Tiểu kết chương
3.3.4. Mô tả hình thức bên ngoài của nhân vật trong mối quan hệ với thế giới nội tâm sâu kín
giới nội tâm sâu kín
Miêu tả hình thức bên ngoài của nhân vật - ngoại hình là một thủ pháp nghệ thuật không thể thiếu trong nghệ thuật nói chung và trong tiểu thuyết nói riêng. Nhân vật tiểu thuyết không chỉ được tập trung xây dựng tâm lí, tính cách mà còn được phân biệt bằng diện mạo bên ngoài - các bức tranh chân dung.
Ngoại hình là dáng vẻ bên ngoài của nhân vật bao gồm y phục, cử chỉ, tác phong, diện mạo...Ðây là yếu tố quan trọng góp phần cá tính hóa nhân vật.
Nếu như văn học cổ thường xây dựng ngoại hình nhân vật với những chi tiết ước lệ, tượng trưng thì văn học hiện đại thường đòi hỏi những chi tiết chân thực, cụ thể và sinh động. Ngoại hình nhân vật vừa có những nét riêng biệt, cụ thể, lại vừa mang những đặc điểm chung của những người cùng nghề nghiệp, tầng lớp, thời đại. M. Gorki khuyên các nhà văn phải xây dựng nhân vật của mình đúng như những con người sống và phải tìm thấy, nêu lên, nhấn mạnh những nét riêng độc đáo, tiêu biểu trong dáng điệu, nét mặt, nụ cười, khóe mắt...của nhân vật.
Trong văn học Việt Nam, việc miêu tả vẻđẹp ngoại hình của nhân vật đã có từ văn học dân gian và được kế thừa, phát triển cao hơn ở thời kì văn học trung đại. Tuy nhiên, chân dung của các nhân vật còn khá đơn giản, nó thường chỉđược miêu tả bằng một vài tính từ (như xinh đẹp tuyệt trần, xấu xí, khôi ngô tuấn tú, khoẻ mạnh …) hoặc luôn đi kèm với sự so sánh như: tóc đen như gỗ mun, da trắng như tuyết, môi đỏ như máu… Do tính chất nghi thức nên văn học trung đại khi miêu tả loại nhân vật nào thì phải tuân theo yêu cầu của loại nhân vật ấy. Chẳng hạn khi miêu tả một ông vua thì thường gắn với: sự sinh hạ kì lạ, thuở nhỏ có sự cố phi thường, khẩu khí phi phàm, tướng mạo xuất chúng,… Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na nhận thấy: “Trong văn học phương Đông, diện mạo nhân vật thường được quy vào một số công thức. Chẳng hạn “mặt rồng mũi cao”, “mắt sáng như sao”, “tiếng nói như chuông”, “sức bạt sơn, cử đỉnh”, “ngày đi ngàn dặm”, “thân cao bảy thước “, “mắt phượng mày ngài”, “râu hùm hàm én” …” [48, 82]. Và chính vì phải tuân theo những công thức ấy mà có khi tạo ra những mâu thuẫn trong miêu tả nhân
vật. Ví dụ: khi miêu tả Lê Chiêu Thống - nhân vật mà chính các tác giảđã phê phán là “Nước Nam ta từ khi có đế, có vương tới nay chưa từng thấy bao giờ có ông vua luồn cúi đê hèn như thế”. Song Chiêu Thống vẫn được tô điểm: mặt rồng mắt phượng, tiếng nói như chuông.
Đến thời cận đại, diện mạo của nhân vật vẫn chưa trở thành những chân dung sinh động, đậm tính cá thể. Các tác giả thường dùng thủ pháp ước lệ phác ra vài nét chấm phá. Tất cả những đặc điểm trên là do quan niệm thẩm mỹ của thời đại quy định. Nếu nhưở văn học dân gian, vẻđẹp ngoại hình chỉ là thứ “phụ tùng” của vẻđẹp tinh thần và chỉ có giá trị khi nó gắn với vẻđẹp tinh thần (như “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”); ở văn học cổđiển, vẻ đẹp ngoại hình được thể hiện trong sự tương phản sâu sắc với số mệnh (như “hồng nhan đa truân”, “hồng nhan bạc mệnh”), vẻ đẹp con người luôn đặt vào mối quan hệ mật thiết với thiên nhiên, vũ trụ, thì ở
Bướm trắng, Nhất Linh đã tái hiện con người cá nhân với những góc độ chân thật nhất. Vẻđẹp ngoại hình như là một yếu tốđể khám phá con người, nó là một yếu tố mang giá trị cá nhân, một tiêu chuẩn để đánh giá con người hoàn chỉnh của xã hội hiện đại.
Ngoại hình nhân vật cũng góp phần biểu hiện thế giới nội tâm sâu kín bên trong của nhân vật. Ðây cũng chính là sự thống nhất giữa cái bên ngoài và cái bên trong của nhân vật. Vì vậy, khi tính cách, đời sống bên trong của nhân vật thay đổi, nhiều nét bên ngoài của nhân vật cũng thay đổi theo.
Có thể nói, đến Nhất Linh, con người mới ý thức công khai được sắc đẹp tự thân là một yếu tố của giá trị cá nhân. Chính vì thế các góc cạnh của sắc đẹp được miêu tả chi tiết, từ nhiều góc độ. Nó không chỉ được miêu tả qua lời trần thuật của tác giả mà còn được miêu tả qua sự cảm nhận của nhân vật khác và sự cảm nhận của chính nhân vật. Vẻ đẹp của nhân vật của Nhất Linh vì thế còn là vẻ đẹp mang tính chất lý tưởng, nhân vật không chỉ đẹp ở hình thể mà còn có mối quan hệ mật thiết với trí tuệ bên trong. Nhưng một đặc điểm nổi bật ởđây là vẻ đẹp ngoại hình của nhân vật là vẻ đẹp hiện đại, cái đẹp mang tính chất đô thị. Bên cạnh miêu tả
những đường nét cơ thể, tác giả còn quan tâm đến việc miêu tả trang phục, trang điểm của nhân vật, cùng những khía cạnh khác của đời sống hiện đại.
Tóm lại, vẻ đẹp ngoại hình của con người trong tiểu thuyết Bướm trắng là phương diện tiêu biểu nhất của con người cá nhân đô thị. Nhưng không chỉ có vậy, vẻ đẹp ngoại hình đã thể hiện một giá trị mới về con người, một trình độ mới về cảm nhận con người - lần đầu tiên thể chất con người được miêu tả một cách vật chất, cảm tính, gợi cảm trong tính chất cá nhân, cá thể, với sác thái nhục cảm nhẹ nhàng, với đặc điểm giới tính, lứa tuổi. Đó chính là nét làm nên hấp đẫn, trẻ trung, tươi mát của cuốn tiểu thuyết này.
Đến thời đại Nhất Linh, quan niệm về cái đẹp đã khác trước. Vẻđẹp thể chất với Nhất Linh được xem là tiêu chuẩn để đánh giá con người hoàn toàn. Đúng như Lê Thị Dục Tú nhận xét: “Việc thể hiện vẻ đẹp thể chất trong văn xuôi Tự lực văn đoàn thể hiện một quan niệm thẩm mỹ mới có tính thời đại về vẻ đẹp của con người, đặc biệt là con người đô thị. Quan niệm này chịu ảnh hưởng của hai yếu tố mỹ học phương Đông và sự xâm nhập của mỹ học phương Tây” [64, 113]. Có thể nói lần đầu tiên trong văn học, ở tiểu thuyết Nhất Linh cũng như tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, con người có ý thức về sắc đẹp tự thân là một yếu tố của giá trị cá nhân. Khác với con người của văn học truyền thống đánh giá cái đạo đức cao hơn cái đẹp (cái nết đánh chết cái đẹp), con người của tiểu thuyết Nhất Linh công khai khẳng định vai trò của cái đẹp hình thức trong cuộc sống. Không phải ngẫu nhiên mà các nhân vật nữ chính trong các cuốn tiểu thuyết của Nhất Linh đều được miêu tả rất xinh đẹp. Người đọc tìm thấy rải rác trong tác phẩm của ông những đoạn văn ngắn, những câu văn miêu tả ngoại hình của nhân vật.
Sắc đẹp của Thu trong Bướm trắng là yếu tố đầu tiên gây thiện cảm với Trương. Trước đó, Trương đã từng suy nghĩ về nhan sắc của những người con gái mình từng gặp gỡ: “Đã nhiều lần rồi chàng thất vọng khi nhìn kỹ lại một người con gái mà thoạt trông chàng thấy đẹp hoàn toàn. Vẻ đẹp đánh lừa ấy là nhờở phấn sáp hay nhờở ánh đèn từng lúc. Lại có một người chàng trông lâu mới thấy đẹp dần lên, nhưng chàng vẫn khó chịu về cái cảm tưởng người ấy chắc không đẹp lắm vì lần
đầu tiên người ấy đã không đẹp” [1, 13], nhưng lần này, sự gặp gỡ với Thu hội tụ được cả hai yếu tố trên. Ngay cái chợt nhìn đầu tiên Trương đã phát hiện ra Thu đẹp: “hai con mắt to và đen, sáng long lanh như còn ướt nước mắt và đôi gò má không phấn sáp, ửng hồng, ẩn trong khuôn vải trắng. Vẻ buồn của tang phục làm lộ hẳn cái rực rỡ của một vẻđẹp rất trẻ và rất tươi. Nét mặt thiếu nữ, Trương thấy kiêu hãnh một cách ngây thơ và cái vẻ kiêu hãnh lại làm cho sắc đẹp thiếu nữ có ý vị hơn lên như chất chua của một quả mơ” [1, 10]. Và có thời gian nhìn kĩ, ngắm lâu, Trương “vẫn thấy Thu đẹp mà may quá người đẹp ấy lại là người mà mới nhìn chàng đã biết rằng có thể yêu mê man” [1, 13].
Việc thể hiện “con người bên ngoài” trong Bướm trắng của Nhất Linh luôn gắn liền với thế giới nội tâm sâu kín. Chính vì vậy, vẻ đẹp ngoại hình của các nhân vật không được miêu tả trực tiếp bằng ngôn ngữ người kể chuyện là tác giả giống như các tiểu thuyết trung đại, mà được miêu tả gián tiếp thông qua sự cảm nhận của các nhân vật. Điều này đưa đến bốn đặc điểm cơ bản trong cách thể hiện ngoại hình nhân vật trong tiểu thuyết của Nhất Linh.
Đặc điểm thứ nhất: vẻ đẹp ngoại hình của nhân vật luôn luôn phụ thuộc vào thế giới tình cảm của người đang cảm nhận về chúng. Chẳng hạn, trong thế giới nhân vật của Bướm trắng chỉ có Trương và Thu cảm nhận được vẻđẹp của nhau vì giữa hai nhân vật có một tình yêu tha thiết, và cũng chỉ có hai nhân vật được khắc hoạ về ngoại hình. Suốt thiên truyện chỉ có Thu cảm nhận được “Trương đẹp và có duyên. Hai con mắt Trương trông hơi là lạ, khác thường, tuy hiền lành, mơ màng nhưng phảng phất có ẩn một vẻ hung tợn; hai con mắt ấy Thu thấy là đẹp nhưng đẹp một cách não nùng khiến nàng xao xuyến như cảm thấy một nỗi đau thương” [1, 14]. Còn ngoài ra không có một người bạn nào khác cảm nhận về vẻđẹp ngoại hình của Trương, kể cả Cúc, Phương, Mùi, Nhan.
Đặc điểm thứ hai: Vẻ đẹp ngoại hình của nhân vật không được Nhất Linh miêu tả một cách tập trung như cách miêu tả thường thấy trong văn học cổđiển, mà hiện ra dần dần mang đến cho người đọc một sự thưởng thức từ từở những đường nét ấn tượng và gợi cảm giác thưởng thức. Có thể đây là một sự tiến bộ trong bút
pháp nghệ thuật miêu tả nhân vật. Sở dĩ có đặc điểm trên là do trong Bướm trắng, vẻ đẹp ngoại hình của nhân vật luôn gắn với những bước tiến mới trong tình cảm của nhân vật chính: Trương - Thu.
Đặc điểm thứ ba: Ngoại hình của nhân vật không được miêu tả toàn diện và các chi tiết cũng không được chú ý miêu tả ngang bằng nhau. Tác giả Nhất Linh chỉ tập trung miêu tả những chi tiết đường nét có liên quan đến việc bộc lộ thế giới tình cảm ở bên trong. Chính vì thế, hình ảnh đôi mắt của nhân vật được tác giả miêu tả nhiều nhất.
Đặc điểm thứ tư: Vẻ đẹp của nhân vật trong tiểu thuyết Bướm trắng thường được đặt trong một trường liên tưởng, so sánh. Chẳng hạn, có nhiều hình ảnh so sánh khi tác giả miêu tả vẻđẹp ngoại hình của nhân vật nữ chính:
- “Hai con mắt to và đen, sáng long lanh như còn ướt nước mắt”.
- “Hai con mắt của Nhan đen như hai chấm nhung trong bóng rối mờ mờ ”. Nhất Linh đã chọn được những hình ảnh đẹp để thực hiện những phép so sánh trong tiểu thuyết của mình. Nó không chỉ chứng tỏ một sự quan sát rất tinh tế, một trí tưởng tượng phong phú mà còn cho thấy sự sinh động trong việc sử dụng từ ngữ.
Nét mới trong ngôn ngữ miêu tả ngoại hình của nhân vật trong Bướm trắng là vẻ đẹp ấy gắn liền với những cảm nhận của nhân vật trong tác phẩm và mang màu sắc nhục cảm hơn trước. Điều đó khiến cho các nhân vật trong tác phẩm của Nhất Linh mang vẻ đẹp cả hình thể lẫn tâm hồn, thể hiện quan niệm thẩm mỹ của ông có sự kết hợp hài hoà cả truyền thống phương Đông và hiện đại phương Tây. Như vậy, miêu tả vẻ đẹp hình thể của nhân vật trong tiểu thuyết Bướm trắng của Nhất Linh đã góp phần khắc họa thế giới cảm xúc rất thật trong tâm hồn của các chàng trai, các cô gái trẻ đang yêu, phản ánh sự thay đổi về tư tưởng và nghệ thuật biểu hiện của ông trong lĩnh vực tiểu thuyết. Điều đó đã tạo nên sức hấp dẫn cho các sáng tác của Nhất Linh không chỉở một thời.
Bên cạnh những đặc điểm trên, vẻđẹp ngoại hình của nhân vật trong Bướm
bút của Nhất Linh không chỉ xinh đẹp mà còn thông minh. Sự thông minh của Thu được thể hiện qua tài ăn nói hài hước, có duyên và nhận thức về cuộc sống. Thêm vào đó, tình yêu trong sáng của Thu làm cho mọi người cảm phục. Nhân vật của Nhất Linh trong Bướm trắng còn mang vẻ đẹp của trang phục, của sự điểm trang - dấu vết của lối sống đô thị, của tân học. Như vậy, việc xây dựng ngoại hình nhân vật của Nhất Linh trong Bướm trắng có những bước tiến mới so với văn học truyền thống. Nó không còn là nhân tố giản đơn, tĩnh tại, bất biến mà có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ với mọi mặt của con người. Nó hiện dần theo sự cảm nhận của độc giả. Nó tham gia vào bộc lộ thế giới nội tâm bên trong của nhân vật cũng như góp phần biểu đạt quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người.