Nhân vật với triết lí đạo đức

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết của Nhất Linh (Từ nhân vật tư tưởng đến nhân vật tâm lí) (Trang 55)

Tiểu kết chương

2.3.2. Nhân vật với triết lí đạo đức

Nhân vật trong loại tiểu thuyết luận đề bao giờ cũng là minh hoạ cho một vấn đề tư tưởng đạo đức. Các nhân vật ở Đôi bạn biểu hiện quan điểm của Nhất

Linh. Nhân vật chủ yếu là nhân vật quan niệm, nhân vật tư tưởng. Hình tượng nhân vật làm nổi bật luận đề, minh hoạ cho vấn đề tư tưởng, đạo đức mà tác giả muốn gửi gắm. Tâm lí, tư tưởng của nhân vật, vì thế, luôn hướng tới mục đích chứng minh cho luận đề xã hội mà Nhất Linh đưa ra. Nhất Linh khi viết tiểu thuyết Đôi bạn, thông qua hình tượng các nhân vật, đã gửi gắm bóng dáng, tư tưởng của mình trong đó. Chúng ta thấy thấp thoáng qua các nhân vật như Dũng, Thái, Trúc… là hình ảnh của Nhất Linh. Nhà văn đã xây dựng nên những nhân vật lí tưởng đại diện cho những tư tưởng mới. Nhận xét về tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh, GS Phan Cự Đệ viết: “Các nhân vật thường có những vấn đề riêng, băn khoăn đau khổ riêng. Nhất Linh ký thác tâm sự của mình vào nhân vật nên trong tiểu thuyết luận đề của ông thường có một cái Tôi chân thành, cảm động. Đời của Dũng, Thái, Trúc, Tạo, Cận …là một phần đời của Nhất Linh, là tâm sự thầm kín của Nhất Linh” [17, 379].

Nhất Linh đã gửi gắm tâm sự của những thanh niên, trí thức (và cũng có thể của bản thân mình) trước một xã hội đang thay đổi. Con người cứ đi tìm kiếm, tìm kiếm không ngừng lí tưởng cho lẽ sống và hành động. Dũng, Thái, Tạo…là những nhân vật chính diện mang lí tưởng, thể hiện quan điểm tư tưởng, đạo đức của tác giả, của thời đại. Dũng là nhân vật tư tưởng với rất nhiều băn khoăn, đau khổ. Cha mẹ Dũng muốn chàng trở thành địa chủ, nhưng chàng không thể chấp nhận cuộc sống ấy. Với Dũng, một cuộc sống nhàn nhã, hưởng thụ dựa trên sự bất công, áp bức bóc lột người khác là điều chàng không thể làm được. Dũng là nhân vật tư tưởng, vừa thể hiện khát vọng về tình yêu tự do lãng mạn của tuổi trẻ (trong đó sự thanh sạch, thầm kín được tôn thờ), vừa thể hiện tư tưởng tự do muốn ra đi, tham gia vào những hoạt động cách mạng (tuy còn mơ hồ và bí mật do hoàn cảnh lúc đó) để giải phóng cho cuộc đời tù túng, vô nghĩa của thanh niên nói riêng và cho cả dân tộc đang chìm đắm trong đêm trường nô lệ nói chung.

Nhân vật Dũng thể hiện khát vọng và lí tưởng hành động “ra đi” để được tự do bay nhảy, sống một cuộc đời có ích của một số thanh niên, trí thức đang bị nhấn chìm trong nỗi dằn vặt đau khổ, thấy mình nhục nhã, hèn kém vì phải sống cuộc đời trống rỗng, vô nghĩa, không có lí tưởng, không lối thoát. Những người bạn của

Dũng như: Trúc, Tạo, Thái, Xuân…cũng có chung tư tưởng và khát vọng như Dũng. Họ đều không bằng lòng với xã hội đương thời, đều thấy cô đơn, đau khổ trước cuộc sống hiện tại, băn khoăn về lí tưởng, mơ ước hành động lên đường hướng tới tự do, mong muốn “thoát ly” cuộc sống ngột ngạt, đơn điệu về tinh thần…

Nhân vật Dũng là hình ảnh của một người thanh niên trẻ tuổi với khát vọng tìm kiếm cho mình một lí tưởng sống - lí tưởng xã hội. Chàng đã đấu tranh đểđược lên đường. Nhất Linh đã gửi gắm những tâm sự và tư tưởng rất thành thực của mình qua hình tượng nhân vật Dũng. Đó là tư tưởng tự do dân chủ, mong muốn một xã hội không còn phi lí, bất công, con người được sống hoà hợp giữa cuộc đời với tâm hồn đểđược tự do phát triển nhân cách của mình.

Các nhân vật ở Đôi bạn là những nhân vật đại diện cho tầng lớp thanh niên mới, là những chiến sĩ đấu tranh cho các giá trị tự do dân chủ và nhân văn, luôn muốn vươn lên làm chủ cuộc sống với nhu cầu giải phóng thân thể và giải phóng tâm hồn, khát vọng tìm kiếm lí tưởng và cải cách xã hội.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết của Nhất Linh (Từ nhân vật tư tưởng đến nhân vật tâm lí) (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)