QUẢN LÝ TẬP TRUNG VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ (Trang 74)

Chương 5 CƠ CẤU TỔ CHỨC KINH DOANH QUỐC TẾ

5.2.QUẢN LÝ TẬP TRUNG VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ

Ngoài việc quyết định sản xuất tập trung hay phi tập trung, các nhà quản lý còn phải xác định cấp bậc và mức độ ra quyết định trong tổ chức là tập trung hay phi tập trung. Quản lý tập trung (Centralized discision making) là quyết định được ban hành tập trungtại cấp cao nhất trong hệ thống quản lý và tại một điểm, thường là ở trụ sở chính. Phân cấp quản lý (decentralized discision making) là việc ra quyết định được thực hiện ở các cấp thấp hơn trong hệ thống quản lý, thường là ở các công ty lép vốn quốc tế (công ty bị một công ty nước ngoài khác có quá nửa số cổ phần kiểm soát). Tất nhiên là phân cấp ra quyết định tạo cho các công ty lép vốn quyền tự chủ lớn hơn trong việc quản lý các hoạt động của mình.

Các nhà quản lý ở công ty mẹ có can thiệp sâu vào việc ban hành quyết định quản lý của các công ty lép vốn quốc tế không? Họ nên can thiệp rất ít, có lẽ chỉ nên tham gia vào các quyết định quan trọng nhất. Tất nhiên, một số quyết định phải được phân cấp: nếu những người quản lý đứng đầu tự tham gia vào các quyết định thường ngày của mọi công ty lép vốn thì các công ty này có nguy cơ bị lấn át. Chẳng hạn, họ không thể trực tiếp ra quyết định thuê hay phân công người làm các công việc cụ thể tại mỗi cơ sở. Ngược lại, chiến lược phát triển tổng thể của công ty không thể giao cho các nhà quản lý của công ty lép vốn. Chỉ có các nhà quản lý cao nhất mới được xây dựng chiến lược phát triển tổng thể của công ty.

Khi nghiên cứu vấn đề tập trung quản lý và phân cấp quản lý trong việc ra quyết định, cần phải lưu ý hai vấn đề cơ bản sau đây;

Một là: Hiếm khi các công ty tập trung hòan tòan hay phân cấp tất cả việc ra quyết định. Họ chỉ lựa

chọn cách thức có thể làm cho các quyết định của họ có hiệu lực cao nhất.

Hai là: Các công ty quốc tế có thể ra quyết định tập trung ở một khu vực thị trường nhất định trong khi

phân cẩpa quyết định ở thị trường khác. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn này, như nhu cầu thay đổi sản phẩmvà khả năng của các nhà quản lý tại mỗi địa điểm khác nhau.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ (Trang 74)