Đổi mới công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 98)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Đổi mới công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên

nhà trường phải năm vững những quy định, yêu cầu của quy trình tuyển dụng và nhận thức được tầm quan trọng của công tác tuyển dụng đối với chất lượng giáo dục của nhà trường.

- Xây dựng quy chế tuyển dụng dựa trên các quy định, hướng dẫn của cấp trên và phù hợp với điều kiện của nhà trường.

- Bố trí đủ nhân lực, thời gian, kính phí cho công tác tuyển dụng.

- Sở GD&ĐT phải tăng cường sự kiểm tra trực tiếp công tác tuyển dụng của các trường, tránh để khi có khiếu kiện mới tiến hành kiểm tra.

3.2.4. Đổi mới công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáoviên viên

3.2.4.1. Mục tiêu

- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên để xây dựng một đội ngũ GV có chất lượng cao, phát triển về chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng giảng dạy, thực hiện tốt những yêu cầu đổi mới giáo dục, phục vụ cho chiến lược phát triển lâu dài của nhà trường.

- Tham gia hoạt động đào tạo, bồi dưỡng giúp GV thuận lợi khi thay đổi chương trình mới, thích ứng nhanh với sự thay đổi và thách thức của thời đại; nâng cao ý thức, phương pháp, thói quen tự học của GV.

3.2.4.2. Nội dung:

- Đổi mới về nội dung đào tạo, bồi dưỡng. - Đổi mới về hình thức đào tạo, bồi dưỡng. - Đổi mới về phương pháp đào tạo, bồi dưỡng.

- Đổi mới về công tác đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng.

3.2.4.3. Biện pháp thực hiện

a) Đổi mới về nội dung đào tạo, bồi dưỡng:

- Đổi mới nội dung đào bồi dưỡng về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống:

+ Hiệu trưởng căn cứ vào chương trình, nội dung bồi dưỡng về chính trị của ngành và căn cứ điều kiện, đặc điểm của đội ngũ giáo viên nhà trường để xây dựng nội dung bồi dưỡng về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong nhà trường sát thực với đặc điểm, nhiệm vụ của GV.

+ Trong quá trình bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ, phẩm chất đạo đức của người GV phải được coi trọng. Trong bất cứ hoàn cảnh nào người thầy cũng phải xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Bồi dưỡng cho GV tác phong gương mẫu, xác định trách nhiệm cho GV dù trong hoàn cảnh nào cũng không được làm hoen ố danh dự người thầy.

+ Hiệu trưởng phải xây dựng thói quen làm việc có kỷ cương, nề nếp, lương tâm, trách nhiệm thông qua bồi dưỡng tư tưởng chính trị cho thầy cô giáo, xây dựng nội quy chặt chẽ, nghiêm túc trong triển khai thực hiện và thường xuyên kiểm tra, giám sát.

+ Bồi dưỡng lòng nhân ái sư phạm cho đội ngũ giáo viên là nội dung quan trọng trong công tác bồi dưỡng đạo đức giáo viên. Lòng nhân ái - tình yêu thương con người là cái gốc của đạo lý làm người. Với giáo viên thì tình yêu thương ấy là cốt lõi, là cội nguồn sâu xa của lý tưởng nhân văn, là đặc trưng của giáo dục. Tình thương yêu học sinh là điểm xuất phát của mọi sự sáng tạo sư phạm và làm cho giáo viên có trách nhiệm cao với công việc. Tình yêu thương học sinh thể hiện trong các hoạt động dạy học và giáo dục, đó cũng là điểm xuất phát của tình yêu nghề nghiệp. ý thức, thái độ và tình

yêu nghề nghiệp thể hiện ở việc không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức để trở thành tấm gương sáng, gây niềm tin đạo đức trước học sinh và nhân dân. Phải làm cho mọi giáo viên thấm nhuần khẩu hiệu "Tất cả vì học sinh thân yêu" thông qua các buổi sinh hoạt tập thể: Họp hội đồng, họp chi bộ, sinh hoạt công đoàn, chi đoàn giáo viên, sinh hoạt chủ nhiệm…

- Đổi mới nội dung đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn:

+ Bồi dưỡng giáo viên theo chủ đề của môn học, nội dung bồi dưỡng xuất phát từ nhu cầu và đề xuất của giáo viên, gắn với thực tiễn giảng dạy và có thể tuyển chọn người dạy từ chính những người có tay nghề giỏi trong nhà trường.

+ Bồi dưỡng khả năng nắm bắt mục đích yêu cầu từng bài, kiểu bài; có đủ kiến thức để dạy tất cả các khối lớp.

- Đổi mới nội dung đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm: Tập trung đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học (chuẩn bị cho giờ dạy, soạn giáo án, thực hiện giờ dạy trên lớp, tổ chức hướng dẫn học sinh thực hành; ra đề thi, đánh giá kết quả học tập của học sinh), hoạt động giáo dục học sinh, công tác chủ nhiệm lớp, hoạt động nghiên cứu, triển khai và ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào việc đổi mới quá trình dạy học.

- Đổi mới nội dung bồi dưỡng kiến thức khoa học bổ trợ:

+ Bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học gằn liền với những nội dung: Thiết kế bài giảng và sử dụng các phương tiện hiện đại, tìm kiếm và cập nhật thông tin trên Internet, nghiên cứu tài liệu chuyên môn của nước ngoài. Ngoài ra, có thể phân loại các đối tượng GV theo trình độ, độ tuổi, nhu cầu để xây dựng nội dung bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ cho phù hợp.

+ Cần quan tâm bồi dưỡng cho GV về khoa học giáo dục, tâm lý, giao tiếp sư phạm, phương pháp nghiên cứu khoa học, hiểu biết về chính trị - xã

hội để nâng cao sự hiểu biết về xã hội, phục vụ trong công tác giảng dạy, giáo dục học sinh và tạo tiềm năng tự học, tự nâng cao trình độ.

b) Đổi mới về hình thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng

Phải đa dạng hóa các hình thức đào tạo, bồi dưỡng, như:

- Bồi dưỡng tại trường: Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng tại trường

mang lại hiệu quả cao phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của đa số giáo viên. Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên dạy giỏi các cấp là những cốt cán trong công tác bồi dưỡng. Họ vừa là người gương mẫu đi đầu trong việc bồi dưỡng, vừa có trách nhiệm giúp đỡ những thành viên trong tổ. Cải tiến nội dung và hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn cũng mang lại hiệu quả bồi dưỡng tốt.

+ Tổ chức hội giảng (như hội giảng chào mừng theo chủ điểm, hội thi chọn giáo viên giỏi trường) tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ sư phạm để khích lệ giáo viên có tình yêu nghề nghiệp và say sưa bồi dưỡng tay nghề.

+ Tổ chức học tập, hội thảo theo chuyên đề: Có thể mời chuyên gia, chuyên viên Sở để cung cấp những kiến thức cập nhật và giải quyết những băn khoăn, thắc mắc của giáo viên khi dạy những bài khó, chương khó. Nhà trường có thể tự tổ chức, giao cho tổ trưởng chuyên môn, những người có năng lực cao chuẩn bị nội dung theo chủ đề hội thảo. Khi đã thống nhất thì phải quyết tâm biến nó thành hiện thực sâu rộng.

+ Đầu tư xây dựng thư viện và tổ chức hoạt động thư viện góp phần không nhỏ trong công tác bồi dưỡng. Thư viện phải có đầy đủ sách giáo khoa, sách hướng dẫn, nhiều sách tham khảo, các loại báo và tạp chí đặc biệt là báo và tập san chuyên ngành thiết thực phục vụ giảng dạy và giáo dục, khuyến khích giáo viên mượn đọc, học tập. Trang bị máy tính nối mạng tại phòng GV và thư viện để GV có thể sử dụng cập nhật kiến thức.

+ Cần dành nhiều thời gian cho sinh hoạt chuyên môn và ưu tiên cho việc bồi dưỡng nâng cao tay nghề. Các công việc hành chính có thể thông báo trên bảng, không biến buổi sinh hoạt chuyên môn thành buổi thông báo hành chính sự vụ. Tổ trưởng chuyên môn cần tăng cường công tác quản lý GV, phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu của GV trong chuyên môn để hỗ trợ, bồi dưỡng. Đặc biệt tổ chức phân công những GV có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn vững hướng dẫn, giúp đỡ đối với GV mới và GV yếu để giúp họ vươn lên đáp ứng yêu cầu của trường.

+ Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu và ứng dụng khoa học. Khuyến khích động viên phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm làm đồ dùng dạy học. Cần tổ chức nghiệm thu sáng kiến kinh nghiệm một cách nghiêm túc, có sự đánh giá khách quan và những sáng kiến kinh nghiệm cần được áp dụng phổ biến cho giáo viên toàn trường.

+ Tổ chức các lớp học ngoại ngữ và tin học cho giáo viên. Có thể động viên giáo viên theo học ở các trung tâm, nhưng cách làm tốt nhất là tự tổ chức tại trường bằng cách vận động, khuyến khích giáo viên bộ môn giảng dạy, giáo viên học góp kinh phí ở mức độ vừa phải và nhà trường có thể sử dụng tiền trong quỹ khuyến học để hỗ trợ. Tổ chức tự tập huấn ứng dụng CNTT trong giảng dạy, quản lý điểm.

Bồi dưỡng ngắn hạn: Cử GV tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn

nghiệp vụ ngắn hạn do Sở hoặc Bộ tổ chức theo chuyên đề. Sau khi tham dự phải nghiêm túc tổ chức phổ biến, áp dụng trong nhà trường, có đánh giá, kiểm tra việc thực hiện.

Học các lớp đào tạo bồi dưỡng từ xa: Bố trí, tạo điều kiện để giáo viên

Học các lớp tập trung: Vận động và cử giáo viên tham gia dự thi các lớp

đào tạo thạc sỹ, nhất là những giáo viên trẻ, giáo viên có năng lực, có thành tích cao. Việc chọn cử GV đi học phải hợp lý, công bằng, dân chủ và phải tạo điều kiện, hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo. Bố trí GV đi học phải khoa học để vừa nâng cao trình độ cho GV vừa bảo đảm thực hiện tốt kế hoạch giảng dạy của nhà trường.

Học theo cụm trường: Tổ chức học chuyên đề cùng với các trường trong

khu vực, mời các chuyên viên hoặc những GV có năng lực, uy tín, được tham dự các chuyên đề báo cáo.

Bồi dưỡng qua tự học, tự rèn: Xây dựng nội dung này thành một phong

trào thi đua. Giáo viên đăng ký vấn đề tự học theo định kỳ. Sau đó viết thu hoạch, trình bày để giáo viên toàn trường hoặc tổ thảo luận, đánh giá, góp ý. Bồi dưỡng qua tự học, tự rèn đối với giáo viên phải xây dựng thành ý thức thường xuyên.

c) Đổi mới về công tác đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng.

Để nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng, thì phải tiến hành đổi mới nội dung, phương pháp bồi dưỡng và đổi mới việc đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng GV.

- Về phương pháp đánh giá: Đổi mới cách thức đánh giá bồi dưỡng thường xuyên theo hướng giúp cho người học biết tự đánh giá, tự rút kinh nghiệm học tập. Nhóm chuyên môn và tập thể sư phạm được tham gia góp ý kiến, nhận xét rút kinh nghiệm về kết quả học tập của thành viên trong nhóm. Hiệu trưởng, trưởng ban tổ chức, giảng viên lớp học đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên thông qua kết quả vận dụng vào bài giảng của giáo viên trong từng đơn vị trường. Khắc phục việc kiểm tra đánh giá mang tính hình thức, đối phó.

- Về nội dung đánh giá: Phải coi trọng việc GV biết vận dụng kiến thức, kĩ năng được học tập vào bài giảng, biết đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của sự nghiệp phát triển GD là mục đích chính của việc bồi dưỡng thường xuyên. Đánh giá sự nhận thức, ý thức của GV về vấn đề được bồi dưỡng (do TTCM đánh giá thông qua dự giờ).

- Việc đánh giá, cấp chứng chỉ không nên gây nặng nề, căng thẳng cho GV nhưng phải phản ánh đúng thực chất sự tham gia, nỗ lực của GV (có thể đánh giá bằng những bài kiểm tra, kết hợp đánh giá việc theo dõi, tham gia trong quá trình bồi dưỡng). Qua đó, gúp GV tiến bộ, tích cực, tự giác hơn trong việc tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng.

- Tạo điều kiện để GV được trực tiếp góp ý, đánh giá về nội dung, hình thức phương pháp của khóa học bồi dưỡng. Qua đó, hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, người trực tiếp lên lớp sẽ rút kinh nghiệm để điều chỉnh chương trình, nội dung, phương pháp bồi dưỡng cho phù hợp.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện

- Việc đổi mớicông tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên phải được xuất phát từ chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT. Các cấp QLGD phải xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho từng giai đoạn và theo từng năm học, trong đó phải quan tâm hướng dẫn việc đổi mới về nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp với đổi mới chương trình, yêu cầu ngày càng cao của công tác giảng dạy và giáo dục.

- Hiệu trưởng các trường THPT phải nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với việc nâng cao chất lượng giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Từ đó, đề ra chỉ tiêu, xây dựng kế hoạch cụ thể cho công tác đào tạo, bồi dưỡng của trường. Đồng thời, chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho GV

trong tổ sát đúng với yêu cầu giảng dạy bộ môn, phù hợp với đặc điểm nhân sự của từng tổ. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của tổ chuyên môn phải cụ thể cho từng năm và có tầm nhìn đào tạo cho cả giai đoạn.

- Công tác đánh giá hiệu quả của hoạt động đào tạo bồi dưỡng phải được thực hiện nghiêm túc, kịp thời dựa trên những quy định, quy chế đánh giá do nhà trường xây dựng. Qua việc đánh giá, kịp thời điều chỉnh những hạn chế của GV trong việc tham gia đào tạo, bồi dưỡng, đồng thời rà sát để điều chỉnh về nội dung, phương thức bồi dưỡng để mang lại hiệu quả ứng dụng trong giảng dạy và giáo dục học sinh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 98)