Lợi thế của mua bán thành phẩm

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ (Trang 95)

Chương 6 QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU

6.2.3.Lợi thế của mua bán thành phẩm

Lợi thế của việc mua bán thành phẩm từ những người cung ứng độc lập có thể cho phéo công ty có thể điều chỉnh tính linh hoạt của nguồn cung ứng và giảm được các đầu mối tổ chức.

- Điều chỉnh linh hoạt nguồn cung ứng

Ưu thế từ việc mua bán thành phẩm từ các nhà cung ứng độc lập cho phép công ty có thể linh hoạt trong việc chuyển từ nguồn cung ứng này sang nguồn cung ứng khác. Đối với các công ty kinh doanh quốc tế thì điều này càng trở nên quan trọng trong điều kiện có sự thay đổi khá thường xuyên của tỷ giá hối đoái và của các rào cản thương mại làm thay đổi mức độ hấp dẫn của các nhà cung ứng ở các quốc gia khác nhau.

Việc mua bán thành phẩm cũng cần thiết đối với nhiều quốc gia có rủi ro về chính trị. Với những quốc gia như thế thì công ty có thể mua bán thành phẩm thay vì đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bằng cách mua các bán thành phẩm từ nước này mà giúp công ty tránh được những rủi ro về mặt chính trị, kể cả khi có xảy ra chiến tranh thì công ty cũng không gánh chịu bất kỳ một rủi ro nào.

Tuy nhiên, việc thực hiện chiến lược mua bán thành phẩm cũng làm công ty gặp một số trường hợp bất lợi. Thí dụ: khi các công ty cung cấp bán thành phẩm nhận thấy rằng người mua sẽ thay đổi nhà cung cấp trong trường hợp có sự thay đổi về tỷ giá hối đoái, thay đổi về hàng rào thương mại và

các liên quan đến chính trị thì họ sẽ không đầu tư nhiều để có các máy móc thiết bị đặc biệt cho quá trình sản xuất loại bán thành phẩm đó. Điều đó làm cho công ty gặp bất lợi từ phía nhà cung cấp.

- Giảm đầu mối công ty

Nếu công ty tự làm các bộ phận của sản phẩm thì quy mô tổ chức của doanh nghiệp sẽ tăng lên, dẫn đến chi phí tăng lên. Điều đó xuất phát từ 3 lý do cơ bản sau:

• Khí số lượng các đơn vị trong công ty càng lớn thì phát sinh nhiều vấn đề cần phải giải quyết trong quá trình hợp tác và kiểm soát các đơn vị. Sự hợp tác và kiểm soát các đơn vị yêu cầu các cán bộ quản lý chủ chốt phải quản lý được số lượng lớn thông tin về hoạt động của các đơn vị bộ phận. Số lượng các đơn vị bộ phận càng lớn thì càng có nhiều thông tin đòi hỏi các cán bộ chủ chốt phải xử lý, nếu các đầu mối quá nhiều sẽ gây khó khăn cho các cán bộ quản lý. Về lý thuyết, khi công ty tham gia quá nhiều các hoạt động thì cán bộ cao cấp nhất của công ty sẽ không thể kiểm soát tốt các hoạt động của công ty. Trong nhiều trường hợp, giá phải trả cho các hoạt động không hiệu quả còn lớn hơn lợi ích của việc tập trung quản lý theo chiều dọc. Vấn đề này cần được quan tâm hơn trong kinh doanh quốc tế, vì khi các chi nhánh xa nhau về không gian, có sự khác biệt về thời gian, ngôn ngữ và văn hóa nên có nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh.

• Khi công ty tự sản xuất các bộ phận của sản phẩm, các đơn vị chi nhánh sản xuất các bán thành phẩm này không có động lực giảm chi phí bởi vì chắc chắn là họ có khách hàng là công ty mẹ. Do họ không cần phải cạnh tranh với các đối thủ để bán được hàng hóa nên kết quả là chi phí sản xuất thường cao. Hơn nữa, các bộ quản lý bộ phận đó có thể cố tình chuyển phần chi phí cao hơn cho các bộ phận khác trong công ty với hình thức giá chuyển giao chứ không tìm cách giảm các chi phí này.

• Các công ty phải xác định giá chuyển giao trong việc chuyển bán thành phẩm từ bộ phận này sang bộ phận khác trong công ty để loại trừ các đơn vị dùng hình thức này để mưu lợi riêng. điều này luôn gây khó khăn cho bất kỳ công ty nào, xong đối với các công ty kinh doanh quốc tế thì càng khó khăn hơn nhiều. Các yếu tố như cơ chế thuế khác nhau, sự thay đổi tỷ giá và sự quan tâm khong đúng mức của giám đốc công ty đến các điều kiện ở các quốc gia đã làm cho việc quyết định giá chuyển giao trong kinh doanh quốc tế trở nên khó khăn hơn. Tính chất phức tạp này làm cho các đơn vị bộ phận tăng cường khai thác giá hcuyển giao để phục vụ cho lợi ích của họ nhằm chuyển bớt chi phí cho các bộ phận khác hơn là tìm cách giảm chi phí.

Công ty nào quyết định mua bán thành phẩm từ các nhà cung cấp độc lập có thể tránh được vấn đề trên và công ty chỉ phải kiểm soát các đầu mối thông tin ít hơn. Công ty có thể tránh đựoc những động cơ lợi dụng giá chuyển giao mưu lợi riêng nếu công ty quyết định mua bán thành phẩm từ những nhà cung cấp độc lập. Các nhà cung cấp độc lập hiểu rất rõ rằng họ phải tiếp tục làm ăn có uy tín để cạnh tranh. Mặt khác, vì giá cả của các nhà cung cấp độc lập đựoc hình thành trên thị trường nên vấn đề giá chuyển giao không tồn tại.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ (Trang 95)