Tình hình giáo dục của thành phố Biên Hòa

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 43)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.3. Tình hình giáo dục của thành phố Biên Hòa

2.1.3.1. Khái quát về tình hình giáo dục

Trong những năm gần đây, khi đất nước bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, tình hình KT- XH thành phố Biên Hoà có nhiều chuyển biến đáng kể, GD & ĐT có bước phát triển tốt. Công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục được giữ vững, chất lượng được nâng dần lên. Công tác xã hội hóa GD được triển khai sâu rộng, đạt kết quả khả quan, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực GD.

Về mạng lưới trường lớp học, tính đến đầu năm học 2013 - 2014, toàn

thành phố Biên Hòa có:

• 55 trường mẫu giáo (04 trường đạt chuẩn quốc gia, 31 trường công lập, 24 trường tư thục) và 448 nhóm lớp ngoài công lập được Ủy ban nhân dân phường, xã cấp phép, với tổng số học sinh 51.811 em (đạt tỷ lệ 53% so với tổng số trẻ em trong độ tuổi).

• 53 trường Tiểu học (06 trường đạt chuẩn quốc gia, 51 trường công lập, 02 trường tư thục) với tổng số học sinh 69.348 em (đạt tỉ lệ 100% so với tổng số trẻ em trong độ tuổi).

• 30 trường THCS (05 trường đạt chuẩn quốc gia) với tổng số học sinh 40.840 em (đạt tỉ lệ 98,6% so với trẻ trong độ tuổi).

• 18 trường THPT: 03 trường chuẩn quốc gia, 10 trường THPT công lập (01 trường THPT chất lượng cao và 01 Trường THPT chuyên), 08 trường THPT ngoài công lập (06 trường nhiều cấp học: tiểu học - trung học cơ sở và THPT), với tổng số học sinh 19.947 em.

Cơ sở vật chất của các trường, từng bước được trang bị khang trang. Trường lớp được kiên cố hoá, thiết bị dạy học được trang bị cơ bản đầy đủ, xây dựng được nhiều thư viện đạt chuẩn, các phòng thí nghiệm - thực hành, đa số trường đều có phòng máy vi tính và các thiết nghe - nhìn phục vụ hiệu quả cho công tác dạy và học.

Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên:

- Đối với mầm non: Tổng số lao động là: 984; trong đó: cán bộ quản lý: 81; giáo viên: 610 (biên chế: 225; hợp đồng: 385); nhân viên: 293 (biên chế: 83; hợp đồng: 210).

- Đối với tiểu học: Tổng số lao động là 2.544, trong đó cán bộ quản lý 135, giáo viên 2.084 (kể cả tổng phụ trách), nhân viên: 325. Tỷ lệ giáo viên

trên lớp 1 buổi là 1,2 và tỷ lệ giáo viên trên lớp 2 buổi là 1,4. Hiện còn thiếu giáo viên mỹ thuật, thể dục, nhân viên y tế, thư viện, thiết bị.

- Đối với trung học cơ sở: Tổng số lao động là 2.068, trong đó cán bộ quản lý 82, giáo viên 1.752, tổng phụ trách 30, nhân viên 204. Tỷ lệ giáo viên các trường công lập là 1,9 giáo viên/lớp. Phòng Giáo dục và Đào tạo đã bố trí đủ giáo viên để thực hiện đầy đủ chương trình giảng dạy theo qui định, tuy nhiên ở một số trường vẫn còn thiếu giáo viên thể dục, tin học.

- Đối với trung học phổ thông: Tổng số lao động là 1259, trong đó cán bộ quản lý 46, giáo viên 1105, nhân viên 108.

Về cơ sở vật chất:

- Đối với bậc học mầm non: Hầu hết cơ sở vật chất ở các trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố đã xuống cấp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngân sách chỉ “ưu tiên thành lập và xây dựng mới các cơ sở giáo dục mầm non công lập ở vùng nông thôn. Việc xã hội hóa, kêu gọi sự đầu tư xây dựng trường mầm non chưa thu hút được sự tham gia của các thành phần kinh tế. Trong khi đó, ở thành phố Biên Hòa tập trung nhiều công chức, công nhân và người dân lao động có nguyện vọng đưa con gửi ở các trường mầm non công lập nên càng tạo thêm áp lực nặng nề cho các trường.

- Đối với bậc tiểu học: Trong năm học 2012-2013, thành phố đã xây dựng hoàn thành, nghiệm thu và đưa vào sử dụng nhiều công trình với số phòng học khá lớn, đã giải quyết được cơ bản nhu cầu học tập của con em trong địa phương.

- Đối với bậc trung học cơ sở: Ngoài những trường đạt chuẩn quốc gia và một số trường mới xây dựng thì hầu hết các trường còn lại đều thiếu phòng bộ môn. Một số trường sử dụng tạm phòng học để bố trí làm phòng bộ môn nên hiệu quả hoạt động không đảm bảo.

- Đối với bậc trung học phổ thông: Các trường THPT trên địa bàn được đầu tư khá đầy đủ, khang trang, 100% phòng học kiên cố, các trường đều có phòng thư viện, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn. Tuy nhiên một số trường chưa đầu tư đủ các phòng chức năng để đáp ứng nhu cầu dạy học.

2.1.3.2. Thực trạng giáo dục THPT thành phố Biên Hòa Về quy mô trường, lớp, học sinh:

Thành phố Biên hòa có 10 trường THPT công lập, trong đó có 01 trường THPT chất lượng cao Trấn Biên và 01 Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh. Hệ thống các trường THPT ở thành phố được hình thành với mạng lưới rộng khắp cả thành phố, tạo thuận lợi cho việc huy động học sinh đến trường.

Bảng 2.1. Quy mô trường, lớp, học sinh các trường THPT công lập thành phố Biên Hoà STT Trường Năm học 2010 - 2011 2011 - 2012 2012 – 2013 Số lớp Tổng số học sinh Số lớp Tổng số học sinh Số lớp Tổng số học sinh 1 Lương Thế Vinh 32 825 32 816 32 916 2 Ngô Quyền 30 1.365 29 1.358 29 1.271 3 Trấn Biên 45 1.910 45 1.858 45 1.785 4 Nam Hà 30 1.293 30 1.320 31 1.361 5 Chu Văn An 18 817 16 708 16 683 6 Tam Hiệp 32 1.406 31 1.308 30 1.265 7 Lê Hồng Phong 40 1.984 39 1.736 38 1.568 8 Nguyễn Trãi 32 1.464 31 1.354 31 1333 9 Nguyễn Hữu Cảnh 29 1.231 28 1.239 29 1255 10 Tam Phước 30 1.303 30 1.269 30 1254 Tổng 318 13.598 311 12.966 311 12.682

Số lượng học sinh và số lớp học tương đối ổn định trong những năm qua. Từ năm học 2012-2013 trở về trước, bình quân có 45 học sinh/lớp. Riêng trong năm học 2013-2014, do lượng học sinh tốt nghiệp THCS giảm 4.000 học sinh và để thực hiện được Nghị quyết của Tỉnh ủy về tăng cường phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, Sở GD&ĐT tạo xin chủ trương và được sự đồng ý của UBND tỉnh cho giảm sĩ số học sinh/lớp đối với các trường THPT thành phố Biên Hòa xuống 41 học sinh/lớp để bảo đảm tỷ lệ phân luồng (83% học sinh sau tốt nghiệp THCS sẽ tiếp tục học ở bậc THPT, 17% học sinh tốt nghiệp THCS sẽ vào học nghề) và không phải cắt giảm số lượng giáo viên. Đây là điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng giáo dục bậc THPT.

Về chất lượng giáo dục

Bảng 2.2. Chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh THPT thành phố Biên Hoà

Năm học

Hạnh kiểm % Học lực % Tốt

Nghiệp THPT

Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém

2009 - 2010 82.96 14.72 2.13 0.19 13.42 44.94 36.58 4.98 0.08 94,81 2010 - 2011 86.22 11.47 2.04 0.27 14.43 46.22 34.45 4.76 0.14 97,27 2011 - 2012 85.88 12.30 1.45 0.37 14.73 50.76 30.86 3.57 0.06 100 2012 - 2013 85.15 13.18 1.44 0.23 14.94 52.05 29.9 3.04 0.07 99,98

(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai)

Kết quả thống kê ở bảng 2.2 cho thấy, chất lượng giáo dục THPT thành phố Biên Hòa ngày càng được khẳng định qua các năm học. Chất lượng dạy và học đang từng bước được nâng lên: Tỷ lệ học sinh đạt học lực khá giỏi ngày càng tăng (67%) và số lượng yếu, kém giảm dần, giáo dục mũi nhọn được chú ý đầu tư nhiều hơn và gặt hái được nhiều kết quả mà thể hiện của nó là sự thành công của học sinh trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, học sinh

giỏi quốc gia và tỷ lệ học sinh đậu đại học, tốt nghiệp THPT được nâng lên qua từng năm học.

Cơ sở vật chất, thiết bị

Ngành giáo dục tỉnh Đồng Nai tiếp tục đầu tư và phát triển cơ sở vật chất trường học, xây dựng, hiện đại hóa trường THPT chuyên, trường THPT chất lượng cao. Hầu hết các trường THPT trong thành phố đều có quy hoạch tốt, khuôn viên đẹp và được quan tâm đầu tư nâng cấp cải tạo.

Bảng 2.3. Thống kê cơ sở vật chất các trường THPT công lập thành phố Biên Hòa

STT Trường Số lớp

Phòng học Phòng theo chức năng

Tổng số Kiên cố Phòng tin học

Phòng bộ

môn Thư viện

1 Lương Thế Vinh 32 32 32 3 3 1 2 Ngô Quyền 29 30 30 2 3 1 3 Trấn Biên 45 45 45 3 16 1 4 Nam Hà 30 22 22 2 6 1 5 Chu Văn An 16 12 12 1 2 1 6 Tam Hiệp 31 18 18 2 2 1 7 Lê Hồng Phong 39 27 27 2 3 1 8 Nguyễn Trãi 31 18 18 2 2 1 9 Nguyễn Hữu Cảnh 28 24 24 1 3 1 10 Tam Phước 30 40 40 2 5 1 Tổng 311 268 268 20 45 10

(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai)

Tất cả các phòng học đều được trang bị bảng chống lóa, một số phòng học được trang bị cả máy projector. Nhìn chung, các trường đều có phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện, phòng nghe nhìn và được mua sắm các thiết bị khá đầy đủ, đáp ứng nhu cầu về đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo điều kiện tốt cho học sinh học tập. Tuy nhiên, qua bảng thống kê cho thấy, chỉ có 03 trường là có đủ phòng để tổ chức học 01 buổi cho toàn trường, còn lại 07 trường phải chia các khối lớp học 02 buổi. Vì vậy, các trường gặp khó khăn

trong việc bố trí phòng học trái buổi cho học nghề, hướng nghiệp, ngoài giờ lên lớp, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo. Hầu hết các trường chưa đủ phòng bộ môn theo quy định.

2.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ GV THPT thành phố Biên Hòa

2.2.1. Số lượng giáo viên

Bảng 2.4. Thống kê số lượng GV các trường THPT công lập thành phố Biên Hòa năm học 2013 - 2014.

STT Trường Số lượng GV Số lớp học Tỷ lệ GV/lớp

Nhu cầu GV năm học 2013- 2014 (theo tỷ lệ 2,25 GV/lớp) Thừa Thiếu 1 Lương Thế Vinh 94 32 2,93 0 0 2 Ngô Quyền 67 29 2,31 1 0 3 Trấn Biên 103 45 2,28 0 0 4 Nam Hà 71 31 2,29 1 0 5 Chu Văn An 39 16 2,43 3 0 6 Tam Hiệp 69 30 2,30 1 0 7 Lê Hồng Phong 84 38 2,21 0 2 8 Nguyễn Trãi 69 31 2,22 0 1 9 Nguyễn Hữu Cảnh 62 29 2,13 0 4 10 Tam Phước 69 30 2,30 1 0 Tổng 727 311 2,33 7 7

(Nguồn Sở Giáo dục và Đào tạo)

Nhìn chung, hiện nay số lượng giáo viên THPT các trường công lập ở thành phố Biên Hòa tương đối đủ theo quy định của Bộ Giáo dục (2,25 giáo viên/lớp). Tuy nhiên, so với nhu cầu còn thiếu 07 giáo viên (bảng 2.4) và theo số liệu thông kê tại bảng 2.5 thì năm học 2014 - 2015 sẽ thiếu thêm 18 giáo viên nữa (do nghỉ hưu). Mặt khác, cũng theo thông kê (bảng 2.5), đến thời điểm này, có 107 giáo viên trong độ tuổi từ 51 - 60, đây là những giáo viên sẽ nghỉ hưu trong những năm tới. Điều này cho thấy, từ năm học 2014 - 2015 và những năm tiếp theo, hầu hết các trường THPT ở thành phố Biên Hòa đều thiếu giáo viên. Vì vậy, cần phải có kế hoạch

trong công tác quy hoạch và tuyển dụng giáo viên để bảo đảm bù đắp sự thiếu hụt về số lượng, đồng thời, đảm bảo về chất lượng của đội ngũ GV.

2.2.2. Cơ cấu đội ngũ giáo viên

2.2.2.1. Cơ cấu giáo viên theo độ tuổi

Qua thống kê cho thấy (bảng 2.5), ở tất cả các trường giáo viên có độ tuổi từ 30-50 có tỷ lệ cao nhất, đây là những giáo viên có thâm niên nghề nghiệp, có kinh nghiệm trong giảng dạy và giáo dục học sinh, là nhân tố thiết yếu để khai thác, sử dụng trong tổ chức. Đây cũng là đội ngũ tập trung nhiều cán bộ quản lý và là đội ngũ kế cận, nguồn nhân lực chính để thay thế các vị trí chủ chốt trong nhà trường.

Giáo viên trẻ dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 19,1%, số giáo viên này phần lớn được tuyển dụng trong những năm gần đây, họ được đào tạo chính thống, đủ tiêu chuẩn, nhiệt tình trong công tác, có khả năng tiếp thu nhanh những tri thức hiện đại, thuận lợi cho công tác quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo. Tuy nhiên, đội ngũ trẻ cũng bộc lộ sự thiếu kinh nghiệm trong nghề nghiệp, đặc biệt là công tác giáo dục học sinh; họ còn thiếu sự gắn bó, dễ bị chi phối vì kinh tế, hoàn cảnh gia đình (đặc biệt là đối với các nữ giáo viên sinh và nuôi con nhỏ). Vì vậy, đội ngũ giáo viên trẻ cần được quan tâm trong công tác bồi dưỡng, giáo dục đạo đức, tư tưởng để nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm; quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao tay nghề.

Bảng 2.5. Thống kê cơ cấu giáo viên THPT theo độ tuổi

STT

Trường

Số lượng GV

Dưới 30 tuổi Từ 30-50 tuổi Từ 51-60 tuổi Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Nữ: 54; Nam: 59 1 Lương Thế Vinh 94 31 33 41 43,6 22 23,4 2 2 Ngô Quyền 67 11 16,4 36 53,7 20 29,9 2

3 Trấn Biên 103 13 12,6 65 63,1 25 24,3 2 4 Nam Hà 71 12 16,9 52 73,2 7 9,9 2 5 Chu Văn An 39 16 41,0 22 56,4 1 2,6 0 6 Tam Hiệp 69 9 13,0 49 71,1 11 15,9 2 7 Lê Hồng Phong 84 11 13,1 71 84,5 2 2,4 0 8 Nguyễn Trãi 69 8 11,6 47 68,1 14 20,3 4 9 Nguyễn Hữu Cảnh 62 11 17,7 46 74,2 5 8,1 4 10 Tam Phước 69 17 24,6 52 75,4 0 0 0 Tổng 727 139 19,1 481 66,2 107 14,7 18

(Nguồn Sở Giáo dục và Đào tạo)

Độ tuổi từ 51 – 60 chiếm tỷ lệ 14,7%, đây là lực lượng giáo viên chín muồi trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh, là những tấm gương sáng về sự tận tâm, về lòng yêu nghề, về kinh nghiệm nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên trẻ noi theo. Các tổ trưởng tổ chuyên môn các trường cũng đa số năm trong độ tuổi này. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên 51 - 60 tuổi cũng có những hạn chế nhất định như: Ngại thay đổi, bảo thủ, thiếu nhạy bén trong ứng dụng công nghệ thông tin và trong đổi mới phương pháp dạy học; sức khỏe giảm sút, tư tưởng muốn nghỉ ngơi cũng phần nào ảnh hưởng đến công việc. Trong vòng 05 năm tiếp theo, phần lớn giáo viên ở độ tuổi này sẽ nghỉ hưu, vì vậy, nếu không có kế hoạch trong tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên kế cận thay thế ngay từ bây giờ thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục của các trường THPT.

2.2.2.2. Cơ cấu giáo viên theo giới tính

Tỷ lệ giáo viên nam và giáo viên nữ có sự chênh lệch khá lớn, cụ thể trong 727 giáo viên THPT có 195 nam (tỷ lệ 26,8%) và 532 nữ (tỷ lệ 73,2%). Do tính chất đặc thù nghề nghiệp nên nữ giới chọn nghề giáo viên nhiều hơn nam giới, đây cũng là điều kiện thuận lợi trong công tác giáo dục đối với bậc học phổ thông. Tuy nhiên, với tỷ lệ nữ giới cao thì các cơ sở giáo dục sẽ gặp nhiều khó khăn trong bố trí, phân công chuyên môn,

bảo đảm giờ dạy khi có nhiều giáo viên nữ nghỉ hộ sản và nghỉ do con ốm. Mặt khác, giáo viên nữ cũng gặp những hạn chế nhất định trong quá trình tham gia học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đặc điểm này cần phải được xem xét để có giải pháp thích hợp, bảo đảm chất lượng giáo dục và nâng cao chất lượng đội ngũ.

2.2.3. Phẩm chất đạo đức và thái độ nghề nghiệp

Qua khảo sát tự đánh giá của GV về phẩm chất đạo đức và thái độ nghề nghiệp và đánh giá của TTCM đối với GV trong tổ (bảng 2.6) cho thấy các GV và TTCM đều đánh giá cao về phẩm chất đạo đức và thái độ nghề nghiệp của GV. Giữa GV và TTCM khá tương đồng về kết quả đánh giá tiêu chí này, đặc biệt có 02 chỉ tiêu quan trọng là “Chấp hành đúng chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước” và “Có lòng thương yêu học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 43)