Đối thoại mang tính chất độc thoại (độc thoại hoá)

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết của Nhất Linh (Từ nhân vật tư tưởng đến nhân vật tâm lí) (Trang 96)

Tiểu kết chương

3.3.1.3. Đối thoại mang tính chất độc thoại (độc thoại hoá)

Đối thoại mang tính chất độc thoại là những lời đối thoại mà người nói vừa hướng về phía người nghe, vừa hướng vào con người bên trong của chính mình, tự nói với bản thân mình, vừa có lời đối thoại thuần tuý (lời đối thoại mà người nói chỉ hướng về phía người nghe). Hình thức đối thoại này xuất hiện khi một trong hai nhân vật tham gia cuộc trò chuyện chỉ theo đuổi những ý nghĩ riêng tư của mình và nói thành tiếng phần cuối của ý nghĩ đang diễn ra trong óc. Nhân vật ấy đang nói với người khác (về mặt hình thức giao tiếp) nhưng thực sự là nói với chính mình và nói cho chính mình mà không cần để ý, quan sát đến thái độ, phản ứng của người đang đối thoại với mình như thế nào. Một người mải để tâm theo đuổi những ý nghĩ thầm kín, riêng tư của mình với bao suy tưởng ùa đến, bao trạng thái cảm xúc mông lung nên lời nói của hai nhân vật tham gia cuộc đối thoại không hề ăn nhập với nhau. Có khi người này không giải thích nổi vì sao người kia lại có những ý kiến kì dị như thế và nổi hứng lên tranh cãi, hoặc tự nhiên thấy người kia quá thành khẩn đối với mình thì đâm ra cảm động.

Mặt khác, trong cuộc đối thoại, lời nhân vật không chỉ hướng tới đối tượng giao tiếp ngay bên mình mà còn muốn đối thoại với cả thế giới xung quanh mình, giải thích, thanh minh những việc mình làm, sám hối cho những tội lỗi mình đã gây ra…như muốn tìm kiếm sựđồng cảm, sẻ chia và tha thứđể lấy lại sự thanh thản cho cõi lòng. Qua hình thức đối thoại này, tác giả muốn thể hiện cái tôi cô đơn của con người - con người sống bên nhau, là bạn bè, là vợ chồng, là người quen nhưng mỗi người là một thế giới riêng khép kín. Đồng thời khi quan tâm miêu tả những biến thái tâm lí, tình cảm của nhân vật, tác giảđã có ý thức quên đi cái tôi cồng kềnh của chính mình. Phạm Thế Ngũ đã nhận xét như sau về Bướm trắng: “Người ta tưởng thấy rõ ảnh hưởng của Đôxtôiepxki, của Gide khi đọc những đoạn nhân vật Trương xem xét cái thiện cái ác dưới con mắt hòa đồng hay cúi xuống thăm dò cái hố sâu tội lỗi trong tâm hồn mình…Tất cả cái gì vẽ ra viết ra chỉđủ cần để diễn tả cái nhìn hướng nội” [50, 463]. Điều này đưa đến một đặc điểm trong Bướm trắng: Về hình thức, tưởng như các sự việc được nói tới trong đối thoại không hềăn nhập với nhau,

người nghe không kiểm soát được nội dung trong câu chuyện của người nói, có lúc chỉ biết thụ động lắng nghe, nhưng nội dung của lời nói lại cho ta thấy cả một thế giới tâm hồn đang vận động mãnh liệt bên trong, nó đa dạng phức tạp, đan xen của nhiều sắc thái tình cảm, nhiều hành động và trạng thái tâm lí. Qua hình thức đối thoại này, nhân vật của Nhất Linh thường hiện lên trong hình ảnh của những con người cô đơn, có cảm giác xa lạ với thế giới xung quanh mình, với gia đình, bè bạn, người yêu…

Trong Bướm trắng, thủ pháp này sử dụng không nhiều, chiếm một khối lượng không đáng kể, chỉ xuất hiện 5 lần trong cả tác phẩm, với chỉ có 29 câu trong tổng số 938 câu nhân vật nói trong toàn tác phẩm, nghĩa là chỉ chiếm 0,3%, nhưng rất có ý nghĩa trong sự thể hiện tâm lí, tính cách nhân vật. Nhân vật nói với người khác nhưng bằng tiếng “nói thầm”, “nói một mình”, “nói chỉ cốt cho một mình mình nghe”.

Độc đáo nhất trong những lời đối thoại mang tính chất độc thoại của tác phẩm là đoạn đối thoại giữa Trương với Mùi - cô hàng xén ngày xưa nay đã trở thành “một con đĩ què” tại nhà chứa trong cái đêm cuối cùng trước khi Trương vào tù. Đây là một trong những đoạn văn tiêu biểu cho phong cách Bướm trắng. Nhân vật “vừa nói vừa nghĩ ngợi, cố phân tích lòng mình để kể ra, và như thế chỉ cốt cho một mình mình nghe” [1, 209]. Đoạn đối thoại này rất quan trọng trong sự thể hiện tâm lí và tính cách nhân vật. Những dằn vặt, tự ý thức, tự lên án, tự mổ xẻ và những giằng xé nội tâm hết sức chân thành được phơi bày thông qua đối thoại vừa khiến cho người đọc không sao tránh khỏi sự xót thương và trân trọng, vừa thể hiện tâm lí nhân vật như một hành trình vô cùng phức tạp. Trương nói với Mùi - một gái giang hồ - không phải để cầu mong sự chia sẻ, sự cảm thông, mà “nói để cho nhẹ bớt gánh nặng”, nói “như một tín đồ sám hối với Đức Chúa Trời, trước khi nhắm mắt, chàng cũng đem hết các tội lỗi, các nỗi đau khổ ra kể lể với Mùi” [1, 208]. Lời đối thoại của Trương đôi khi ngắt quãng. Trương vừa nói vừa bóp mạnh vào cổ tay Mùi mỗi khi tự thấy mình đốn mạt quá, rồi nhích mép nhe răng nhưđùa với trẻ con. Tâm hồn Trương như mê loạn. Hai con mắt Trương dữ tợn. Chàng đưa hai tay bóp lấy cổ

Mùi. Mùi sợ hãi cười nịnh và cố lấy giọng âu yếm để nói với chàng. Chàng cười to lên mấy tiếng rồi chính mình lại cảm thấy ghê sợ khi nghe tiếng cười của mình. Cả một đời sống nội tâm dữ dội, hoảng loạn, vừa tỉnh táo vừa điên khùng được phơi bày trong một đoạn đối thoại pha lẫn độc thoại vô cùng độc đáo, cho thấy tâm lí nhân vật là một quá trình tự thân.

Đối thoại mang tính chất độc thoại đã giúp cho nhà văn phơi bày toàn bộ thế giới nội tâm của con người bấy lâu vẫn ẩn giấu. Căn cứ vào những lời miêu tả trực tiếp của người trần thuật, ta có thể thấy cuộc trò chuyện cùng Mùi và Trương mang tính chất sám hối, tự thú. Mùi chính là hiện thân của quá khứ không tội lỗi và trong sạch của Trương. Nhưng giờđây, Mùi cũng đang chấp chới bên bờ vực của sự sa ngã. Gặp lại Mùi Trương thấy “in trên nét mặt mếu máo và gầy gò của Mùi tất cả cái đau khổ của đời chàng”, con người Mùi là tấm gương soi của đời chàng, từ những người lương thiện trong sáng, nay trở thành những kẻ sa đọa, cả hai đều “tã” như nhau. Trương khao khát Mùi lại trở về cô hàng xén ngày xưa với cuộc sống trong sạch.

Trong dòng độc thoại của mình, chàng nhớ lại quá khứ. Ký ức hiện về trong hư vô, vừa thực vừa ảo, hình ảnh Thu, ngồi tù, bác sĩ Chuyên nhe răng cắn nát đời chàng, đứa bé con cắn quả táo, …Trương thấy cần phải nói tất cả với Mùi bởi lẽ Mùi sẽ không hiểu chuyện Trương nói, Mùi không biết Thu là ai, đồng thời nói với Mùi là Trương đang tự nói với chính con người của mình, nên Trương nói chậm chạp “cốt cho một mình mình nghe” như để an ủi, biện minh cho mình: “Chàng thấy cần phải nói để cho nhẹ bớt gánh nặng, và như một tín đồ sám hối với Đức Chúa Trời, trước khi nhắm mắt, chàng cũng đem hết các tội lỗi, các nỗi đau khổ ra kể lể với Mùi. Mùi vừa nghe vừa ngơ ngác nhìn Trương; nàng không hiểu rõ Trương định nói gì, và hiểu chàng nữa. Mùi cũng chỉ coi là những lời vu vơ của một người quá say. Lưỡi Trương líu lại: chàng nói chậm chạp, vừa nói vừa nghĩ ngợi, cố phân tích lòng mình để kể ra, và như thể chỉ cốt cho một mình mình nghe” [1, 208 - 209].

Đọc kĩ nội dung lời tự thú ấy, chúng tôi thấy không đơn giản chỉ là lời độc thoại đơn nhất của nhân vật, mà trong lời nói của nhân vật còn hàm chứa những lời

nói khác đã bị nhại lại: nhân vật lặp lại nguyên xi sự khẳng định của người khác về mình, chỉ đặt vào đó một sự đánh giá mới và nhấn mạnh nó theo cách của mình. Đây chính là một nét phong cách trong lời văn của Dostoievsky mà M.Bakhtin đã chỉ ra. Đó là việc nhà văn quan tâm đến “cái trạng thái chưa xác định - chưa quyết đoán”, miêu tả con người ở trước cái quyết định cuối cùng, ở thời điểm khủng hoảng và đột biến - một sựđột biến chưa kết thúc và không thể định trước của tâm hồn con người. Có thể tìm thấy ở ngôn ngữ của nhân vật Trương những biểu hiện tương tự:

“Em là một con đĩ, nhưng anh còn tệ hơn em vì anh là một thằng đi lừa… quá thế nữa…một thằng ăn cắp, nhưng ngồi tù xong là trảđược nợ. Còn nhưđi lừa một người con gái, yêu người ta, nhưng lại muốn người ta hết sức khổ vì mình, thấy người ta khổ vì mình lại sướng ngầm trong bụng… biết mình không xứng đáng nhưng cũng cố làm cho người ta trọng mình… đau khổ vì thấy mình khốn nạn

nhưng lại sung sướng mong mỏi người ấy cũng khốn nạn như mình; cái tội ấy

không có pháp luật nào trị, vì thật ra không phải là một cái tội. Anh thấy anh thật là khả ố, hành vi của anh khốn nạn, nhưng nếu bắt buộc phải sống trở lại thì anh sẽ làm lại đúng như thế (…) Nếu anh ngủ ngay với Thu như ngủ với Mùi, rồi thôi, mai không nghĩđến nữa, hết yêu, như vậy có lẽđểu giả thật - thiếu gì người đểu giả như

thế - đểu giả nhưng tội không thấy gì làm to lắm, vì hành vi ấy rất thường có. Đằng này không, anh lấy nể là yêu để đánh lừa người ta một cách khoái trá và cứ muốn kéo dài cuộc lừa dối ấy ra mãi mãi để cho mình vui thích. Mùi có thấy thằng nào đốn mạt, khả ố như anh không?" [1, 210].

Ở những chỗ lời nhân vật có xen kẽ những dấu chấm lửng, người đọc có thể nhận ra ngữ điệu đay nghiến, mỉa mai của nhân vật khi nhại lại lời nhận xét có thể có của người khác về bản thân nó. Còn những phần chúng tôi nhấn mạnh, chính là lời đối thoại ngầm của nhân vật đối với những lời nhận xét đó, âm sắc lời nói có vẻ cao hơn, vừa biểu hiện một sự bao biện, vừa ngầm bộc lộ tính thách thức, nhất là câu cuối: “Mùi có thấy thằng nào đốn mạt, khả ố như anh không?” còn thấy pha thêm giọng ngạo mạn nữa. Sau đó, Trương đổi cách xưng hô và cũng đổi cả giọng -

sử dụng giọng nói của giới giang hồ - giọng này Trương đã dùng với Phương, một nhân tình tạm bợ: “- Khi sung sướng quá tớ hay sinh ra gắt gỏng, Phương đừng giận nhé” [1, 116].

“- …Lại còn điều này nữa, là tớ nhận tớ khốn nạn thì không sao, chứ còn Thu, tớ bắt Thu phải trọng tớ, phải yêu tớ, không được cho đó là một việc xấu. Tớ vẫn bảo với Thu rằng tớ là một thằng khốn nạn, nhưng nếu một ngày kia (…) nếu một ngày kia mà tớ thấy Thu ghét tớ vì nhận thấy rõ cái khốn nạn của công việc làm thì thế nào tớ cũng giết Thu như thế này này…” [1, 210 - 211].

Nếu như ở phần đầu lời của Trương hướng về những kẻ đối thoại vô hình, chẳng hạn dư luận xã hội, thì ở phần sau, lời của Trương hướng về đối thoại với những người bạn chơi bời, phóng đáng của mình. Đó là một lời phân bua đầy vẻ kẻ cả, xấc xược và sĩ diện. Trương không thể chịu được khi người khác, nhất là Thu, “thấy rõ cái khốn nạn” của mình. Hóa ra Trương xem xét mình không phải để tự kiểm điểm, để ăn năn hối cải, để thấy mình là kẻđểu giả khốn nạn, mà để chứng tỏ rằng mình cũng chẳng đến nỗi nào, “thiếu gì người đểu giả như thế”. Như vậy, khi miêu tả nội tâm nhân vật bằng cách miêu tả sựđối mặt của nó với người khác, trong mối tác động qua lại của con người với con người, tác giả Nhất Linh đã khám phá ra được con người trong con người.

Với kiểu đối thoại mang tính chất độc thoại nhưng hàm chứa bên trong tư thế đối thoại ngầm này, Nhất Linh đã cho thấy thái độ của nhân vật đối với chính nó gắn liền với thái độ của nó đối với người khác và thái độ của người khác đối với nó. Do điểm nhìn trần thuật thay đổi, nhân vật, từ chỗ bị coi là đối tượng, đã trở thành chủ thể nhận thức và ý thức. “Cái gì trước kia tác giả làm giờđây nhân vật làm, nó tự soi rọi nó từ tất cả các giác độ có thể có, còn tác giả thì không còn soi sáng cái hiện thực của nhân vật nữa, mà soi sáng cái tự ý thức của nhân vật như một hiện thực cấp hai” [11, 242].

Ở ví dụ vừa nêu, dạng ngôn ngữ đối thoại đặc biệt này đã khiến cho những biện pháp miêu tả tâm lí trực tiếp được chuyển hóa thành sự tự nhận thức tâm lí của nhân vật. Điểm nhìn từ phía nhân vật với những nhận thức chủ quan về các biểu

hiện tâm lí, tình cảm của chính mình, cùng một số yếu tố nghệ thuật miêu tả tâm lí khác nhưđối thoại tâm lí, độc thoại nội tâm… đã tạo nên thế giới khép kín của tâm hồn nhân vật. Độc thoại nội tâm trong Bướm trắng đã chạm tới cả phần ý thức, phần tiềm thức, vô thức và cả bản năng trong tâm hồn nhân vật. Nhà nghiên cứu ĐỗĐức Hiểu đã cho rằng Nhất Linh đã để “ngòi bút của mình phiêu lưu với cuộc sống tâm linh của nhân vật (…) Ở đây, nhà văn sử dụng cả phân tích tâm lí, cả bản năng, cả linh cảm, tiềm thức, vô thức, nhà văn pha trộn quá khứ, hiện tại tương lai trong một phút giây…” [40, 388].

Trong một vài tình huống giao tiếp, lời đối thoại mang tính chất độc thoại được thể hiện bằng lời hai nghĩa: nghĩa tường minh dành cho người nghe, nghĩa hàm ẩn dành cho bản thân người nói. Chẳng hạn, sau khi đã đưa cho Thu bức thư bày tỏ tình yêu, mặc cảm về sự đe dọa của cái chết khiến Trương nhận thấy “tình yêu không giúp chàng gì cả, chỉ xui chàng đương làm hại đến đời Thu một cách độc ác không ngờ” [1, 71]. Chán nản, Trương đi lên một quảđồi và nghĩ đến việc tự tử. Khi chàng trở về, Thu hỏi: “Anh đi xa tới đâu?

Trương đáp: Tôi không đi tới đâu cả. Chàng nói tiếp:

- Thấy trời đẹp thì cứđi, chứ cũng chẳng biết là đi đến chỗ nào” [1, 75 - 76]. Đằng sau nghĩa tường minh là chỉ việc đi lên đồi, lời đối thoại này hàm chứa một lời độc thoại: Tình yêu của ta chỉ là tình yêu vô vọng (không đi tới đâu cả, chẳng biết là đi đến chỗ nào).

Hay Trương nói với ông chú về việc bán đất: “Thôi, chú cứ bán theo cái giá ấy: không cần nài thêm nữa. Cháu cần ngay và như thế cũng đủ rồi, để lâu sợ chậm việc của cháu mà lúc đó bán được giá cao, cháu cũng không biết dùng tiền làm gì?...” [1, 94].

Lời đối thoại trên đây hàm chứa một lời độc thoại: Ta sắp chết, số tiền như thế cũng đủ tiêu dùng trong những ngày còn lại trên đời rồi.

Trong Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, dạng lời đối thoại hàm chứa lời độc thoại như thế này chưa hề có.

Có thế nói với sự thay đổi vềđối tượng phản ánh chuyển từ những vấn đề xã hội sang thế giới nội tâm sâu kín của con người, ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh đã có bước phát triển mới, đạt được tới đặc điểm hiện đại trong việc khám phá và biểu hiện thế giới tâm hồn con người đầy bí ẩn và phức tạp.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết của Nhất Linh (Từ nhân vật tư tưởng đến nhân vật tâm lí) (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)