Phương pháp quản lý NVL không có dự trữ (Just-in time)

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ (Trang 97)

Chương 6 QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU

6.3.1.Phương pháp quản lý NVL không có dự trữ (Just-in time)

Phương pháp quản lý NVL không có dự trữ (JIT) do người Nhật khởi xướng từ những năm 50 và 60. Hiện nay phương pháp này được ứng dụng rộng rãi ở các công ty sản xuất và đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của công ty. Phương pháp JIT là phương pháp tiết kiệm chi phí trong việc dự trữ NVL bằng cách dùng hệ thống tính toán và hoạt động sao cho chỉ chuyển NVL đến nơi sản xuất vào thời điểm cần cho quá trình chế tạo chứ không chở đến trước và chờ đợi. Làm như vậy sẽ tiết kiệm được phần lớn chi phí nhờ tăng vòng vốn lưu động và chi phí bảo quản NVL dự trữ. Những năm

1980, nhờ áp dụng phương pháp nàu mà Ford đã tiết kiệm được 3 tỷ USD. Như vậy, nhờ cách này mà Ford đã tăng chu chuyển của vốn mua NVL từ 6 lần lên hơn 9 lần trong 1 năm, do đó giảm chi phí dự trữ NVL khoảng một phần ba. Một lợi ích khác của hệ thống JIT là có thể giúp công ty hoàn thiện hệ thống chất lượng sản phẩm. Trong JIT, NVL được đưa vào hệ thống chế tạo ngay chứ không chờ dự trữ trong kho. Điều này cho phép những NVL hỏng được loại bỏ ngay, nhờ đó mà loại trừ việc sản xuất sản phẩm hỏng do dùng những NVL không đúng tiêu chuẩn. Nếu không dùng phương pháp JIT thì những NVL không đủ tiêu chuẩn được dự trữ ở kho sẽ không được phát hiện để báo lại cho nhà cung cấp sửa chữa kịp thời.

Tuy vậy, dùng phương pháp JIT này cũng có thể gặp phải tình trạng thiếu NVL do những nguyên nhân không được tính trước đối vớ nhà cung cấp. Hơn nữa, thực hiện phương pháp này làm cho công ty phụ thuộc vào nhà cung cấp bán thành phẩm quan trọng. Trong trường hợp nhu cầu trên thị trường về sản phẩm đột ngột tăng nhanh thì việc áp dụng phương pháp này cũng gây khó khăn.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ (Trang 97)