Bướm trắn g một tiểu thuyết tâm lí 1 Quan niệm về tiểu thuyết tâm lí

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết của Nhất Linh (Từ nhân vật tư tưởng đến nhân vật tâm lí) (Trang 69)

Tiểu kết chương

3.2.Bướm trắn g một tiểu thuyết tâm lí 1 Quan niệm về tiểu thuyết tâm lí

3.2.1. Quan niệm về tiểu thuyết tâm lí

Khái niệm tiểu thuyết tâm lí được sử dụng khá phổ biến trong các công trình nghiên cứu về tiểu thuyết hiện đại, nhưng việc xây dựng một nội hàm cho nó ở nước ta hầu như ít được quan tâm.

Tiểu thuyết tâm lí có nhiều đặc điểm khác với tiểu thuyết luận đề. Nếu như trong tiểu thuyết luận đề, các nhân vật thường xuất hiện, hoàn tất một quãng đời hay cả cuộc đời mình nhằm chứng minh cho một vấn đề đạo đức, nhân sinh nào đó mà nhà văn muốn đặt ra, các nhân vật trực tiếp tham gia vào cuộc đấu tranh mới - cũ, xông xáo, tích cực với những hoạt động xã hội, thì trong tiểu thuyết tâm lí, nhân vật lại tìm đến sự sâu lắng của thế giới nội tâm với những cảm xúc, suy tư, những cung bậc tình cảm diễn biến phong phú, phức tạp.

Nếu như trong tiểu thuyết luận đề, tất cả các yếu tố làm nên tác phẩm đều được dùng để chứng minh cho một vấn đề tư tưởng - xã hội đã hình thành trong ý đồ sáng tác của tác giả, thì trong tiểu thuyết tâm lí, yếu tố tâm lí chính là điều tác giả quan tâm thể hiện, miêu tả, xử lí trong tác phẩm, tâm lí nhân vật có quan hệ mật thiết tới việc xây dựng cốt truyện, thể hiện xung đột, kiểu nhân vật, phong cách ngôn ngữ…

Nếu như trong tiểu thuyết luận đề thường nhiều lập luận, bộc lộ tính lí trí, thì trong tiểu thuyết tâm lí lại thiên về thể hiện cảm xúc bay bổng cùng những hình ảnh miêu tả cụ thể, sinh động.

Tiểu thuyết tâm lí cũng khác nhiều với loại tiểu thuyết chương hồi truyền thống. Nếu như trong tiểu thuyết chương hồi, các nhân vật đều là những con người hành động, mưu mô, tính toán, hiếm khi ngồi không, thì trong tiểu thuyết tâm lí, nhân vật có khi từ bỏ hành động, sự việc bên ngoài để sống với thế giới nội tâm riêng tư, thầm kín của mình với bao nỗi niềm mơ mộng, toan tính, vui buồn…Thiên nhiên xuất hiện đóng vai trò đắc lực trong việc diễn tả, phản ánh tâm trạng nhân vật và phục vụ cho sự phân tích tâm lí.

Nếu như trong tiểu thuyết cổ không có ngôn ngữ tác giả, tác giả chỉ xuất hiện để giới thiệu câu chuyện rồi ẩn mình đi để cho hành động tự nó diễn biến, thì trong tiểu thuyết tâm lí, ngôn ngữ tác giả chiếm dung lượng quan trọng để phân tích nội tâm nhân vật.

Ông Lê Hữu Phúc trong bài giới thiệu Tố Tâm đã viết: “Viết tiểu thuyết tâm lí tức là giải phẫu một câu chuyện đời khuất khúc éo le theo nguồn của các luật tâm lí đểđộc giả xem đến tự ngẫm vào mình”. Nhận định của Lê Hữu Phúc đã khái quát được đặc điểm của tiểu thuyết tâm lí, đó là: Chú trọng miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật, coi thế giới nội tâm với những trạng thái và diễn biến tâm lí của nhân vật là đối tượng chính cần hướng tới.

Trong tiểu luận Bước đầu tìm hiểu về tiểu thuyết tâm lí qua Tố Tâm (Hoàng

Ngọc Phách) và Bướm trắng (Nhất Linh), Đỗ Hồng Đức đã giới thuyết khái niệm tiểu thuyết tâm lí là: “…khi nói đến tiểu thuyết tâm lí, dù nói theo cách này hay

cách khác, cũng phải hiểu: đối tượng chính của ngòi bút tác giả, yếu tố giành được cảm hứng chủđạo của tác giả là tâm lí nhân vật” [21, 14].

“Với tiểu thuyết tâm lí thì sự chú trọng của tác giả trong việc phản ánh, phân tích tâm lí nhân vật là điều đáng lưu tâm nhất. Tâm lí nhân vật ởđây trở thành một cứu cánh, một lý do để tác phẩm tồn tại và đứng vững. Sở dĩ như vậy vì đời sống nội tâm của con người là một thế giới đặc biệt cần được khám phá. Tiểu thuyết tâm lí hướng tới thế giới nội tâm con người cũng giống như các chủng loại tiểu thuyết hướng tới các đối tượng khác. Nói chung, đối tượng của tiểu thuyết tâm lí mang tính chủ quan bên trong con người, đối tượng của các chủng loại tiểu thuyết khác mang tính khách quan, bên ngoài con người - đây chính là yếu tố làm cho tiểu thuyết tâm lí có vẻđặc biệt” [21, 15].

Cách hiểu này về cơ bản thống nhất với cách hiểu của Trần Đăng Xuyền trong bài viết Chủ nghĩa tâm lí trong sáng tác của Nam Cao in trong tạp chí diễn đàn văn nghệ Việt Nam số 2, năm 1991 về tiểu thuyết tâm lí: “Tiểu thuyết tâm lí là loại tiểu thuyết tìm cách gợi lên thế giới tâm linh; bản chất của nhân vật được xem xét theo sự phát triển nội tại chứ không theo sự áp đặt của thế giới bên ngoài (…). Nó đơn giản chỉ ra rằng những động cơđiều khiển tổ chức của cốt truyện, trật tự của các hành động và của các nhân vật về cơ bản được quy định về sự phân tích những phản ứng tâm lí của nhân vật (…). Tiểu thuyết tâm lí có chức năng tư tưởng và miêu tả tính độc lập của thế giới tâm lí và diễn biến nội tâm của nhân vật cho thấy những tác động thuần tuý lí trí và luân lí của thế giới bên ngoài đối với nó (…). Sự nước đôi ấy là một đại lượng bất biến của mọi tiểu thuyết tâm lí: Trừ khi phải miêu tả một sựđộc lập trọn vẹn nhằm gợi lên nhánh chóng đặc điểm bên trong của một sự câm lặng hoặc sự đa ngôn không kiểm tra nổi thì không bao giờ có thể xác định rõ ranh giới giữa cái bên trong và cái bên ngoài ở nhân vật” [72, 140].

Dương Thị Hương trong luận văn Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong

tiểu thuyết Tự lực văn đoàn cũng đã đưa ra nhận định về đặc điểm của tiểu thuyết tâm lí: “Ở tiểu thuyết tâm lí, các nhà văn ngày càng đặt ra yêu cầu đi sâu khám phá tâm lí con người, con người được nhìn nhận với tư cách cá nhân. Những hoạt động

bên ngoài không còn giữ vai trò quan trọng như trước đây nữa, nhân vật được quan tâm thể hiện trong mối quan hệ với đời sống nội tâm. Các tác giả mở rộng diện quan tâm tới các đối tượng tâm lí khác nhau trong quá trình miêu tả. Thay cho động cơ tâm lí nhất quán một chiều là những biểu hiện đa dạng hơn, có cả phần mơ hồ của tiềm thức, vô thức, nhiều khi cá nhân hành động mà không tự biết mình. Các quá trình tâm lí được quan tâm, thay cho các trạng thái tâm lí trước đây, với những biểu hiện của sự vận động, qua những biểu hiện nội tại phức tạp. Hành vi bên ngoài và suy nghĩ bên trong của nhân vật không thống nhất đơn giản một chiều, nhân vật độc thoại nhiều hơn, hiện tượng người trần thuật nhập vào ý nghĩa của nhân vật với cái nhìn từ bên trong xuất hiện nhiều hơn [36, 101 - 102].

Trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Giáo sư Phan CựĐệ đưa ra quan niệm về tiểu thuyết tâm lí như sau: “Tiểu thuyết tâm lí tập trung cái nhìn hướng nội vào hiện thực tâm lí, vào thế giới bên trong thầm kín của con người. Ở đây cảm hứng chủđạo của nhà văn là khám phá, phân tích tâm lí nhân vật” [18, 231].

Theo Từ điển thuật ngữ văn học do nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) thì “Tiểu thuyết tâm lí miêu tả các trạng thái tâm lí, xây dựng thế giới nội tâm của con người, đặc biệt nhấn mạnh tới động cơ, hoàn cảnh và cốt truyện nội tại. Cốt truyện nội tại thường dựa trên cơ sở cốt truyện ngoại tại, nhưng lại thúc đẩy cốt truyện ngoại tại phát triển. Tiểu thuyết tâm lí bất mãn với việc miêu tả sự việc bên ngoài, muốn đi sâu khám phá ngôn ngữ bên trong. Đối với loại tiểu thuyết này, việc xây dựng tính cách nhân vật đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Cội nguồn của tiểu thuyết này là cách các nhà viết kịch lấy tính cách nhân vật mà giải thích hành động của họ” [29, 339 - 340].

Tuy sử dụng các thuật ngữ khác nhau, nhưng các nhà nghiên cứu trên đây đều có một quan điểm chung thống nhất về tiểu thuyết tâm lí, đó là: Tiểu thuyết tâm lí đặt trọng tâm ở miêu tả diễn biến tâm lí, động cơ, cảnh ngộ của nhân vật. Ở tiểu thuyết tâm lí, nội tâm con người bị phanh phui tàn nhẫn, có khi hết kiệt, không chút nể nang nhân nhượng. Các tác giả, với tài năng phân tích tâm lí bậc thầy, đã lách sâu vào từng ngóc ngách trong tâm hồn nhân vật để mổ xẻ, lí giải. Hầu hết các trạng

thái tâm lí, các hành động, trạng thái mang giá trị biểu hiện tâm lí đều được nhà văn dụng công phân tích. Đời sống tâm lí của con người trải qua một quá trình phát triển biện chứng, nó không ngừng thay đổi, do những kinh nghiệm trải qua trong cuộc sống, do hoàn cảnh lịch sử - xã hội thay đổi hoặc do lứa tuổi đưa đến…

Trong tiểu thuyết tâm lí, yếu tố tâm lí được quan tâm nhiều trong cốt truyện; thể hiện cái nhìn hướng nội vào hiện thực tâm lí, vào thế giới bên trong thầm kín của con người. Các tác giả đặc biệt quan tâm đến đời sống tình cảm, đến thế giới nội tâm với những uẩn khúc, mâu thuẫn, giằng xé, xung đột giữa các tư tưởng và các trạng thái cảm xúc đối lập trong tâm hồn nhân vật. Nhân vật thường sống với những xung đột tình cảm có tính chất nội tại; thường tự mổ xẻ, lí giải, phân tích tâm trạng của mình. Các trạng thái cảm xúc nảy sinh có lúc là sự vận động tự nhiên, logic, hợp quy luật của tâm lí; có khi lại nảy sinh đột ngột, bất ngờ một cách phi lí, làm chính nhân vật cũng phải ngạc nhiên, khó lí giải và nắm bắt. Tâm lí nhân vật được miêu tả như một quá trình, một diễn tiến đang hình thành, không ổn định, biến đổi, khó lường trước. Nó không những là ý thức, mà còn là tiềm thức, vô thức. Nó không những là cái có thể hiểu được, là cái có lí, hợp lẽ, mà còn những trạng thái mơ hồ, ngẫu nhiên, suy tư, ấn tượng, những giấc mơ, tưởng tượng, liên tưởng, kí ức chập chờn, khó hiểu, khó nắm bắt.

Trong tiểu thuyết tâm lí, ngòi bút của nhà văn tập trung khám phá, mô tả, giải phẫu hành trình bên trong của đời sống tâm lí không những ở tầng ý thức mà còn len lách xuống tầng sâu của tiềm thức, vô thức với rất nhiều biến thái tinh vi. Nhân vật được miêu tả như một khơi gợi của dòng ý thức, của thắc mắc, băn khoăn. Các nhà văn trong khi lí giải các hiện tượng tâm lí đã khái quát mối liên hệ muôn hình muôn vẻ, phức tạp của con người với thế giới và giải mã sự tồn tại, biến đổi phát triển của tính cách nhân vật trong chiều sâu.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết của Nhất Linh (Từ nhân vật tư tưởng đến nhân vật tâm lí) (Trang 69)