Khả năng tự phát triển của giáo viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 61)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.8. Khả năng tự phát triển của giáo viên

Bảng 2.13. Thống kê đánh giá khả năng tự phát triển của giáo viên

Nội dung đánh giá

Mức độ thực hiện Tốt Khá TB Yếu TT CM đánh giá GV tự đánh giá TT CM đánh giá GV tự đánh giá TT CM đánh giá GV tự đánh giá TT CM đánh giá GV tự đánh giá

1. Khả năng tự học để nâng cao năng

lực chuyên môn 50,2 67,1 41,9 30,9 7,9 2,0 0 0

2. Khả năng thu thập, trao đổi, phân

tích thông tin để cập nhật kiến thức 55,0 37,5 34,9 58,6 10,1 3,9 0 0

3. Khả năng trao đổi, học tập, chia sẻ

kinh nghiệm với đồng nghiệp 61,9 49,3 31,2 47,4 6,9 3,3 0 0

4. Khả năng tiếp tục học cao hơn để

nâng cao trình độ 38,5 45,4 46,3 43,4 15,2 11,2 0 0

5. Khả năng thích nghi với sự phát

triển của tri thức, môi trường, xã hội 44,5 48,7 46,8 47,4 8,7 3,9 0 0

6. Khả năng tìm tòi học hỏi để vận dụng các phương pháp mới vào công tác giảng dạy, giáo dục học sinh

53,6 47,4 35,8 47,4 10,6 5,2 0 0

Trung bình chung 49,9 42,7 7,4 0

Theo kết quả khảo sát ở bảng 2.13 cho thấy hầu hết khả năng tự phát triển của GV được đánh giá từ khá trở lên, đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển đội ngũ GV trong nhà trường. Tuy nhiên, nhiều GV tự đánh giá thấp trong khả năng thu thập, trao đổi, phân tích thông tin để cập nhật kiến thức và khả năng tiếp tục học cao hơn để nâng cao trình độ (10-15% GV và TTCM đánh giá ở mức trung bình), điều này cũng khá phù hợp với thực trạng

về cơ cấu độ tuổi của GV vì thông thường những GV lớn tuổi thì sẽ gặp hạn chế về khả năng tự phát triển (14,7% GV ở độ tuổi trên 50 - bảng 2.5)

2.3. Thực trạng các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THPT mà các cấp QL đã thực hiện

Có 6 nội dung lớn và 16 nội dung cụ thể được đưa ra khảo sát đối với 27 tổ trưởng chuyên môn và 152 GV các trường THPT trong thành phố Biên Hòa. Kết quả thống kê ở (Bảng 2.14) cho thấy, các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ đang được các trường quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, ngoài các quy định bắt buộc thì mức độ triển khai các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ phụ thuộc nhiều ở nhận thức của CBQL nhà trường, Vì vậy, mức độ thực hiện các hoạt động cũng có những kết quả khác nhau đáng kể giữa các trường.

Bảng 2.14. Thống kê đánh giá hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ trong nhà trường

Nội dung các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ trong nhà trường

Mức độ thực hiện Tốt Khá TB Yếu TT CM đánh giá GV tự đánh giá TT CM đánh giá GV tự đánh giá TT CM đánh giá GV tự đánh giá TT CM đánh giá GV tự đánh giá

1. Công tác quy hoạch, tuyển dụng GV 26,0 31,7 37,0 50,0 33,3 13,1 3,7 5,2

ngũ giáo viên

3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển

giáo viên 38,9 30,0 37,0 46,4 19,5 22,1 4,6 1,5

- Đào tạo, bồi dưỡng về tư tưởng chính

trị, đạo đức lối sống 59,3 50,0 37,0 47,3 3,7 2,7 0 0

- Đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức pháp

luật 48,1 18,5 37,0 65,7 14,9 15,8 0 0

- Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn,

nghiệp vụ 37,0 43,4 40,7 15,8 22,3 38,1 0 2,7

- Đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ, tin

học 11,1 7,9 33,3 56,6 37,0 31,6 18,6 3,9

4. Công tác đánh giá giáo viên 56,4 57,7 35,5 38,2 8,1 4,1 0 0

- Đánh giá về phẩm chất đạo đức 55,6 52,6 44,4 47,4 0 0 0 0

- Đánh giá về hoạt động giảng dạy 44,5 46,6 37,0 47,4 18,5 6,0 0 0

- Đánh giá về thực hiện quy chế chuyên

môn 51,9 67,8 37,0 29,6 11,1 2,6 0 0

- Đánh giá về công tác chủ nhiệm 59,3 63,8 33,3 30,9 7,4 5,3 0 0

- Đánh giá về các hoạt động: Đảng,

đoàn thể, ngoài giờ lên lớp, phong trào… 70,4 57,9 25,9 35,5 3,7 6,6 0 0

5. Năng lực quản lý của CBQL nhà trường 33,3 35,7 40,8 40,8 25,9 19,7 0 3,8

- Năng lực lập kế hoạch 37,0 38,1 40,8 46,0 22,2 15,9 0 0

- Năng lực tổ chức 33,3 25 37,0 42,1 29,7 28,9 0 4,0

- Năng lực lãnh đạo 26,0 40,8 44,4 32,9 29,6 21,0 0 5,3

- Năng lực kiểm tra 37,0 38,8 40,8 42,1 22,2 13,1 0 6,0

6. Chế độ, chính sách, đãi ngộ đối với GV

phù hợp với đặc trưng nghề nghiệp 29,6 28,3 40,8 42,8 29,6 21,7 0 7,2

Trung bình chung 38,7 40,0 19,1 2,2

2.3.1. Công tác quy hoạch phát triển đội ngũ, tuyển dụng giáo viên

Các trường THPT ở thành phố Biên Hòa đã xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giai đoạn 2010-2015. Tuy nhiên, công tác xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên của các trường hầu hết còn mang tính hình thức. Hiệu trưởng chưa thực sự nhận thức được tầm quan trọng của công tác xây dựng quy hoạch nên quy hoạch chủ yếu vẫn ở việc tính toán số lượng giáo viên thiếu trong từng năm học để thực hiện tuyển dụng vào cuối mỗi năm học, chưa thực hiện theo đúng trình tự của công tác lập quy hoạch đội ngũ (33,3% TTCM và 13,1% GV đánh giá việc thực hiện công tác quy hoạch, tuyển dụng

GV trong nhà trường hiện nay ở mức trung bình, 3,7 - 5,2% đánh giá ở mức yếu).

Công tác tuyển dụng nhân sự là khâu quan trọng, là một trong những yếu tố tạo nên chất lượng của đội ngũ. Quy trình tuyển dụng phải đáp ứng được các yêu cầu: Tuyển dụng phải xuất phát từ kế hoạch hoạt động của nhà trường và quy hoạch nguồn nhân lực; tuyển dụng được những người có chuyên môn cần thiết cho công việc để đạt được hiệu quả công tác tốt nhất; tuyển dụng được nhũng người có phẩm chất tốt, yêu nghề, gắn bó với công việc của nhà trường.

Tuy nhiên, thực tế và qua kết quả khảo sát công tác quy hoạch, tuyển dụng giáo viên tại các trường THPT (Bảng 2.14) cho thấy, mặc dù đã có quy trình khá chặt chẽ trong công tác tuyển dụng, nhưng chất lượng tuyển dụng của các trường THPT đạt kết quả chưa cao, do một số nguyên nhân:

- Trong quá trình xét duyệt hồ sơ dự tuyển có sự “ưu tiên” đối với một số đối tượng dự thi. Khi thi, ở phần thực hành giảng dạy, nhiều lúc còn mang tính chủ quan của thành viên hội đồng xét tuyển, việc lựa chọn bài thực hành giảng dạy cho thí sinh thiếu tính khách quan, chưa công bằng. Thí sinh chỉ được thực hành dạy 01 tiết nên khó đánh giá chính xác năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm (trong khi đó điểm thực hành hệ số 2).

- Công tác thanh tra, kiểm tra việc tuyển dụng GV ở các trường THPT của Sở GD & ĐT ít khi tổ chức thực hiện.

- Chỉ những sinh viên mới tốt nghiệp ra trường, chưa công tác ở trường công lập mới phải trải qua quy trình tuyển dụng như trên, còn đối với giáo viên thuyên chuyển công tác thì hiệu trưởng trực tiếp xem xét để trình Sở GD&ĐT quyết định tuyển dụng. Điều này dẫn đến trình trạng phổ biến ở các trường THPT trong thành phố Biên Hòa là nguồn giáo viên bổ sung chủ yếu

từ các huyện chuyển về. Những sinh viên mới ra trường, mặc dù có thể là sinh viên giỏi, có năng lực cũng ít có cơ hội được tuyển vào các trường THPT công lập trong thành phố.

Như vậy, vấn đề đặt ra trong công tác quy hoạch phát triển đội ngũ và tuyển dụng giáo viên ở các trường THPT cần phải xem xét và có giải pháp phù hợp để tạo ra nguồn lực trẻ, tài năng, nhiệt tình, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.

2.3.2. Công tác bố trí, sử dụng giáo viên

Theo kết quả khảo sát (Bảng 2.14) cho thấy, công tác bố trí, phân công đội ngũ giáo viên tương đối hợp lý (mức độ tốt và khá khoảng 84%). Hiện nay, hầu hết các trường THPT trong thành phố Biên Hòa đều đủ giáo viên nên việc phân công giảng dạy, phân công chủ nhiệm lớp được thực hiện được theo đúng quy định của Bộ Giáo dục (2,25 giáo viên/lớp, 17 tiết/tuần), không còn tình trạng giáo viên phải dạy chéo môn như những năm trước đây, rất ít giáo viên phải dạy vượt số tiết theo quy định. Đây cũng là yếu tố thuận lợi để bảo đảm chất lượng giáo dục trong nhà trường.

Tuy nhiên, vẫn còn 26% TTCM và 5,9% GV đánh giá công tác bố trí, sử dụng giáo viên chỉ đạt mức độ trung bình (Bảng 2.14). Như vậy, chất lượng của công tác bố trí, sử dụng giáo viên không chỉ phụ thuộc vào số lượng giáo viên của trường mà còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực quản lý của hiệu trưởng và phó hiệu trưởng. Nếu bố trí tổ trưởng tổ chuyên môn và phân công giáo viên không hợp lý (cả nể, thiếu khách quan, không khoa học, thiếu công bằng) thì không phát huy hết năng lực của đội ngũ, dễ gây ra sự phân bì, chán nản trong thực hiện nhiệm vụ, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.

Việc phân công, sử dụng giáo viên phải xuất phát từ yêu cầu bảo đảm chất lượng giáo dục và quan tâm đến hoàn cảnh, nguyện vọng của giáo viên, đồng thời, phải bảo đảm tính khoa học, công bằng, vừa sức và đúng các quy định. Để thực hiện được điều này, đòi hỏi phải tăng cường nâng cao nhận thức và năng lực quản lý cho cán bộ quản lý nhà trường.

2.3.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên

Trong những năm gần đây, Bộ GD & ÐT đã chỉ đạo, tổ chức nhiều đợt tập huấn bồi dưỡng nâng cao trách nhiệm, đạo đức nhà giáo và năng lực nghề nghiệp cho giáo viên. Ðặc biệt là các nội dung đổi mới về PPDH và đánh giá kết quả học tập, về áp dụng các hình thức tổ chức giáo dục và dạy học tiên tiến, hiện đại (PPDH tích cực, phương pháp bàn tay nặn bột, phương pháp dạy học theo dự án, phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục ở mô hình trường học mới VNEN...); các phương pháp giáo dục kỹ năng sống, giáo dục di sản, giáo dục văn hóa truyền thống, giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và thảm họa thiên tai, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy và học... Chương trình bồi dưỡng và nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo theo những yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp GV và chuẩn cán bộ quản lý các cấp đã giúp mỗi nhà giáo ở cương vị công tác của mình, thường xuyên học tập và rèn luyện để nâng cao mức đạt được theo các yêu cầu của chuẩn về phẩm chất đạo đức; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực tìm hiểu môi trường và đối tượng giáo dục; năng lực phối hợp với gia đình, cộng đồng và xã hội trong công tác giáo dục, về năng lực phát triển nghề nghiệp. Nhưng qua khảo sát thì công tác đào tạo bồi dưỡng hiện nay trong nhà trường cũng cần được quan tâm và tăng cường hơn nữa (kết quả khảo sát ở bảng 2.14 có trên 20% TTCM và GV đánh giá công tác này chỉ đạt mức trung bình và 4,6% TTCM, 1,5% GV đánh giá ở mức yếu).

Qua khảo sát thực tế cho thấy công tác đào tạo, bồi dưỡng về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống cho đội ngũ GV đang được các nhà trường quan tâm thực hiện theo chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo và của Thành ủy Biên Hòa (chi, đảng bộ trường học trực thuộc Thành ủy Biên Hòa). Hàng năm, vào cuối hè, các trường THPT đều tổ chức bồi dưỡng chính trị cho đội ngũ giáo viên. Ngoài ra, giáo viên là đảng viên chiếm khoảng 33% (Bảng 2.7) cũng thường xuyên được cập nhật, bồi dưỡng về chính trị tư tưởng thông qua các buổi sinh hoạt chi bộ nhà trường.

Tuy nhiên, việc nâng cao nhận thức cho giáo viên thông qua công tác bồi dưỡng về chính trị, đạo đức lối sống vẫn chưa được thực hiện thường xuyên, nội dung bồi dưỡng chưa thiết thực, chưa thực sự gắn liền với công tác giảng dạy và giáo dục học sinh (3,7% TTCM và 2,7% GV đánh giá mức độ thực hiện là trung bình - bảng 2.14). Trong các buổi họp hội đồng, sinh hoạt tổ chuyên môn, sinh hoạt các tổ chức đoàn thể của nhà trường, chủ yếu vẫn tập trung cho công tác chuyên môn, chưa dành thời gian hợp lý cho công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức lối sống cho giáo viên. Điều này, xuất phát từ các nguyên nhân chính: CBQL nhà trường chưa thực sự thấy được tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng về chính trị, đạo đức lối sống đối với đội ngũ GV; thiếu các chuyên gia, báo cáo viên trong lĩnh vực này; nội dung bồi dưỡng còn mang nặng tính lý luận, chưa gắn liền với đặc trưng nghề nghiệp; đội ngũ GV ít quan tâm, chưa thấy được nhu cầu cần phải bồi dưỡng về chính trị, đạo đức lối sống.

Một trong những mục tiêu quan trọng của nền giáo dục nước ta là giáo dục nhân cách, giáo dục làm người. Tư tưởng, lối sống là biểu hiện của nhân cách được hình thành và phát triển trong môi trường gia đình, nhà trường và xã hội. Muốn giáo dục chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh đạt hiệu quả thì mỗi GV cần phải là những người có tư cách đạo đức tốt và là tấm gương

mẫu mực, xử lý các vấn đề kỹ năng trong cuộc sống linh hoạt, hiệu quả. Người GV phải luôn nêu cao tính chuẩn mực, gương mẫu đối với học sinh thông qua việc nâng cao nhận thức chính trị, trau dồi đạo đức nghề nghiệp và phẩm chất đạo đức, lối sống.

Vì vậy, công tác bồi dưỡng bồi dưỡng về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống cho đội ngũ giáo viên phải được quan tâm thực hiện thường xuyên, bằng nhiều hình thức phong phú và hiệu quả, để xây dựng đội ngũ giáo viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và lương tâm nghề nghiệp trong sáng, tích cực học tập, không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp sư phạm, có lối sống và cách ứng xử chuẩn mực, thực sự là tấm gương cho học sinh noi theo.

2.3.3.2. Đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức pháp luật

Để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh thì giáo viên cũng phải là người có kiến thức cơ bản về pháp luật. Trong thời gian qua, Sở GD&ĐT đã phối hợp với các cơ quan chức năng mở các lớp tập huấn về kiến

thức pháp luật cho cán bộ, giáo viên của các trường THPT trên địa bàn tỉnh, như Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, một số quy định của Bộ luật dân sự về quyền nhân thân, thừa kế, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân gia đình, giáo dục phòng chống ma túy và chất gây nghiện ở trường THPT... Đây là một trong những hoạt động thực hiện Đề án ‘Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” giai đoạn 2013- 2016 và triển khai Kế hoạch phối hợp giữa Sở Tư pháp, Sở Giáo dục và Đào tạo về phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học.

Việc tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật nhằm trang bị kiến thức pháp luật cho đội ngũ giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường, tạo sự chuyển biến về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật và hành vi chấp hành pháp luật của nhà giáo,

cán bộ quản lý giáo dục, đồng thời, góp phần giáo dục ý thức pháp luật, đạo đức, lối sống, rèn luyện hành vi ứng xử cho học sinh ngay từ trên ghế nhà.

Tuy nhiên, công tác bồi dưỡng kiến thức pháp luật trong thời gian qua chủ yếu tập trung cho đối tượng là CBQL và GV dạy công dân mà chưa thực hiện việc lồng ghép để bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho tất cả giáo viên (đặc biệt là đội

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 61)