Chương 3 CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ
CHIẾN LƯỢC
yêu cầu địa phương cao.
3.3.4. Chiến lược đa quốc gia (transnational strategy)
Christopher Bartlett và Sumantra Ghoshal dự đoán rằng trong môi trường ngày nay, điều kiện cạnh tranh là hết sức khắt nghiệt trong thị trường toàn cầu, các công ty phải khai thác tính kinh tế của địa điểm và lợi ích kinh tế của đường cong kinh nghiệm, họ phải đưa ra các thế mạnh cạnh tranh chủ lực bên trong công ty và họ cũng phải làm tất cả những gì trong khi phải chú ý đến sức ép về sự đáp trả nội địa. Họ lưu ý rằng trong công việc kinh doanh đa quốc gia hiện đại, sự cạnh tranh cốt lõi không phải tập trung vào nước chủ nhà, Họ có thể phát triển trong một vài tổ chức toàn cầu của công ty. Vì vậy, họ duy trì lưu lượng của các kỹ năng và các sản phẩm được cung cấp không chỉ bằng 1 cách- từ công ty mẹ đến các đại lý nước ngoài- như trong trường hợp các công ty theo đuổi chính sách quốc tế. Đúng hơn là, lưu lượng này có thể chạy từ các đại lý nước ngoài về nước chủ nhà, và từ các đại lý nước ngoài đến các đại lý nước ngoài- một quá trình mà họ có thể gọi là “global learning”.
Chiến lược đa quốc gia sẽ có ý nghĩa nhất khi các công ty phải đối mặt với áp lực lớn về việc cắt giảm chi phí và các yêu cầu địa phương cao. Các công ty theo đuổi chính sách đa quốc gia sẽ cố gắng để đạt được cùng một lúc việc cắt giảm chi phí và các lợi thế khác biệt. Lợi thế này lại không dễ dàng để theo đuổi. Áp lực về thỏa mãn các yêu cầu địa phương và cắt giảm chi phí luôn tạo ra mâu thuẫn cho phía công ty- như vậy làm sao công ty có thể theo đuổi hiệu quả chiến lược đa quốc gia?
Chúng ta có thể tóm lược các khía cạnh khác nhau của các chiên lược như bảng sau:
CHIẾN LƯỢC LƯỢC
THUẬN LỢI BẤT LỢI
Toàn cầu - Khai thác lợi ích kinh tế của đường cong kinh nghiệm. - Khai thác tính kinh tế của địa điểm.
- Hạn chế về khả năng đáp ứng yêu cầu địa phương.
Quốc tế - Đưa những khả năng đặc biệt ra thị trường nước ngoài.
- Hạn chế về khả năng đáp ứng yêu cầu địa phương.
- Không khai thác được tính kinh tế của địa điểm.
- Thất bại trong việc khai thác lợi ích kinh tế của đường cong kinh nghiệm.
Đa nội địa - Cung cấp các sản phẩm và chiến lược marketing phù hợp
- Không có khả năng khai thác tính kinh tế của địa điểm.
với các yêu cầu địa phương - Thất bại trong việc khai thác lợi ích kinh tế của đường cong kinh nghiệm.
- Thất bại trong việc đưa những khả năng đặc biệt ra thị trường quốc tế.
Đa quốc gia - Khai thác được lợi ích kinh tế của đường cong kinh nghiệm.
- Khai thác tính kinh tế của địa điểm.
- Cung cấp các sản phẩm và chiến lược marketing phù hợp với các yêu cầu địa phương. - Thu hoạch được lợi ích từ global learning
- Khó khăn trong việc thực hiện do các vấn đề về tổ chức.