Bướm trắn g một tiểu thuyết tâm lí

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết của Nhất Linh (Từ nhân vật tư tưởng đến nhân vật tâm lí) (Trang 73)

Tiểu kết chương

3.2.2. Bướm trắn g một tiểu thuyết tâm lí

Bướm trắng là đỉnh cao trong sự nghiệp tiểu thuyết của Nhất Linh. Đây là một tiểu thuyết tâm lí và là cuốn tiểu thuyết khai thác chiều sâu tâm lí xuất sắc nhất của Tự lực văn đoàn. Sự chú trọng của tác giả đến tâm lí nhân vật trong tác phẩm

rất rõ nét. Tâm lí nhân vật là yếu tố nổi trội nhất trong tác phẩm và chi phối toàn bộ mạch vận động của truyện. Với Bướm Trắng, Nhất Linh đã tìm ra một con đường tiểu thuyết hoàn toàn khác trước và bỏ xa những người bạn đồng hành. Trong khi những người cùng thời với ông vẫn còn miệt mài trong tiểu thuyết hiện thực xã hội, thì ông đã bước ra ngoài hiện thực và đi vào địa hạt nội tâm. Khi mọi người vẫn còn là bác sĩ toàn khoa, ông đã trở thành bác sĩ chuyên môn, dùng phương pháp nội soi để chiếu vào những ngõ ngách sâu xa nhất của tâm hồn con người, đối diện với sống và chết, với tình yêu và cái chết, với cao cả và tội ác, với định mệnh và hư vô.

Bướm trắng mang nhiều đặc điểm của một tiểu thuyết tâm lí. Đó là loại tiểu thuyết mà đối tượng chính giành được cảm hứng chủ đạo của tác giả là tâm lí nhân vật: “Tiểu thuyết tâm lí tập trung cái nhìn hướng nội vào hiện thực tâm lí, vào thế giới bên trong thầm kín của con người. Ở đây cảm hứng chủ đạo của nhà văn là khám phá, phân tích tâm lí nhân vật” [18, 231]. “Tiểu thuyết tâm lí là tiểu thuyết tìm cách gợi lên thế giới nội tại chứ không theo sự sắp đặt của thế giới bên ngoài (…) Nó đơn giản chỉ ra rằng những động cơđiều khiển tổ chức của cốt truyện, trật tự của các hành động và của nhân vật về cơ bản được quy về sự phân tích những phản ứng tâm lí của nhân vật (…). Tiểu thuyết tâm lí có chức năng tư tưởng và miêu tả: tính độc lập của thế giới tâm lí và diễn biến nội tâm của nhân vật cho thấy những xúc động thuần tuý lí trí và luân lí của thế giới bên ngoài đối với nó …” [72, 140].

Mối liên hệ thống nhất của các trạng thái tâm lí tạo nên một nguồn mạch tâm lí trong tác phẩm. Mặt khác, Nhất Linh còn quan tâm nhiều đến sự vận động của những kỉ niệm, những hồi ức, liên tưởng, tưởng tượng… Những yếu tố này có tác dụng thúc đẩy dòng tâm lí của nhân vật phát triển và kết hợp với nhau tạo nên một phản ứng dây chuyền làm thành dòng nội tâm trôi chảy không ngừng với bao trạng thái tâm lí mâu thuẫn đan xen tạo nên chiều sâu tâm lí nhân vật và sựđa dạng, phức tạp cho đời sống tâm lí ấy.

Trong tiểu thuyết Bướm trắng, Nhất Linh không tập trung phản ánh những vấn đề thuộc về hiện thực xã hội, các nhân vật không đứng ở vị trí đối lập nhau về giai cấp, giữa họ không có xung đột đối kháng với cuộc đấu tranh một mất một còn.

Tác giả cũng không xoáy vào phản ánh những mảng hiện thực chứa đựng phong tục, tập quán của một vùng, một dân tộc hay đưa người đọc vào những tình huống li kì, rùng rợn. Các nhân vật trong Bướm trắng không được miêu tả ở tài năng suy đoán logic, thông minh như các nhà thám tử trong việc khám phá các vụ án; cũng không được thể hiện ở tinh thần đấu tranh giai cấp, tham gia cải tạo xã hội… mà được đi sâu khám phá, phân tích, lí giải ở đời sống tâm lí với diễn biến nội tâm phong phú, phức tạp. Nội tâm nhân vật được quan tâm nhiều hơn hành động của nó. Nhân vật thường sống trong thế giới riêng với tâm trạng cô đơn, chông chênh giữa các ngả rẽ, các mâu thuẫn giằng xé đa chiều kích. Tâm lí nhân vật xuất hiện từđầu cho đến cuối tác phẩm và được bộc lộở nhiều khía cạnh.

Câu chuyện trong Bướm trắng không bị đẩy theo những diễn biến sự kiện quanh co, phức tạp, khơi gợi trí tò mò và óc tưởng tượng của người đọc hiếu kì, mà diễn biến của câu chuyện cùng hành động của nhân vật được giản lược chỉ còn lại những gì mang giá trị bộc lộ tâm lí. Thời gian, không gian, thiên nhiên trong tác phẩm được phản ánh với tư cách là những yếu tố phụ trợ cho việc thể hiện, khám phá và khai thác tâm lí nhân vật. Hơn thế nữa, trong tác phẩm, Nhất Linh luôn chú ý phân tích và giảng giải về tâm lí…Chính nhờ sự chú trọng đặc biệt đến sự phản ánh, miêu tả tâm lí nhân vật đó nên đây là tiểu thuyết tâm lí.

Nhiều nhà nghiên cứu đã đánh giá ở “Bướm trắng Nhất Linh đã thể hiện một phẩm chất nghệ thuật mới: Tuy có chỗ còn gượng gạo, thiếu tự nhiên nhưng tác giả đã khai thác tinh tế những tầng, những lớp, những ngóc ngách tâm lí éo le, khuất khúc của con người. Dòng ý thức của Trương như con suối nhỏ lúc dào dạt, lúc róc rách, thậm chí có lúc tưởng như chìm lẫn đi trong mớ sự kiện lộn xộn, vụn vặt được nhà văn trình bày hằn nổi như chạm như khắc” [37, 379].

Bùi Xuân Bào cũng khẳng định: “Ở đây (tức tiểu thuyết Bướm trắng - TTT) sự hư cấu mơ mộng không tìm cách chứng minh điều gì. Nó chỉ nhằm đi sâu vào tâm hồn…” [37, 130].

Còn Phạm Thế Ngũ viết: “Qua Bướm trắng, Nhất Linh cũng đã đưa ngòi bút phân tích tâm lí vào địa hạt nhân bản muôn thưở với trường hợp bi đát con người bị

giằng co giữa tình yêu và cái chết” [37, 160], “Người ta tưởng thấy rõ ảnh hưởng của Dostoievsky, của Gide khi đọc những đoạn nhân vật Trương xem xét cái thiện ác dưới con mắt hòa đồng hay cúi xuống thăm dò cái hố sâu tội lỗi trong tâm hồn mình (…) Tất cả cái gì vẽ ra viết ra chỉđủ cần để diễn tả cái nhìn hướng nội” [37, 161].

Nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu còn đi xa hơn: “Với Steldhal trong Đỏ và Đen,

Tu viện Parme, với Flaubert trong Bà Bovary, với Dostoievsky trong Tội ác và trừng

phạt chẳng hạn nhân vật không có tính cách định hình sẵn; nó chủđộng biến đổi, nó xây dựng từng bước, nó tự hình thành dần từ trang này sang trang khác. Người kể chuyện để ngòi bút “phiêu lưu” với cuộc sống tâm linh nhân vật. Có thể nói nhân vật Trương trong Bướm trắng được Nhất Linh xây dựng như vậy” [37, 388].

Trong bài viết Đọc lại Bướm trắng của Nhất Linh, đăng trên Tạp chí văn học, số 10 - 1996, Đỗ Đức Hiểu cũng viết: “Bướm trắng là tiểu thuyết hiện đại; nó không phải “cái viết về những cuộc phiêu lưu” (Như DonQuichotte, Thủy Hử, Quả dưa đỏ, Tiêu sơn tráng sĩ…) mà “phiêu lưu của cái viết”. “Phiêu lưu” ở đây là những hành trình qua các ngóc ngách của tình cảm, tư duy, cảm xúc, giấc mơđẹp, hoảng loạn, cái sống và cái chết…Bướm trắng, với cốt truyện đơn giản, là “thế giới bên trong” con người vô cùng biến động cái ý thức và cái tiềm thức, cái vô lí và cái phi lí, giấc mơ, mê sảng, linh cảm…” [37, 382].

Tiểu thuyết tâm lí có những đặc điểm riêng về cốt truyện: Là một tiểu thuyết tâm lí, đối tượng của ngòi bút tác giả ở Bướm trắng là “thế giới bên trong”, Nhất Linh đã quan tâm miêu tả đời sống nội tâm của nhân vật nhiều hơn là hành động của nó. Các sự kiện, biến cố không phải là mối quan tâm hàng đầu trong tác phẩm mà nhân vật cùng với đời sống tâm lí của nó trở thành yếu tố hàng đầu. Bướm

trắng có cốt truyện đơn giản, không có nhiều sự kiện, biến cố, tình tiết gay cấn để kể lại. Bướm trắng chỉ xoay quanh việc phản ánh cuộc hành trình dữ dội trong tâm hồn người thanh niên trí thức Trương. Nhất Linh tập trung xây dựng cốt truyện dựa trên những hành động bên trong của nhân vật và quá trình phát triển tâm lí nhân vật. Những trạng thái tâm lí mâu thuẫn phức tạp, những xung đột, những biến đổi nội

tâm nảy sinh trong quá trình diễn biến tâm lí mới là những yếu tố chi phối đến tiến trình phát triển của cốt truyện.

Vì tác giả dành ưu ái cho đời sống tâm lí bên trong của nhân vật với sự phân tích những phản ứng tâm lí nhằm biểu hiện và tái tạo những cách sống, những biến đổi và những mâu thuẫn của khát vọng sống và đam mê tình cảm, cho nên các yếu tố và sự kiện bên ngoài khá đơn giản. Các yếu tố, sự kiện bên ngoài càng đơn giản bao nhiêu thì sự chú ý tới đời sống bên trong của nhân vật càng gia tăng bấy nhiêu. Cốt truyện của Bướm trắng xét đến cùng chỉ là sự thể hiện câu chuyện sống hay chết, yêu hay không yêu, cao thượng hay ti tiện, trong sạch hay sa ngã…của Trương mà thôi. Đọc Bướm trắng, chúng tôi nhận thấy rằng những dằn vặt, những xung đột, những biến đổi nội tâm, tâm lí nhân vật mới là những yếu tố chi phối tiến trình phát triển của cốt truyện. Tiểu thuyết Bướm trắng chỉ xoay quanh thế giới tâm trạng của Trương - một sinh viên trường Luật, xin tạm nghỉ học vì tưởng mình bị ho lao, Trương tình cờ gặp Thu và yêu một cách “mê man” từ cái nhìn đầu tiên. Đúng lúc ấy, bác sĩ xác nhận Trương sắp chết vì ho lao và suy tim. Tuyệt vọng, Trương đi theo tiếng gọi của bản năng xui khiến, lao vào cuộc sống ăn chơi sa ngã: nhà chứa, gái nhảy, thuốc phiện, cá ngựa, thụt két…và cuối cùng là nhà tù. Sau bốn tháng, Trương ra tù, có ý định giết Thu rồi tự tử nhưng sau đó lại trở về quê nhà sống với Nhan.

Vì vậy, diễn biến của câu chuyện là cuộc hành trình của thế giới bên trong tâm hồn nhân vật Trương - một thế giới tâm hồn của một người suy sụp, tuyệt vọng vì bệnh tật, bị cái chết ám ảnh, nhưng vẫn khát khao được sống và đau khổ vì tình yêu. Diễn biến tâm lí của nhân vật là cuộc vật lộn âm thầm, dai dẳng nhưng quyết liệt để tự hình thành, tự khám phá mình. Ngay từ đầu tác phẩm đã mở ra thế giới bên trong nhân vật sâu thẳm từng tầng, từng lớp trước thử thách của bệnh tật ác nghiệt dẫn dến cái chết chắc chắn đang đến gần cùng với tình yêu cháy bỏng, vô bờ. Từ đó, đời sống tâm lí của nhân vật bước vào cuộc hành trình đầy những mâu thuẫn, vấp váp, đối lập với nhau một cách phi lí. Cái bản năng, tiềm thức, vô thức…lắm khi dẫn dắt Trương vào những con đường tối tăm, bế tắc, những ngả rẽ

bất ngờ mà chính chàng cũng phải ngạc nhiên. Trong cuộc hành trình của thế giới bên trong, Trương phân thân thành hai, thành ba con người để đối thoại xét đoán mình. Con người của lí trí đạo đức thì phản bác, lên án hành vi của con người bản năng; con người của tình cảm, tâm linh cũng lên tiếng với ước vọng thầm kín. Cứ như thế những trạng thái ân hận, hổ thẹn, sợ hãi, bối rối, quả quyết, ngượng ngập, lo âu…dẫn dắt Trương vào cuộc hành trình đầy những biến động và mâu thuẫn không theo một logic nào.

Hệ thống sự kiện được tác giả kể lại đơn giản, gọn gàng, tập trung thể hiện quá trình phát triển của tính cách trong một giai đoạn cuộc đời nhân vật. Sự đơn giản của cốt truyện với sự rút gọn các biến cố, sự kiện đã giúp nhà văn được phiêu du vào thế giới nội tâm sâu kín của nhân vật; chăm chú phát hiện và phân tích, lí giải những mâu thuẫn, những xung đột tâm lí trong tâm hồn nhân vật; phát hiện ra những bến bờ xa lạ của bản năng, tiềm thức, vô thức, linh cảm…Sự kiện chỉ đóng vai trò khơi nguồn cho dòng chảy tâm lí.

Bướm trắng thực sự không có cốt truyện theo nghĩa cổ điển của từ này, tức là không có biến cố quan trọng, tác giả không tập trung vào các sự kiện biến cố mà tập trung vào việc miêu tả tâm lí nhân vật với những suy tư, trăn trở, dằn vặt. Sự hồi cố, liên tưởng làm ngưng đọng những khoảnh khắc mà ở đó tâm hồn nhân vật có dịp bộc lộ, không chút giấu giếm. Nếu như các tiểu thuyết luận đề đấu tranh cho một cuộc sống mới, phê phán lễ giáo phong kiến kìm kẹp con người, tiến trình cốt truyện là hành trình số phận với cuộc đấu tranh xã hội của các nhân vật, nhà văn đi sâu khai thác sự đối lập giữa tính cách và hoàn cảnh, giữa những nhân vật mang tính lí tưởng với xã hội phong kiến, giữa mới và cũ, thì tiểu thuyết tâm lí Bướm trắng chính là hành trình của thế giới nội tâm của nhân vật, mâu thuẫn cơ bản của xã hội không được đề cập đến, hoàn cảnh xã hội hầu như không được phản ánh, các sự kiện ít, mạch truyện chậm, hồi tưởng của nhân vật trôi chảy, tự nhiên tạo nên sự phát triển của tâm lí nhân vật.

Trong tiểu thuyết Bướm trắng, tâm lí nhân vật là yếu tố nổi trội nhất. Mối liên hệ thống nhất của các trạng thái tâm lí ấy tạo nên một nguồn mạch tâm lí trong

tác phẩm. Bên cạnh đó, Nhất Linh còn quan tâm nhiều đến sự vận động của những kỉ niệm, những hồi ức, liên tưởng. Những yếu tốđó có tác dụng thúc đẩy dòng tâm lí nhân vật phát triển, tạo nên một phản ứng dây chuyền làm thành dòng nội tâm trôi chảy không ngừng và tạo nên chiều sâu tâm lí nhân vật.

Nhân vật của tiểu thuyết tâm lí cũng có những đặc điểm riêng. Điều này thấy rõ trong Bướm trng: Phải nói rằng nhân vật Trương trong Bướm trắng luôn luôn đắm chìm trong cảm giác và suy tư. Chưa khi nào nhân vật xuất hiện lại tách rời cái thế giới bên trong ấy. Xuất hiện lần đầu tiên trên trang sách không phải là một gương mặt, một dáng vẻ, một hành động…mà là một tâm trạng ẩn chứa biết bao mâu thuẫn. Câu chuyện được bắt đầu bằng suy nghĩ của Trương về căn bệnh ác nghiệt cùng với cảm giác về một tình yêu mê man, bất ngờ. Từđó, nhân vật bước vào cuộc hành trình đầy những vấp váp, mâu thuẫn, đối lập với nhau một cách phi lí. Nhà văn Nhất Linh cho người đọc thấy biết bao cái vô cớ, vụt đến trong tâm hồn Trương: chàng “vô cớ” thấy lòng vui đột ngột khác thường, nhìn thấy cảnh tượng nghèo khổ trong một ngày mùa đông lại thấy thú vị; nhìn cơn gió thổi bay mấy chiếc lá khô và một ít bụi trắng, “bất chợt” cảm thấy nỗi buồn hiu quạnh của cuộc đời cô độc, rồi “thốt nhớđến Liên”- người yêu của chàng đã chết vì bệnh lao ba năm về trước. Rồi dòng suy nghĩ của chàng lại quay về với hiện tại với bệnh lao mới mắc phải, chàng không buồn lắm, “lúc nào chàng cũng hi vọng sẽ khỏi bệnh và chàng lại náo nức muốn sống, yêu đời và vui vẻ”. Chàng đã dự định một tương lai khỏi bệnh, tiếp tục học nốt trường luật, và “không cần kiếm ăn có thể tung hoành được”. Rồi lại một ý nghĩ khác “vụt đến”: “Thế ngộ nhỡ mình không khỏi bệnh ?” [1, 403]

Trạng thái tâm lí của Trương được xây dựng trên một tình huống éo le, bi kịch. Nhân vật được nhà văn đặt vào tận cùng của nỗi đau và sự dày vò về cái chết, về cuộc sống: Phải chết giữa lúc đang cần sống nhất. Tình huống này tất yếu đưa đến sự chọn lựa bắt buộc của nhân vật. Nhưng sự chọn lựa nào cũng có mất mát. Hoặc tự tử để chấm dứt cảm giác phải sống trong tiếc nuối; hoặc sống gấp để tận hưởng tình yêu và lạc thú trên đời. Trương không đủ bản lĩnh để có thể tự tử (bởi theo Trương tự tử không phải là hèn nhát mà hèn nhát mới không dám tự tử) nên

Trương chọn cách thứ hai. Nhưng trong sự chọn lựa này cũng đầy bi kịch. Trưong vốn là một người có nhân cách cao thượng và trong sạch. Yêu Thu và tận hưởng những lạc thú của cuộc sống trước khi chết đồng nghĩa với sự lừa dối và sa ngã. Cái

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết của Nhất Linh (Từ nhân vật tư tưởng đến nhân vật tâm lí) (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)