Đạo luật chống độc quyền

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ (Trang 34)

Các đạo luật nhằm chống các công ty ấn định giá cả, chiếm lĩnh thị trường và tận dụng những lợi thế do độc quyền gọi là đạo luật chống độc quyền. Những đạo luật này cố gắng cung cấp cho khách hàng những sản phẩm đa dạng ở mức giá hợp lý.

Các công ty bị chế tài bởi luật chống độc quyền cho rằng họ bị mất lợi thế do phải chia sẻ thị phần với các đối thủ cạnh tranh trong nước. Vì vậy, những hãng hoạt động ở những nước có đạo luật chống độc quyền thường được miễn thuế trong một số giao dịch quốc tế. Một số tiểu thương cho rằng họ có thể có điều kiện cạnh tranh tốt hơn đối với các công ty quốc tế lớn nếu không vi phạm luật chống độc quyền.

2.2.3. Những tác động của hệ thống chính trị và luật pháp quốc tế đến kinh doanh

2.2.3.1. Hoạt động kinh doanh trong những nước có chế độ dân chủ

Các quốc gia có chế độ dân chủ duy trì môi trường kinh doanh ổn định thông qua các đạo luật bảo vệ quyền sở hữu cá nhân. Về mặt lý thuyết, ngành thương mại thịnh vượng khi khu vực tư nhân được độc lập sỡ hữu công ty của mình trong kinh doanh. Mặc dù với yếu tố chế độ dân chủ, quyền tài sản và thị trường tự do dường như khuyến khích phát triển kinh tế nhưng thực tế không hoàn toàn diễn ra như vậy.

2.2.3.2. Thực hiện kinh doanh trong các nước có chế độ chuyên chế

Xét về mặt tích cực, các công ty quốc tế không cần quan tâm vị trí chính trị trong hoạt động của họ. Về mặt trái của nó, họ cần phải hối lộ với các quan chức chính phủ. Từ chối làm những việc đó có thể dẫn đến mất thị trường hoặc thậm chí mất cơ hội đầu tư.

Trong nhiều trường hợp, kinh doanh ở những nước có chế độ chuyên chế có mức độ rủi ro cao. Nhiều khía cạnh của luật kinh doanh liên quan đên tranh chấp hợp đồng. Ở những nước như Mỹ rất chi tiết trong những điều khoản liên quan đến tranh chấp. Trong hầu hết các nước có chế độ chuyên chế, những điều luật như vậy không rõ ràng hoặc không có và các quan chức trong chính phủ chỉ thay đổi các điều luật khi nào họ thấy cần thiết.

Các công ty hoạt động trong những quốc gia chuyên chế đôi khi bị chỉ trích vì thiếu lòng trắc ẩn đối với những người bị tổn thương do chính sách chính trị áp đặt. Họ phải quyết định phải chăng tiếp tục đầu tư vào những nước có chế độ chuyên chế- mất đi những cơ hội lợi nhuận tiềm năng hoặc đầu tư vào những công trình công cộng đang bị tàn phá. Vấn đề khá phức tạp. Để tạo ra môi trường kinh doanh ổn định, một số quốc gia đã xây dựng được sự hòa hợp từ nhiều phía, thông qua các hiệp ước- là sự dàn xếp của nhiều dân tộc, mỗi dân tộc thỏa thuân trung thành với những điều khoản của hiệp ước, thậm chí khi có xung đột xảy ra.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ (Trang 34)