi phí sản xuất và vận chuyển

Bằng cách kiểm soát tổng chi phí, việc sản xuất và vận chuyển với giá rẻ có thể tạo cho công ty ưu thế trong cạnh tranh. Do vậy, tiến hành sản xuất ở ngày trên thị trường tiêu thụ sẽ thuận lợi hơn khi tổng chi phí sản xuất ở đó thấp hơn so với nước chủ nhà. Sản xuất tại địa phương có chi phí thấp mà bất ổn về chính trị cao có thể chỉ khuyến khích hình thức thâm nhập thông qua hợp đồng và đặc quyền. Nếu chi phí sản xuất đủ thấp thì lựa chọn sản xuất ở thị trường nước ngoài, và bắt đầu cung cấp hàng hóa cho các thị trường khác, trong đó có cả thị trường nước sở tại. Một lợi ích tiềm tàng của việc sản xuất nội địa là các nhà quản lý có thể quan sát hành vi của người mua và thay đổi hàng hóa để phù hợp với nhu cầu của thị trường nội địa. Chi phí sản xuất thấp hơn ở nước sờ tại sẽ khiến cho việc xuất khẩu sang các thị trường quốc tế trở nên hấp dẫn hơn.

Thông thường các công ty sản xuất ra các sản phẩm có chi phí vận chuyển cao dễ ngã sang hướng sản xuất nội địa. Các hình thức thâm nhập thông qua hợp đồng và đầu tư là những lựa chọn trong trường hợp này. Ngược lại, xuất khẩu có khả thi hơn nếu các sản phẩm có chi phí vận chuyển tương đối thấp. Cuối cùng, các sản phẩm khó thay thế hoặc là các sản phẩm đặc biệt sẽ ít chịu ảnh hưởng trong cạnh tranh giá cả, vì vậy dễ dang chịu đựng được giá sản xuất và vận chuyển cao hơn. Trong trường hợp này hình thức thâm nhập qua xuất khẩu có thể được lựa chọn.

4.4.5. Kinh nghiệm quốc tế

Hầu hết các công ty tham gia vào thị trường quốc tế thông qua xuất khẩu, khi công ty có nhiều kinh nghiệm quốc tế hơn, họ có xu hướng lựa chọn các hình thức thâm nhập sâu hơn. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là phải chấp nhận rủi ro cao hơn để đổi lấy khả năng kiểm soát tốt hơn đối với các hoạt động kinh doanh. Họ có thể khai thác các thế mạnh của bản quyền, đặc quyền, hopự đồng quản lý, dự án chìa khóa trao tay. Một khi họ đã cảm thấy quen thuộc với một thị trường xác định thì liên doanh, liên minh chiến lược, sở hữu toàn bộ sẽ trở thanh các lựa chọn phù hợp.

Tuy nhiên, sự phát triển này cùng với sự chấp nhận rủi ro cao hơn và kiểm soát bằng kinh nghiệm không phải luôn đúng với mọi công ty. Đặc biệt, những tiến bộ trong công nghệ và giao thông vận tải đang cho phép ngày càng nhiều những công ty nhỏ tham gia quốc tế hơn.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ (Trang 72)