Tổ chức hợp lý quá trình di chuyển NVL

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ (Trang 98)

Chương 6 QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU

6.3.2. Tổ chức hợp lý quá trình di chuyển NVL

Khi tham gia vào thị trường quốc tế thì sư đa dạng của thị trường và nguồn cung cấp NVL sẽ tăng lên. Điều này đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ những vấn đề liên quan đến NVL vì có rất nhiều yếu tố chi phí liên quan đến mua NVL như: sự thay đổi của tỷ giá hối đoái, vận chuyển, sản xuất NVL, thông tin liên lạc, thuế, các nghĩa vụ XNK và quản lý. Do các mối quan hệ về mặt tổ chức tăng lên nhanh chóng nên chúng ta cần phải quản lý và kiểm soát chúng. Những mối quan hệ này có sự tham gia của các yếu tố vật chất, vốn, thông tin và con người mà công ty cần phải tổ chức phối hợp trong quá trình sản xuất ra sản phẩm và tạo ra giá trị.

Như chúng ta biết, việc mua NVL, sản xuất và phân phối không phải là các vấn đề riêng lẻ mà là 3 mặt của một vấn đề cơ bản; đó là kiểm soát dòng NVL và sản phẩm mua từ nhà cung cấp, qua chế tạo và sau đó phân phối đến tay người tiêu dùng. Phương pháp quản lý NVL truyền thống là phương pháp không có sự quản lý thống nhất giữa các khâu mua NVL, lập kế hoạch, kiểm soát sản xuất và phân phối sản phẩm. Trong phương pháp này, kế hoạch và kiểm soát thuộc chức năng của khâu sản xuất, phân phối sản phẩm thuộc chức năng của khâu marketing. Phương pháp quản lý mới chú trọng sự thống nhất của các hoạt động nói trên. Các hoạt động mua NVL, kế hoạch và kiểm soát sản xuất, phân phối sản phẩm đều thuộc chức năng của khâu quản lý NVL. Phương pháp tổ chức này phát huy vai trò quản lý NVL trong quá trình sản xuất sản phẩm.

Một vấn đề cần quan tâm trong quản lý NVL là lựa chọn giữa quản lý tập trung hay không tập trung ở cấp công ty. Nếu chức năng này được tập trung tại cấp công ty thì sẽ tạo hiệu quả trong quá trình thực hiện mục tiêu của công ty.Tuy nhiên, đối với những nhà kinh doanh trên phạm vi quốc tế rộng lớn bao gồm nhiều nhà máy sản xuất ở các nước khác nhau thì việc tập trung quản lý sẽ dẫn đến các trường hợp quá tải và không hiệu quả kinh tế. Nên chức năng này không tập trung tại cấp công ty mà nên phân cho các cấp nhà máy trong công ty nhưng vẫn có sự kiểm sóat của công ty để quản lý tập

trung thống nhất. Ưu thế của hình thức quản lý không tập trung trong chức năng này là vận dụng những hiểu biết và kỹ thuật đặc thù của từng nhà máy đối với các nhà cung cấp trong các khu vực lãnh thổ khác nhau để có những quyết định phù hợp. Tuy vậy, khiếm khuyết của hình thức quản lý không tập trung là thiếu sự hợp tác của các chi nhánh và các nhà máy nên không thể quản lý thống nhất trong phạm vi quốc tế để lựa chọn nguồn NVL. Phương pháp quản lý không tập trung cũng dẫn đến không tiết kiệm chi phí vì hoạt động lặp lại của các nhà máy riêng biệt. Tuy nhiên, các khiếm khuyết kể trên sẽ được khắc phục nếu công ty có hệ thống thông tin kết nối tốt giữa lãnh đạo công ty và các nhóm thực hiện chức năng này ở cấp nhà máy.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w