Đối thoại tâm lí

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết của Nhất Linh (Từ nhân vật tư tưởng đến nhân vật tâm lí) (Trang 87)

Tiểu kết chương

3.3.1.Đối thoại tâm lí

Ngôn ngữ đối thoại là sự giao tiếp qua lại (thường là giữa hai phía) trong đó vai người nói và vai người nghe được chuyển đổi luân phiên giữa những người tham gia giao tiếp. Mỗi phát ngôn đều được kích thích bởi phát ngôn có trước và là sự phản xạ lại phát ngôn ấy. Thuận lợi nhất cho ngôn ngữ đối thoại là những kiểu

tiếp xúc không mang tính quan phương, tính công cộng; là kiểu trò chuyện xuề xoà, giản dị, nói bằng khẩu ngữ, là không khí bình đẳng về tinh thần, đạo đức giữa những người phát ngôn. Đặc trưng cho ngôn ngữ đối thoại là sự luân phiên giữa những phát ngôn ngắn của những người phát ngôn khác nhau, nhưng yếu tố đối thoại cũng đã có mặt ở lời nói của một người, được kích thích bởi nét mặt và cử chỉ của người cùng trò chuyện.

Ngôn ngữđối thoại trong Bướm trắng vẫn giữđược nét giản dị, đời thường và phần nào thể hiện tính cách nhân vật nhưở các tiểu thuyết luận đề. Nhưng ở tiểu thuyết tâm lí, ngôn ngữ đối thoại đã đi sâu vào miêu tả đời sống nội tâm của con người hơn. Các hình thức của đối thoại đều nhằm bộc lộ những cảm xúc của nhân vật một cách tinh tế. Do hướng vào thể hiện đời sống tình cảm của con người cá nhân trong lĩnh vực tình yêu - một lĩnh vực rất đỗi riêng tư - nên tác giảđã sử dụng nhiều thủ pháp đối thoại đặc biệt để các nhân vật, dù sống trong môi trường đông người, dù cùng giao tiếp với những người khác nhưng những người yêu nhau vẫn tìm được những tín hiệu riêng mà chỉ có họ mới hiểu, còn những người khác thì không. Khảo sát những đoạn đối thoại tâm lí của tiểu thuyết Bướm trắng, chúng tôi thấy có những dạng thức sau: Đối thoại mang tính chất ám chỉ hay còn gọi là đối thoại ngầm, đối thoại qua những cử chỉ hay còn gọi là đối thoại không lời và đối thoại mang tính chất độc thoại.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết của Nhất Linh (Từ nhân vật tư tưởng đến nhân vật tâm lí) (Trang 87)