Mối quan hệ giữa các giải pháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 111)

8. Cấu trúc luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp

Để công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THPT có hiệu quả cần thực hiện linh hoạt và đồng bộ các giải pháp đã trình bày vì chúng có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau.

Trong 6 giải pháp nêu trên, giải pháp 1 “Nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên” và giải pháp 2 “ Nâng cao năng lực quản lý đối với cán bộ quản lý nhà trường” là hai giải pháp quan trọng và có ý nghĩa quyết định vì phải có nhận thức đúng mới có hành động đúng. Nhận thức của CBQL, GV đúng đắn sẽ là điều kiện để thực hiện tốt, hiệu quả các giải pháp còn lại.

Giải pháp 3 “Đổi mới công tác quy hoạch phát triển đội ngũ và tuyển dụng giáo viên” là giải pháp nền tảng, có tầm ảnh hưởng lâu dài, có tính chiến lược trong công tác nâng cao chất lượng đội ngũ GV.

Giải pháp 4 “Đổi mới công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên” là giải pháp căn cơ, thiết thực, phải thực hiện thường xuyên, phục vụ cho yêu cầu trước mắt và chiến lược phát triển lâu dài của nhà trường.

Giải pháp 5 “Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá đối với giáo viên” là giải pháp mang tính thúc đẩy sự tự giác, tiến bộ, phát triển về chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ GV trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và là cơ sở để đổi mới công tác quản lý cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục của nhà trường.

Giải pháp 6 “Vận dụng, thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với giáo viên” là giải pháp tạo động lực trực tiếp để GV yên tâm phấn khởi công tác, năng động sáng tạo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo một cách bền vững.

Các giải pháp nêu trên có sự tác động qua lại, bổ trợ lẫn nhau. Nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp thì chất lượng đội ngũ GV THPT từng bước được nâng lên.

3.4. Thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất

3.4.1. Mục đích thăm dò

Mục đích của việc thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp là để đánh giá một cách khách quan sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV khi áp dụng vào các trường THPT trong thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

3.4.2. Nội dung

Thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV THPT thành phồ Biên Hòa đã đề xuất.

3.4.3. Đối tượng

Thăm dò ý kiến 179 giáo viên, tổ trưởng chuyên môn của 5 trường THPT trên địa bàn thành phố Biên Hoà (152 GV và 27 TTCM).

- Xây dựng hệ thống các câu hỏi, các phiếu trưng cầu ý kiến dành cho TTCM, giáo viên THPT.

- Tổng hợp phiếu thăm dò của từng nhóm đối tượng, thống kê, xử lý số liệu.

3.4.5. Kết quả

3.4.5.1. Đánh giá tính cần thiết của các giải pháp

Bảng 3.1. Thống kê đánh giá tính cần thiết của các giải pháp đề xuất

S T T

CÁC NHÓM GIẢI PHÁP

Tính cần thiết (tỷ lệ %)

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết TT CM GV TT CM GV TT CM GV

1 Nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm

cho đội ngũ giáo viên 66,7 65,1 33,3 34,9 0 0

2

Nâng cao năng lực quản lý đối với cán bộ quản lý nhà trường (Hiệu trưởng, Phó HT, Tổ trưởng tổ chuyên môn)

51,9 58,6 44,4 40,1 3,7 1,3

3 Đổi mới công tác quy hoạch phát triển đội

ngũ và tuyển dụng giáo viên 40,7 60,5 55,6 35,5 3,7 4,0

4

Đổi mới công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên (hình thức, nội dung, phương pháp, chính sách)

48,1 63,2 52,0 36,8 0 0

5 Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá đối với

giáo viên 48,2 45,4 44,4 55,3 7,4 3,3

6 Vận dụng, thực hiện tốt các chế độ, chính

sách đối với giáo viên 74,1 67,8 25,9 32,2 0 0

Từ số liệu khảo sát trên cho thấy, cả hai nhóm đối tượng (TTCM và GV) đều nhận định các giải pháp đề xuất có tính cần thiết cao. Trong đó, giải pháp 1 “Nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên” và giải pháp 6 “Vận dụng, thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với giáo viên”

được đánh giá có tính cần thiết cao nhất. Điều này cũng phù hợp với thực tế là để nâng cao chất lượng đội ngũ GV thì quan trọng nhất vẫn xuất phát từ nhận thức đúng đắn của GV về sự cần thiết và trách nhiệm phải nâng cao chất lượng của bản thân trong công tác giảng dạy. Bên cạnh đó, với thực trạng về chế độ chính sách đối với GV còn bất cập như hiện nay thì việc “Vận dụng, thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với giáo viên” là giải pháp không thể thiếu để nâng cao chất lượng đội ngũ.

Đối với giải pháp 2 “Nâng cao năng lực quản lý đối với cán bộ quản lý nhà trường”, giải pháp 3 “Đổi mới công tác quy hoạch phát triển đội ngũ và tuyển dụng giáo viên” và giải pháp 5 “Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá đối với giáo viên” còn một số rất ít ý kiến băn khoăn cho rằng không cần thiết (3,7%), điều này xuất phát từ các đối tượng điều tra có vị trí công tác khác nhau, trình độ cũng không đồng đều, cho nên khi phân tích lý giải cũng theo ý kiến chủ quan của mình. Sự khác biệt, chênh lệch đó là điều tất nhiên nhưng không ảnh hưởng lớn đến kết quả chung của các giải pháp.

3.4.5.1. Đánh giá tính khả thi của các giải pháp

- Số ý kiến đánh giá ở mức độ “rất khả thi” và “khả thi” của 06 giải pháp đạt tỷ lệ trên 98%. Như vậy, các ý kiến đánh giá đều cho rằng các giải pháp đều có thể thực hiện được trong thực tế. Có 3,7% TTCM cho rằng giải pháp “Đổi mới công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên” và giải pháp “Vận dụng, thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với giáo viên” là không khả thi, đây là sự băn khoăn chính đáng vì nếu không có sự quyết tâm của những người làm giáo dục (CBQL, GV) thì việc thực hiện được giải pháp này trong thực tế cũng gặp những khó khăn.

Bảng 3.2. Thống kê đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất

STT CÁC NHÓM GIẢI PHÁP Tính khả thi (tỷ lệ %)

Rất khả thi Khả thi Không khả thi TT GV TT GV TT GV

CM CM CM

1 Nâng cao nhận thức và tinh thần

trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên 77,8 57,2 22,2 42,1 0 0,7

2

Nâng cao năng lực quản lý đối với cán bộ quản lý nhà trường (Hiệu trưởng, Phó HT, Tổ trưởng tổ chuyên môn)

55,6 66,4 44,4 33,6 0 0

3

Đổi mới công tác quy hoạch phát triển đội ngũ và tuyển dụng giáo viên

70,4 52,0 29,6 48,0 0 0

4

Đổi mới công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên

(hình thức, nội dung, phương pháp, chính sách)

48,1 50,6 47,1 47,4 3,7 0

5 Đổi mới công tác kiểm tra, đánh

giá đối với giáo viên 63,0 57,2 37,0 42,1 0 0,7

6

Vận dụng, thực hiện tốt các chế

độ, chính sách đối với giáo viên 74,1 56,6 22,2 42,7 3,7 0,7

Tóm lại, kết quả thăm dò cho thấy cả 06 giải pháp được đề xuất đều có tính cần thiết và tính khả thi cao, chứng tỏ các giải pháp được đề xuất là phù hợp, chặt chẽ, có cơ sở khoa học và có ý nghĩa thực tiễn.

Như vậy, nếu đưa các giải pháp này áp dụng vào thực tế ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Biên Hoà sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng đội ngũ giáo viên và công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở các trường THPT thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, chúng tôi đề xuất một số giải pháp cần thiết, cơ bản và phù hợp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Các giải

pháp này có mối liên hệ mật thiết, tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau và có tính khả thi cao, nếu được quan tâm thực hiện chắc chắn sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THPT thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của đề tài, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

1.1. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông, trong đó đi sâu nghiên cứu, phân tích những khái niệm cơ bản về ngũ giáo viên, chất lượng đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Đặc biệt, luận văn đã nêu rõ được vị trí, vai trò của người GV và những yêu cầu về phẩm chất, năng lực

đối với GV nhằm bảo đảm chất lượng GD và đáp ứng nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.

1.2. Trong những năm gần đây, các trường THPT trong thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, chú trọng công tác xây dựng, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Tuy nhiên, qua nghiên cứu thực trạng về chất lượng đội ngũ giáo viên và công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cho thấy đội ngũ giáo viên THPT chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới GD. Vì vậy, cần thiết phải đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, đáp ứng với yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020.

1.3. Trên cơ sở vấn đề lý luận, cùng với sự nhận định, phân tích thực trạng đội ngũ giáo viên và công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ GV ở các trường THPT, luận văn đề xuất 06 giải pháp cơ bản và phù hợp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Qua phân tích các giải pháp và qua thăm dò ý kiến đối với nhiều đối tượng trực tiếp liên quan đến nội dung các giải pháp cho thấy các giải pháp đề xuất là những giải pháp rất cần thiết, có tính khả thi cao và có đủ điều kiện, cơ sở để triển khai đại trà đối với các trường THPT ở thành phố Biên Hòa và có thể nghiên cứu để áp dụng đối với các trường THPT trong tỉnh Đồng Nai.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục

- Chỉ đạo các trường đại học đào tạo sinh viên sư phạm phải xây dựng chương trình đào tạo cho sát hợp chương trình giảng dạy và giáo dục trong nhà trường, phù hợp hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.

- Tham mưu, đề xuất Chính phủ xây dựng chế độ, chính sách về lương, phụ cấp cho nhà giáo tương xứng với vai trò, nhiệm vụ của người GV, theo đúng với quan điểm của Đảng “Lương của nhà giáo phải được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp” và “đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển” để vừa đảm bảo thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng cao tham gia vào đội ngũ nhà giáo vừa khuyến khích đội ngũ nhà giáo yên tâm, gắn bó với nghề.

- Xem xét điều chỉnh các quy định trong giáo dục như: Kiểm định chất lượng giáo dục, đánh giá, xếp loại giáo viên, quy định về dạy thêm học thêm, quy định về đào tạo, bồi dưỡng để các quy định có tính khả thi, phù hợp với yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục.

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai

- Căn cứ vào các quy định của Bộ GD&ĐT, xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên một cách thiết thực, hiệu quả, trong đó, quan tâm hướng dẫn việc đổi mới về nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp với đổi mới chương trình, yêu cầu ngày càng cao của công tác giảng dạy và giáo dục.

- Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá nghiêm túc đối với công tác tuyển dụng GV, công tác bồi dưỡng, công tác kiểm định chất lượng giáo dục của các trường THPT.

- Xây dựng quy trình và thực hiện việc bổ nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường THPT chặt chẽ, phù hợp đảm bảo bổ nhiệm được những CBQL có năng lực chuyên môn, năng lực quản lý và phải thực sự là người gương mẫu, có uy tín trong nhà trường, trong ngành giáo dục. Đồng thời, Sở tăng cường tổ chức tập huấn, bồi dưỡng hàng năm cho cán bộ quản lý giáo dục để nâng cao năng lực quản lý. Thực hiện nghiêm việc luân chuyển CBQL của các trường THPT theo đúng quy định.

2.3. Đối với cán bộ quản lý các trường THPT ở thành phố Biên Hòa

- Thường xuyên cập nhật các quy định của pháp luật liên quan đến các hoạt động trong nhà trường. Gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ, trong công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý.

- Xây dụng quy chế, nội quy, kế hoạch hoạt động cụ thể, công khai, dân chủ ngay từ đầu năm học. Tổ chức triển khai, thực hiện nghiêm túc theo các quy định, quy chế, kế hoạch đã đề ra.

- Thực hiện công tác đánh giá, kiểm tra các hoạt động trong nhà trường một cách thường xuyên, kịp thời, nghiêm túc, công bằng, khách quan.

- Xây dựng môi trường sư phạm thực sự lành mạnh, đoàn kết, hợp tác, tạo điều kiện để GV được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Quan tâm thực hiện việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hồng Anh (2010), Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội

ngũ giáo viên THPT quận 9, thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sỹ

chuyên ngành Quản lý giáo dục, Đại học Vinh.

2. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2004), Chỉ thị 40-CT/TW về nâng cao

chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

3. Đặng Quốc Bảo (1998), Những vấn đề cơ bản về quản lý Giáo dục, trường cán bộ quản lý trung ương 1.

4. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam

hướng tới tương lai - Vấn đề và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT

ngày 28/3/2011 Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Quyết định số 6639/2011/QĐ-BGDĐT

ngày 29/12/2011 Quy hoạch Phát triển nhân lực ngành Giáo dục giai đoạn 2011-2020.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT

ngày 16/4/2008 Ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT

ngày 22/10/2009 Ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT

ngày 22/10/2009 Ban hành quy định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

10. Bộ Nội vụ (2006), Quyết định 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 Ban

hành Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập.

11. Bộ Nội vụ (2012), Thông tư số 16/2012/TT-BNV ngày 28/12/2012 Ban hành Quy chế thi tuyển, xét tuyển viên chức; Quy chế thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức và Nội quy kỳ thi tuyển, thi thăng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 111)