Tiểu kết chương
3.3.2. Độc thoại nội tâm
Đây là một biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng với một khối lượng và một ưu thế thể hiện tâm lí lớn hơn hẳn đối thoại. Ở đây, nhiệm vụ của chúng tôi là chỉ ra hình thức ngôn ngữ này đã được sử dụng như thế nào để xây dựng nhân vật tâm lí và thể hiện chiều sâu tâm lí, ý thức của con người khép kín. Nhất Linh đã rất thành công trong việc sử dụng ngôn ngữđộc thoại nội tâm để thể hiện đời sống bên trong phong phú, phức tạp của nhân vật. Nhân vật trở thành kiểu nhân vật phân thân. Nếu như trong tiếng nói của nhân vật Thứ trong tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao có hai tiếng nói: tiếng nói phê phán của con người dám nhìn thẳng vào sự thật, một con người có nhân cách, giàu lòng tự trọng, và tiếng nói đầy tự ái cá nhân của một anh chàng sống che đậy bằng cái giả dối bề ngoài, đôi khi lại ôm ấp những giấc mơ lãng mạn viển vông (Phan CựĐệ), thì trong tiếng nói của nhân vật Trương trong tiểu thuyết Bướm trắng của Nhất Linh cũng vang lên những tính chất đa thanh, phức điệu.
“Nghệ thuật là cái kính hiển vi dẫn dắt nghệ sĩđến những bí mật của của tâm hồn mình và đưa những bí mật này ra cho tất cả mọi người biết” (L.Tolstoi). Với tư cách là thủ pháp nghệ thuật, độc thoại nội tâm là một hình thức độc đáo giúp nhà văn diễn tả chiều sâu tâm lí nhân vật, khắc họa chính xác những màu sắc tinh tế nhất của đời sống tâm hồn, giúp người đọc khám phá con người bên trong và hiểu được đời sống nội tâm vô cùng phong phú, phức tạp của nhân vật. Đây là tiếng nói bên trong mà nhân vật tự nói với mình một cách thầm kín nhất, chân thực nhất. Xuất hiện từ thời Phục hưng, độc thoại nội tâm nhanh chóng trở thành phương tiện nghệ thuật hữu hiệu nhất trong thể loại tiểu thuyết. Nó đặc biệt phát triển ở chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX qua các sáng tác của Xtăngđan, Phlôbe, Lécmôntốp, Gôgôn, Đôxtôiepxki…Cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm
độc thoại nội tâm và nội hàm của nó. Một cách giản dị nhất thì độc thoại nội tâm là tiếng nói bên trong tâm hồn nhân vật, là ý nghĩ thầm kín, là lời tự nhủ thầm hoặc nhân vật tự nói to với chính mình. Độc thoại nội tâm là chiếc kính hiển vi soi sáng mọi chuyển động bí mật của tâm hồn nhân vật và góp phần giải mã những bí ẩn của trái tim, soi sáng sự vận động phức tạp của quá trình phát triển tâm lí. Các trạng thái, quy luật tâm lí được thể hiện thông qua độc thoại nội tâm giúp chúng ta hình dung con người luôn ở trạng thái động, có khi chứa đầy mâu thuẫn, với những chuyển biến tinh vi, tế nhị “con người như một dòng sông”. Dường như nhân vật tự mở rộng cánh cửa của tâm hồn, tự bộc lộ thế giới bên trong của mình một cách chân thực nhất. Nhờđó, con người sẽ trở nên mềm mại, linh hoạt trong thế giới nội tâm lắng sâu và tinh tế.
Trong tiểu thuyết Nhất Linh, nội tâm nhân vật không chỉđược khám phá qua lời nói, cử chỉ, hành vi mà tác giả còn khai thác thủ pháp độc thoại nội tâm giúp người đọc đi sâu khám phá thế giới tâm hồn của nhân vật.
Độc thoại nội tâm là lời phát ngôn của nhân vật nói với chính bản thân mình, trực tiếp phản ánh quá trình tâm lí bên trong. Đây là kiểu độc thoại thầm, mô phỏng hoạt động suy nghĩ, xúc cảm của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó. Hiện tượng này đã thấy xuất hiện rất sớm trong văn học thế giới (kịch cổ đại, kịch W.Shakespeare). Trong tiểu thuyết cổ điển, người ta hay nhắc đến kiểu độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết của L.Tolstoi. Trong tiểu thuyết sử thi của L.Tolstoi, độc thoại nội tâm được truyền đạt gần như không có sự can thiệp của tác giả, đồng thời phản ánh được cả trạng thái vô thức và ý thức của nhân vật. Đặc biệt là độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết dòng ý thức, khi mà các mối liên hệ khách quan với môi trường thực tại khó bề khôi phục lại. Nói cách khác, độc thoại nội tâm là sự phân tâm của nhân vật. Nhân vật vừa là người nói vừa là người nghe tiếng nói bên trong ấy. Những đoạn độc thoại nội tâm là những khoảnh khắc nhân vật bộc lộ chân thực cảm xúc, suy nghĩ của mình về bản thân, về thế giới xung quanh, là lúc nhân vật thật với mình nhất, do đó góp phần thể hiện phần sâu kín nhất của tâm hồn, của tính
cách con người. Và vì vậy, độc thoại nội tâm có vai trò quan trọng trong việc miêu tả nội tâm nhân vật.
Độc thoại nội tâm không phải là biện pháp chỉ được sử dụng trong tiểu thuyết tâm lí, nhưng ởđây, hình thức của nó phong phú hơn, tác dụng miêu tả tâm lí rõ rệt và tích cực hơn. Nếu như ở các tác phẩm luận đề sử dụng một số dạng độc thoại nội tâm đơn giản như: lời nhân vật tự nhủ thầm, tự nói to lên với mình và ngôn từ nửa trực tiếp, thì ở tiểu thuyết tâm lí được bổ sung thêm hình thức đối thoại của nhân vật với chính mình - đối thoại bên trong, ởđó giọng của nhân vật bị xẻ làm đôi thành hai giọng đối nghịch.
Trong nghệ thuật tự sự, ngoài lời gián tiếp của người kể còn có lời trực tiếp của nhân vật cũng có nhiều dạng thức khác nhau. Trần Đình Sử trong cuốn Thi pháp Truyện Kiều đã nêu ra cách thức để xác định như sau:
Lời trực tiếp được thuật lại theo bốn dạng thức sau: a. Dạng có dẫn ngữ trực tiếp:
Nó giật mình rồi nói với mình: “Mình sai rồi”. b. Dạng có dẫn ngữ gián tiếp: Nó giật mình rồi nói với chính mình là nó đã sai rồi. c. Dạng gián tiếp tự do: Nó giật mình, nó thấy sai rồi. d. Dạng trực tiếp tự do: Nó giật mình. Mình sai rồi. Dạng thứ tư là dạng tiền đềđể xuất hiện độc thoại nội tâm. Bởi vì điều kiện thứ nhất để xuất hiện độc thoại nội tâm là nhân vật tự do nói lời của mình một cách trực tiếp, nguyên vẹn, thoát khỏi mọi ràng buộc của lời gián tiếp của người kể, không có chỉ dẫn, dẫn dắt. Đồng thời độc thoại nội tâm cũng cần đặt trong ngữ cảnh của lời nói gián tiếp, nếu không thì nó khác chi lời trần thuật theo ngôi thứ nhất? Điều kiện thứ hai là nó khác với lời độc thoại: độc thoại là lời nói một mình, trước và sau không có lời nào của ai khác nhưng người thứ ba đó đang nghe, nghe mà không trả lời như trong kịch và trong phim. Còn độc thoại nội tâm là lời độc thoại
dùng vào việc miêu tả quá trình ý nghĩ trong nội tâm, và là lời nói thầm kín, viết ra để đọc chứ không nhằm nói ra thành tiếng như trong kịch mà người đọc qua đó có thể tiếp xúc được, hiểu được tâm trạng của nhân vật độc thoại nội tâm. Như vậy, lời trực tiếp tự do là hình thức đầu tiên của độc thoại nội tâm.
Thứ hai, dòng ý thức cũng là một hình thức của độc thoại nội tâm, nhưng là độc thoại nội tâm với một sự tự do liên tưởng, không có mục tiêu đặc biệt nào; nó xuất hiện theo dòng ý thức, tâm trạng của nhân vật.
Thứ ba, lời nửa trực tiếp cũng là hình thức của độc thoại nội tâm. Đó là bao gồm lời nói không chỉ phát ra lời của nhân vật, lời nửa trực tiếp, nơi mà tác giả nhân danh mình, nhưng lại nắm bắt từ ngữ và ngữđiệu của nhân vật, và lời độc thoại nội tâm, trong đó tiếng nói của nhân vật dường nhưđược tách ra làm hai tiếng nói tranh cãi nhau; và hàng loạt lời suy luận chặt chẽ, hoặc lời mang những ý nghĩ mù mờ hỗn loạn. Tất cả những hình thức đó giúp cho nhà tiểu thuyết tái hiện một cách chân thực, không giản đơn sơ lược toàn bộ thế giới tâm hồn, trí tuệ của nhân vật ngày càng trở nên phức tạp và thường là mâu thuẫn. Như vậy, lời nửa trực tiếp có thể hiểu là lời của người kể chuyện mà cũng có thể hiểu là lời của nhân vật. Nói cách khác nó có hai tính chất: tính trực tiếp về nội dung, nó chứa thực ý và kiểu giọng của nhân vật và được tác giả phát ngôn, viết như văn gián tiếp. Với cách hiểu như thế, thiết nghĩ có thể nói rẳng, lời nửa trực tiếp có hình thức truyền đạt là gián tiếp, không có lời chỉ dẫn, dẫn ngữ, không đặt sau hai chấm và trong ngoặc kép như một dẫn ngữ; hình thức lời thuật nhưng nội dung và ngữđiệu hoàn toàn là của nhân vật. Nói cách khác, chủ thể của lời nói là người kể, mà chủ thể ý thức của lời nói là nhân vật. Tóm lại, ba tiền đề để xuất hiện độc thoại nội tâm là lời nói trực tiếp tự do, dòng ý thức và lời nửa trực tiếp của nhân vật.
Trong độc thoại nội tâm hoàn toàn không có sự hiện diện của người kể, nhân vật tự nói ra những suy nghĩ thầm kín của mình, gần như là vô thức. Nó là lời nói tự do, không tuân theo những quy định về mặt cấu trúc ngữ pháp hay hoàn cảnh giao tiếp. Về mặt hình thức, độc thoại nội tâm thường là những câu ngắn, danh từ hóa, thường được thể hiện dưới dạng cảm thán và nghi vấn, dấu chấm câu rất dồi dào,
không có câu dẫn, câu thường có nhiều động từ chỉ tình cảm, sử dụng đại từ nhân xưng “tôi”. Độc thoại nội tâm đã dẫn người đọc vào thế giới nội tâm của nhân vật. Đây là lời thầm kín của nhân vật, làm cho người đọc nghĩ rằng những gì mình đọc là có thật, chuyện do chính nhân vật kể ra. Độc thoại nội tâm có tác dụng tạo niềm tin cho người đọc. Vì vậy, kĩ thuật viết mới này đóng vai trò quan trọng trong việc làm cho một cuốn tiểu thuyết truyền thống tạo được niềm tin nơi người đọc và đây là một trong những tiêu chí của tiểu thuyết mới.
Trong Bướm trắng, độc thoại nội tâm được sử dụng với hai dạng chủ yếu là độc thoại nội tâm thuần tuý và độc thoại nội tâm bằng lời nói nửa trực tiếp.
Độc thoại nội tâm thuần tuý là ngôn từ trực tiếp không diễn tả thành lời của các nhân vật, là “nhân vật nghĩ, tự nhủ, hoặc nhân vật nói to với mình” [28, 144], là lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, thể hiện trực tiếp quá trình tâm lí nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó. Cả tác phẩm có 344 câu độc thoại bằng “ngôn từ trực tiếp không diễn tả thành lời”, chủ yếu là độc thoại của Trương (299 câu), được thể hiện bằng những tín hiệu báo trước như: nghĩ, ngẫm nghĩ, nghĩ thầm, tự nhủ, tự bảo...
Chủ yếu ngôn ngữđộc thoại nội tâm trong Bướm trắng là độc thoại bằng lời nói nửa trực tiếp. Cả tác phẩm có đến 2159 câu độc thoại bằng lời nói nửa trực tiếp, chiếm 58% toàn tác phẩm. Ở dạng này, tác giả trực tiếp mô tả và phân tích tâm lí nhân vật. Diễn biến tâm lí nhân vật được thể hiện thông qua lời trực tiếp của tác giả. Đôi khi, lời trực tiếp của nhân vật xen lẫn lời người kể chuyện, giọng tác giả hòa vào giọng nhân vật, khiến ta khó lòng phân biệt.
Phân tích ngôn ngữ độc thoại nội tâm với cả hai dạng biểu hiện nói trên trong Bướm trắng, chúng tôi nhận thấy hai đặc điểm nổi bật: 1) độc thoại trong tác phẩm là lời độc thoại cô lập; và 2) Độc thoại - tựđối thoại.
Với hai đặc điểm này, độc thoại nội tâm tỏ ra có ưu thếđặc biệt trong sự thể hiện chiều sâu tâm lí, ý thức của con người cá nhân khép kín.
Thứ nhất là độc thoại cô lập. Lời độc thoại cô lập là lời chỉ hướng vào bản thân mình mà không hướng tới ai khác, chỉ quan tâm tới bản thân mà không quan
tâm đến điều gì khác bên ngoài mình. Nó là lời độc thoại cất lên trong cô độc. Trở đi trở lại trong suốt hơn hai trăm trang của tác phẩm, nhân vật luôn sống trong sự ám ảnh bởi sự đe dọa của cái chết: cái chết về thể xác do căn bệnh hiểm nghèo và cái chết về nhân phẩm do thói quen chơi bời, trụy lạc. Trong trạng thái một mình lặng lẽ với ý thức bản thân của riêng mình, nhân vật triền miên trong độc thoại, khi thì trở về quá khứ để đắm chìm trong những hồi ức, kỷ niệm, khi lại liên tưởng xa xôi đểđến với thế giới mộng ước, khi thì sống trong thực tại để hoặc là tự dằn vặt, ăn năn hối lỗi, hoặc là tự lừa dối để biện minh, khi lại lạc vào trong hoang tưởng với những ác mộng khủng khiếp, hãi hùng, v.v... Ngay cả khi đang ở giữa những người giao tiếp, nhân vật vẫn thường tự tách mình ra và dường như chỉ giao tiếp với chính mình, “bỏ rơi” người đang có mặt, cô lập khỏi những người đang có mặt để đắm mình trong độc thoại. Lời độc thoại trở thành lời cất lên trong đơn độc và đối thoại thường bị ngắt quãng vì độc thoại. Trong những trường hợp như vậy, đời sống tâm hồn sống động và nhạy cảm của nhân vật được thể hiện tinh tế nhất. Chỉ một ánh mắt nhìn, một câu nói vô tình, một cử chỉ ngẫu nhiên của chính mình hay của người tham gia đối thoại; chỉ một tia nắng, một bông hoa, một cánh bướm, một mùi hương...thoáng qua đã đủ kéo nhân vật ra khỏi cuộc đối thoại và ném nhân vật vào triền miên trong dòng độc thoại. “Trên đường một cơn gió thổi bay lên mấy chiếc lá khô và một ít bụi trắng” đã đủ “khiến Trương cảm thấy nỗi hiu quạnh của cuộc đời cô độc chàng sống đã mấy năm nay” [1, 6]. Một câu nói đùa cũng đã đủđể “thốt gợi chàng yên lặng, nhìn ra ngoài đường ngẫm nghĩ” [1, 38]. Một lời đáp ngẫu nhiên cũng đã có thể khiến chàng như thấy thấm vào người tất cả nỗi buồn đìu hiu của thế gian. Chàng lặng người đi, lấy làm ngạc nhiên tại sao vì một câu nói cỏn con lại có thểđau buồn đến như thếđược. Chỉ “mấy ngón tay thon để xoãi ra và khẽ lên xuống theo điệu thở” của Thu cũng đã đủđể Trương phải cảm thấy “khổ sở” và “bùi ngùi như sắp khóc” [1, 59]. Chỉ một tiếng “Ô hay” của Thu cũng đã đủ khiến Trương phải “hiểu”, “tức”, “thất vọng”, “băn khoăn” và “biết rằng Thu cũng đã bắt đầu đổi khác” v.v...
Phổ biến trong Bướm trắng là kiểu độc thoại cô lập như vậy. Với kiểu độc thoại này, nhân vật độc thoại chỉ hướng vào bản thân mình và lời độc thoại là lời cất lên trong đơn độc. Đây là độc thoại thể hiện thành công nhất chiều sâu tâm lí, ý thức của con người cá nhân khép kín.
Thứ hai là độc thoại - tựđối thoại. Một nét độc đáo của kiểu độc thoại cô lập trong Bướm trắng giúp nhà văn tạo chiều sâu tâm lí cho nhân vật là sự phân thân của nhân vật trong độc thoại, biến độc thoại thành tự đối thoại trong độc thoại. Những tính toán, cân nhắc, những đắn đo lựa chọn, những băn khoăn, dằn vặt, những đấu tranh, giằng xé, tự mổ xẻ, tự lên án và sám hối trở thành nội dung chủ yếu của độc thoại. Sống hay chết; yêu hay không yêu; buông xuôi hay hành động, v.v... luôn giằng co với nhau trong độc thoại, khiến cho tâm lí nhân vật được miêu tả như “những tư tưởng trái ngược”. Trong những trường hợp như vậy, độc thoại thể hiện một cách trực tiếp như là tựđối thoại. Lời độc thoại tự phân thân thành hai lời đối thoại mâu thuẫn nhau, chống đối nhau, và tâm lí nhân vật được thể hiện ra