Chi nhánh sỡ hữu toàn bộ

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ (Trang 67)

b. Nhược điểm

4.3.1.Chi nhánh sỡ hữu toàn bộ

4.3.1.1. Khái niệm

Đây là hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài thông qu đầu tư, trong đó công ty sẽ thiết lập một chi nhánh ở nước sở tại, do công ty sở hữu 100% vốn và kiểm soát hoàn toàn. Chi nhánh sở hữu 100% vốn có thể được thiết lập bằng cách xây dựng mới hoàn toàn (như nhà xưởng, văn phòng và thiết bị), hoặc bằng cách mua lại một công ty trên thị trường nước sở tại, tiếp quản các cơ sở và hoạt

động sẵn có của nó. Việc thiết lập mới hay mua lại là phụ thuộc vào chiến lược của từng chi nhánh trong tương lai. Chẳng hạn, khi công ty mẹ muốn có một chi nhánh sản xuất ra các sản phẩm công nghệ cao đời mới nhất thì họ phải xây dựng các cơ sở mới hòan toàn bởi vì các hoạt động có liên quan đến trình độ công nghệ thường là các công ty rất muốn giữ bí mật. Nói cách khác, có thể dễ dàng mua lại những công ty sản xuất đồ gia dụng hơn là các công ty sản xuất linh kiện máy tính hiện đại.

Mặt khó khăn lớn nhất của việc thiết lập mới là vấn đề thời gian xây dựng, thuê và đào tạo công nhân. Ngược lại, mua lại một công ty địa phương có khả năng tiến hành các hoạt động marketing và tiêu thụ hàng hóa có thể tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho công ty. Bằng việc tiếp quản các cơ sở và hoạt động hiện có của một công ty trên thị trường, công ty mẹ có thể đưa ra chi nhánh này vào hoạt động một cách tương đối nhanh chóng. Mua lại là một chiến lược đặc biệt tốt khi công ty địa phương đang các mác nhãn sản phẩm, tên hiệu và quy trình công nghệ có giá trị.

4.3.1.2. Ưu điểm của chi nhánh sở hữu toàn bộ

Tham gia vào thị trường quốc tế thông qua chi nhánh sỡ hữu toàn bộ giúp các nhà quản lý có thể kiểm soát hoàn toàn đối với các hoạt động hàng ngày trên thị trường mục tiêu, đồng thời trực tiếp tiếp xúc với công nghệ cao, các quy trình và các tài sản vô hình khác trong chi nhánh. Việc kiểm soát hoàn tòan của chủ sở hữu cho phép giảm bớt khả năng tiếp cận của các đối thủ cạnh tranh với các ưu thế của công ty- điều này đặc biệt quan trọng đoiói với công ty hoạt động dựa trên công nghệ cao. Các nhà quản lý cũng còn có thể kiểm soát được khối lượng sản xuất và giá ảc của chi nhánh. Không giống như trong trường hợp nhượng bản quyền và đặc quyền, công ty mẹ còn thu về toàn bộ lợi nhuận do chi nhánh kiếm được. Mặt khác, chi nhánh sở hữu toàn bộ là cách thức thâm nhập thị trường rất tốt khi công ty muốn liên kết tất cả các hoạt động của tất cả các chi nhánh của mình ở các nước. Các công ty với chiến lược toàn cầu coi mỗi thị trường quốc gia của họ là một phần của thị trường toàn cầu được liên kết chặt chẽ với nhau. Vì vậy, khả năng thực hiện việc kiểm soát hoàn toàn đối với một chi nhánh sở hữu hoàn toàn là rất hấp dẫn đối với các công ty theo đuổi chiến lược toàn cầu.

4.3.1.3. Nhược điểm của chi nhánh sở hữu toàn bộ

Thâm nhập thị trường thông qua hình thức chi nhánh sở hữu toàn bộ có thể là những quyết định rất tốn kém. Các công ty phải cung cấp tài chính từ bên trong hoặc gọi vốn thông qua thị trường tài chính. Việc có được các khoản tiền cần thiết là rất khó khăn đối với các công ty nhỏ và vừa. Thông thường chỉ có các công ty lớn mới có thể được trang bị đầy đủ để thành lập các chi nhánh quốc tế sở hữu toàn bộ. Tuy nhiên, các công dân của một nước đang sống ở nước ngoài có thể lợi dụng ưu thế về hiểu biết và khả năng đặc biệt của mình trong những trường hợp này. Bên cạnh đó, rủi ro trong trường hợp này thường là cao, vì một chi nhánh sở hữu toàn bộ đòi hỏi một khối lượng nguồn lực đáng kể từ công ty. Nguyên nhân của rủi ro là những bất ổn về chính trị và xã hội cũng như sự bất ổn nói chung trên thị trường mục tiêu. Những rủi ro như vậy có thể đặt cả nhân sự cũng như tài sản của công ty trước những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Người chủ sở hữu duy nhất của chi nhánh cũng phải chấp

nhận toàn bộ rủi ro trong trường hợp khách hàng tẩy chay hay từ chối sản phẩm của công ty. Các công ty mẹ có thể giảm bớt những rủi ro như vậy bằng cách tìm hiểu về người tiêu dùng trên thị trường kỹ hơn trước khi tham gia vào đó.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ (Trang 67)