Phân tích tâm lí

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết của Nhất Linh (Từ nhân vật tư tưởng đến nhân vật tâm lí) (Trang 128)

Tiểu kết chương

3.3.5. Phân tích tâm lí

Phân tích tâm lí ở đây được trình bày qua ngôn ngữ người kể chuyện, khác với tâm lí được thể hiện trực tiếp qua ngôn ngữ nhân vật nhưđối thoại, độc thoại.

Bướm trắng là cuốn tiểu thuyết phân tích tâm lí căn bản như phương Tây hoặc những tác phẩm cổ điển Nga. Bướm trắng chịu ảnh hưởng rất trung thành hơi văn của Dostoievski trong Tội ác và trừng phạt. Bướm trắng là cuốn tiểu thuyết mà Nhất Linh thích nhất vì ông cho rằng đó là cuốn truyện phân tích tâm lí căn bản có thể vượt không gian và thời gian.

Nhân vật trong tiểu thuyết hiện đại là một phức diện đa chiều, đa diện trong tất cả mọi biểu hiện của cuộc sống. Nhân vật trong Bướm trắng cũng mang những phẩm chất ấy. Trong con người Trương, Thu luôn tồn tại những nét tính cách, tâm lí phức tạp, thậm chí đối lập nhau. Vì vậy, trong tác phẩm Bướm trắng của Nhất Linh luôn xuất hiện hiện tượng tâm lí không xuôi chiều: tâm lí không chỉ được miêu tả một lần thoáng qua mà còn được nhìn nhận, đánh giá bởi chính nhân vật, tạo nên những trang phân tích tâm lí có chiều sâu. Cách miêu tả trùng điệp như vậy đã khiên tâm lí nhân vật hiện lên qua những nét khắc, nốt nhấn. Những biểu hiện tâm lí cũng trở nên bất ngờ với chính nhân vật, khiến nó đi từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác. Vì vậy, tác giả thường dùng những cụm từ : “lấy làm ngạc nhiên”, “lấy làm

xấu hổ”, “tự thẹn”, “lấy làm lạ”, “thấy mình dối trá”, “thấy mình không thành thực”, “thấy mình tầm thường”, “thấy khổ sở vô cùng”… để miêu tả nhân vật.

Sự xuất hiện với một tần số lớn những cụm từ nêu trên cho thấy rằng tuy thủ pháp nghệ thuật này không mới mẻ so với Truyện Kiều và Tố Tâm, nhưng tác giảđã có ý thức rõ rệt để cho tâm lí nhân vật tự thân vận động, phát triển với những ngả rẽ bất ngờ.

Tác giả thể hiện nghệ thuật phô diễn tâm tư trong từng cảnh ngộ khác nhau, đặc biệt lúc nhân vật viết thư. Lúc đó, hoặc nhân vật tự mình hóa thân vào người khác, mượn suy nghĩ, tình cảm của người khác để thể hiện, hoặc nhân vật tự phân thân, đọng lại những gì mình đã viết và đáng giá nó. Lúc này, cùng một thời điểm, người đọc có thểđọc được cả những gì nhân vật viết và những gì nó nghĩ, sự phức tạp trong tư tưởng tình cảm của nhân vật vì thế càng được thể hiện rõ nét. Tác giả không quan tâm lắm tới nội dung bức thư mà thường quan tâm tới thái độ của nhân vật khi viết thư, đó là những lúc nhân vật không cần thành thực về tình cảm mà chỉ cần có vẻ thành thực.

Với nhân vật Trương, sự phân thân khi viết thư cho Thu khiến người đọc thấy rõ thái độ của Trương đối với những gì mình đã viết. Trong khi viết Trương thừa biết mình dối trá nhưng cố viết cho có vẻ thành thực, rồi có lúc bản thân Trương lại tin vào sự thành thức vào những gì mình đã viết. Tất cả những điều đó được bộc lộ qua sự không hòa nhịp giữa hai chủ thể kẻ viết và kẻ đọc cùng tồn tại trong con người Trương.

“Chàng lật giấy đọc lại từ đầu. Đọc lại những đoạn nói bịa ra và nói quá thêm. Trương hơi ngượng nhưng chàng tự nhủ ngay:

- Bịa hay không bịa thì cần gì. Điều cần nhất là mình có yêu Thu hay không? Nếu mình chân thật yêu thì bịa gì đi nữa mình vẫn cũng chân thật”.

Chàng xóa thật kĩ câu: “Anh vừa khóc vừa viết câu này” vì chàng thấy vô lí; ngồi ở giữa nhà khóc thế nào được; có khóc là khóc tối hôm qua nhưng đó là chuyện khác. Trương sợ nhất những câu có thểđể cho Thu tưởng lầm rằng chàng giả dối” [1, 62].

Kẻ viết cứ việc “bịa ra và nói quá thêm” và nghĩ rằng bịa hay không bịa thì không quan trọng gì. Chỉ cần chân thật yêu Thu thì có bịa đặt ra những diều giả dối, vô lí và nói quá lên những tình cảm, cảm xúc dành cho Thu để lấy lòng Thu, làm lay động trái tim giàu cảm xúc của Thu, thì cũng vẫn là chân thật. Mặc dù tự ngụy biện với mình như vậy và đã dày công chỉnh sửa cẩn thận bức thư, nhưng kẻ đọc vẫn không hoàn toàn yên tâm, vẫn lo sợ sẽ bị lô tẩy bởi những sơ hở có thể có trong bức thư và lo sợ Thu sẽ phát hiện ra những điều giả dối của mình. Tuy thấy “ hơi ngượng” và sợ Thu “tưởng lầm rằng chàng giả dối nhưng Trương vẫn gửi thư cho Thu và hi vọng Thu sẽ bị mình đánh lừa.

Bức thư “xảo quyệt” thứ hai Trương viết cho Thu là sau khi ra tù. Trương nói đây là bức thư cuối cùng trước khi xa Thu mãi mãi, nhưng thực chất mục đích của Trương là thăm dò tình cảm Thu với mình như thế nào, lừa Thu đi chơi với mình để “thỏa nguyện về vật dục” rồi giết Thu và tự tử. Lúc này những tình cảm chân thật với Thu không còn nữa “tình yêu đã hết” và bao nhiêu hành vi của mình chỉ còn bị xui giục bởi một ý muốn rất tầm thường : mong được thỏa nguyện về vật dục để thôi không nghĩ đến Thu nữa, có thể thoát được một cái nợ chỉ làm chàng bứt rứt” [1, 276 - 277]. Trương chỉ cố gắng trăn trở suy nghĩ cách viết cho thật khéo để làm cho Thu tưởng chàng chân thật hơn trước. Vì thế những điều viết ra chỉ là những điều dối trá, gian giảo nhằm biện minh cho những lỗi lầm của mình.

Chúng ta thử xem xét một số dòng thư, so sánh với những suy nghĩ, tính toán của nhân vật lúc đó sẽ thấy tâm lí nhân vật được phơi bày sâu sắc đến mức nào qua sự nhìn nhận lại chính tình cảm bên trong của nhân vật:

1 - “Chắc trong hơn một năm nay em cũng biết phong phanh rằng anh mắc bệnh ho, nhưng có một điều em không biết và không ai biết cả trừ thầy thuốc và anh…

Viết đến đây, Trương thoáng nghĩđến Mùi và bức thư giao cho Mùi. Chàng cố nhớ lại để viết theo đúng bức thư trước:

Bệnh ho của anh nặng hay nhẹ, cái đó không quan hệ gì, chỉ có một điều quan hệ nhất là anh chắc chắn rằng anh sẽ chết” [1, 259].

2 - “Em Thu ơi! Tội của anh bắt đầu từ đây và xin em tha lỗi cho anh. Anh lừa dối em, anh đã lừa dối em một cách khốn nạn. Anh tự xét không còn xứng đáng với tình yêu của em nữa, nhưng anh yêu em quá - yêu quá lắm - nên anh không dám nói ngay sự thực cho em biết. Anh giấu em và dùng em - phải, anh đã dùng em để khuây khỏa những ngày còn sống thừa; anh khốn nạn đến nỗi cứ nuôi lấy tình yêu của em để được chút sung sướng vớt vát lại đôi chút ởđời cũng như trước kia anh dùng những gái nhảy, ảđào, gái giang hổ để mua vui trước khi từ giã cõi đời. Xin lỗi em, xin lỗi em Thu, người mà anh đã yêu nhất trên đời, mà anh biết chắc sẽ yêu mãi mãi đến muôn vàn năm”.

Viết đến đây, Trương nhếc mép mỉm cười; chàng chép miệng “hà” một tiếng…” [1, 260 - 261].

3 - “Thu tha lỗi cho anh, anh đã khổ quá rồi. Yêu em đến như thế mà không thể sống ở đời để thờ phụng được em. Em ơi, em có biết không, viết đến đây anh thấy nước mắt cứ tràn ra, anh khóc cho tình yêu của anh với em, đáng lẽ...” [1, 260 - 261].

Thực tình Trương cũng thấy thổn thức khi viết mấy dòng chữ ấy, nhưng không đến nỗi nước mắt cứ tràn ra như chàng viết trong thư. Trương nhớ đến chuyện Madame Bovary và anh chàng nhân tình của bà Bovary lấy nước rỏ vào bức thư giả vờ như mình đã khóc. Chàng nhớ lại khi đọc đến đoạn ấy hồi đó Trương còn đi học chàng rất đỗi ghê sợ cho lòng quỷ quyệt của đời người và thấy rùng rợn ngượng giùm cho sự giả dối của anh chàng. Trương nghĩ nếu rỏ nước ngay vào câu này một cách rõ ràng quá Thu tinh ý tất cả sẽ cho chàng đã định tâm, đây không phải nước mắt mà chỉ là nước lã hay nước bọt. Thu sẽ sinh nghi và việc của chàng sẽ hỏng mất. Lát nữa ở một câu khác chàng sẽ rỏ mấy giọt nước, như thế tự nhiên hơn” [1, 261 - 262].

Như vậy, mọi nội dung viết ra trong thư đều được Trương cân nhắc, tính toán cẩn thận để đạt hiệu quả lừa dối Thu cao nhất. Vì không còn tình yêu tha thiết, chân thành, cao thượng với Thu như trước nên nước mắt cá sấu của Trương không thể nào rơi ra được dù chỉ mấy giọt, Trương phải bắt trước chàng Rôđônphơ trong

Bà Bovary lấy nước giỏ vào bức thư giả vờ như mình đã khóc. Hồi còn đi học với tâm hồn trong sáng, cao đẹp, đọc đến đoạn ấy, Trương đã ghê sợ cho lòng quỷ quyệt của người đời và thấy rùng rợn ngượng giùm cho sự giả dối của anh chàng Rodonpho; thế mà bây giờ Trương còn cân nhắc rất kĩ khi dùng nó: chàng không rỏ nước vào ngay câu viết đến đây anh thấy nước mắt cứ tràn ra, anh khóc cho tình yêu của anh với em vì sợ “Thu tinh ý tất sẽ cho chàng đã định tâm, đây không phải nước mắt mà chỉ là nước lã hay nước bọt. Thu sẽ sinh nghi và việc của chàng sẽ hỏng mất. Lát nữa ở một câu khác chàng sẽ giỏ mấy giọt nước, như thế tự nhiên hơn” [1, 262]. Chàng đã làm việc ấy khi viết xong bức thư: “Trương kí tên rồi nhúng tay vào chén nước trên bàn giỏ mấy giọt vào quãng giữa bức thư. Chàng lấy tay áo thấm qua cho nước làm hoen nhòe mấy chữ” [1, 268].

Như thế, kẻ viết trong Trương thì cố viết thật khéo làm sao cho không mâu thuẫn để biện minh cho những lỗi lầm của mình, còn kẻđọc trong Trương thì quá rõ sự xảo quyệt, gian giảo của mình. Khi viết đến những đoạn lâm li thống thiết, kẻ đọc trong Trương thường “nhếch mép mỉm cười”, chép miệng “hà” một tiếng có vẻ như rất hài lòng với tài năng lừa dối cũng như viết những câu ủy mị, du dương của mình. Đến đoạn cần phải thuyết phục Thu làm theo những gì mình đã sắp đặt mà không để Thu nghi ngờ là chàng định tâm sửa soạn từ trước, kẻđọc đó tỉnh táo nhắc nhở mình:

“- Chỗ này phải khéo lắm mới được”. Đến đoạn bày tỏ với Thu ý định tử tự, kẻ đọc đó đã bình luận về từ “hèn nhát” được dùng với tính chất ngụy biện trong thư. Thư viết rằng tự tử là hèn nhát, nhưng kẻ đọc lại cho rằng chỉ có hèn nhát mới không dám tự tử. Kẻ viết viết đến đâu thì kẻ đọc lại dự kiến phản ứng của người nhận thư đến đấy. Mọi ý đồ của kẻ viết dù được che đậy khéo léo đến đâu cũng bị kẻđọc nhìn thấu, nhưng có những lúc, kẻ đọc đó cũng bị mất phương hướng, đó là khi “chàng ngạc nhiên thấy bức thư đúng như hệt sự thực tuy không một lúc nào chàng thấy mình thành thực cả” [1, 263]. Kẻ đọc tỏ ra rất tỉnh táo khi phát hiện ra và phân tích, lí giải tất cả những ý đồ, nội dung viết trong thư, mọi sự giả dối ẩn đằng sau những đoạn văn dài lê thê với những câu văn ủy mị, ướt át đều bị kẻ đọc

nhìn thấu. Sự lạnh lùng, trống rỗng trong tâm hồn, tình cảm đã giúp kẻ viết thản nhiên bịa đặt ra những điều dối trá, còn kẻ đọc thì hả hê, hài lòng với hiệu quả sẽ đạt được.

Như vậy, sự phân thân đã khiến cho nhân vật có điều kiện tự đối diện với chính mình, tự phán xét về chính mình, không cần chờ đến sự phản ứng của người khác. Điểm nhìn từ phía nhân vật với những nhận thức chủ quan về những biểu hiện tâm lí, tình cảm của chính mình, cùng một số yếu tố nghệ thuật miêu tả tâm lí khác nhưđối thoại tâm lí, độc thoại nội tâm…đã tạo nên thế giới khép kín của nó.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết của Nhất Linh (Từ nhân vật tư tưởng đến nhân vật tâm lí) (Trang 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)