Các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên THPT

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 35)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên THPT

Chất lượng đội ngũ giáo viên được đánh giá dựa trên các tiêu chí cơ bản: Số lượng đội ngũ giáo viên, cơ cầu đội ngũ giáo viên, phẩm chất đạo đức của đội ngũ GV, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ GV [21, tr.47].

Hiện nay, công tác đánh giá GV THPT được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT 22/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

về Ban hành quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông, gồm 06 tiêu chuẩn và 25 tiêu chí [8]:

Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống (có 05 tiêu chí: Phẩm chất chính trị; đạo đức nghề nghiệp; ứng xử với học sinh; ứng xử với đồng nghiệp; lối sống, tác phong).

Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục (có 02 tiêu chí: Tìm hiểu đối tượng giáo dục; tìm hiểu môi trường giáo dục).

Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học (có 8 tiêu chí: Xây dựng kế hoạch dạy học; đảm bảo kiến thức môn học; đảm bảo chương trình môn học; vận dụng các phương pháp dạy học; sử dụng các phương tiện dạy học; xây dựng môi trường học tập; quản lý hồ sơ dạy học; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh).

Tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục (có 06 tiêu chí: Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục; giáo dục qua môn học; giáo dục qua các hoạt động giáo dục; giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng; vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục; đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh).

Tiêu chuẩn 5: Năng lực hoạt động chính trị, xã hội (gồm 02 tiêu chí:

Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng; tham gia hoạt động chính trị, xã hội).

Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề nghiệp (gồm 02 tiêu chí: Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện; phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục).

* Theo quy định, giáo viên đạt chuẩn được chia thành 3 cấp độ:

- Loại xuất sắc: Tất cả các tiêu chí đạt từ 3 điểm trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt 4 điểm và có tổng số điểm từ 90 đến 100.

- Loại khá: Tất cả các tiêu chí đạt từ 2 điểm trở lên, trong đó phải có ít

nhất 15 tiêu chí đạt 3 điểm, 4 điểm và có tổng số điểm từ 65 đến 89.

- Loại trung bình: Tất cả các tiêu chí đều đạt từ 1 điểm trở lên nhưng không xếp được ở các mức cao hơn.

* Giáo viên chưa đạt chuẩn (loại kém) nếu tổng số điểm dưới 25 hoặc từ 25 điểm trở lên nhưng có tiêu chí không được cho điểm.

* Quy trình đánh giá, xếp loại GV theo Chuẩn được tiến hành trình tự theo các bước:

Bước 1: GV tự đánh giá, xếp loại (theo mẫu phiếu) Bước 2: Tổ CM đánh giá, xếp loại (theo mẫu phiếu)

Bước 3: Hiệu trưởng đánh giá, xếp loại GV (theo mẫu phiếu). Kết quả được thông báo cho GV, tổ CM và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.

Ngoài đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp, công tác đánh giá, xếp loại GV, THPT còn thực hiện theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập [10]; Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về Ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo [7]. Theo các quy định trên, căn cứ vào nội dung đánh giá và tiêu chuẩn xếp loại, người đứng đầu các cơ sở giáo dục thực hiện phân loại giáo viên theo 04 loại sau:

- Loại xuất sắc: Là những giáo viên có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống xếp loại tốt; chuyên môn, nghiệp vụ xếp loại tốt.

- Loại khá: Là những giáo viên không đủ điều kiện xếp loại xuất sắc, đạt các yêu cầu sau: Có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và chuyên môn, nghiệp vụ xếp từ loại khá trở lên.

- Loại trung bình: Là những giáo viên không đủ điều kiện xếp loại xuất sắc, loại khá và đạt các yêu cầu sau: Có phẩm chất chính tri, đạo đức, lối sống xếp loại trung bình trở lên; chuyên môn, nghiệp vụ xếp loại trung bình.

- Loại kém: Là những giáo viên có một trong các xếp loại sau đây: Phẩm chất chính tri đạo đức, lối sống xếp loại kém; Chuyên môn, nghiệp vụ xếp loại kém.

* Việc đánh giá xếp loại giáo viên được tiến hành theo trình tự sau:

Bước 1: Cá nhân viết bản tự nhận xét, đánh giá, xếp loại theo nội dung đánh giá, tiêu chuẩn xếp loại quy định.

Bước 2: Tập thể tổ bộ môn (hoặc tổ chuyên môn) nơi giáo viên làm việc tham gia góp ý và ghi ý kiến nhận xét của tổ vào bản tự nhận xét, đánh giá của cá nhân.

Bước 3: Người đứng đầu các cơ sở giáo dục trực tiếp đánh giá, xếp loại giáo viên theo từng nội dung quy định (sau khi tham khảo ý kiến nhận xét của tổ chuyên môn) theo 04 mức độ: Xuất sắc, Khá, Trung bình và Kém. Người đứng đầu các cơ sở giáo dục công bố công khai kết quả phân loại giáo viên trước phiên họp của Hội đồng nhà trường và báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp bằng văn bản.

Bước 4: Giáo viên có quyền được trình bày ý kiến của mình, bảo lưu ý kiến tự đánh giá nhưng phải chấp hành ý kiến kết luận cửa cơ quan quản lý có thẩm quyền.

Bước 5: Người đứng đầu các cơ sở giáo dục ghi rõ kết quả đánh giá, xếp loại vào bản tự đánh giá, xếp loại của giáo viên và được lưu hàng năm vào hồ sơ cán bộ của giáo viên.

Tóm lại, công tác đánh giá, xếp loại giáo viên đã được cụ thể hóa trong quy định bằng các tiêu chuẩn, tiêu chí trên các mặt phẩm chất chính trị, đạo

đức lối sống, năng lực nghề nghiệp, qua đó giúp giáo viên tự đánh giá và là căn cứ để các cấp quản lý giáo dục bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ, chính sách đối với giáo viên.

1.6. Cơ sở pháp lý của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THPT.

Cơ sở pháp lý của việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV THPT dựa trên hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, định hướng chỉ đạo qua các Văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, cụ thể:

- Luật Giáo dục 2005: Điều 72, khoản 4, Nhiệm vụ của nhà giáo ghi rõ: ”Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học”. Điều 73, khoản 2, Quyền hạn của nhà giáo được xác định: “Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ”. Điều 80 đề cập tới chuyên môn nghiệp vụ: “Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ, để nâng cao trình độ và chuẩn hoá nhà giáo. Nhà giáo được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của chính phủ” [29].

- Chỉ thị số 18/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 27 tháng 8 năm 2001 về “Một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dục quốc dân” [32].

- Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020" đã đề ra tám giải pháp cần thực hiện tốt, trong đó, giải pháp “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” là giải pháp then chốt [31].

- Quyết định số 6639/2011/QĐ-BGDĐT ngày 29/12/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về “Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Giáo dục giai đoạn

2011-2020” đã đề ra mục tiêu “Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Giáo dục đến năm 2020 nhằm xác định được nhu cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ nhân lực của ngành, góp phần đảm bảo lực lượng để tiến hành công cuộc đổi mới cơ bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020” [6].

- Chỉ thị số 40/CT/TW. Ngày 15/06/2004 của Ban Bí thư “Về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” nêu rõ: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo, thông qua việc phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước” [2]

- Nghị quyết Hội nghị Trung ương hai khoá VIII xác định: giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Phát triển giáo dục là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và của toàn xã hội. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục [15].

- Đại hội lần thứ X (2006), Đảng khẳng định: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam” và “Khắc phục những mặt yếu kém và tiêu cực trong giáo dục “ [17].

- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tiếp tục khẳng định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập

quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”. Đại hội cũng đã xác định: Chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên; xã hội hoá giáo dục, đào tạo; khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; mở rộng hợp tác quốc tế và tăng ngân sách cho hoạt động giáo dục, đào tạo [18].

Kết luận chương 1

Trong giai đoạn hiện nay, đất nước đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiến hành hội nhập quốc tế và xây dựng nền kinh tế tri thức, việc nâng cao chất lượng giáo dục là một yêu cầu bức bách mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục. Trong nhà trường nói chung, trường THPT nói riêng, việc nâng cao chất lượng giáo dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó đội ngũ giáo viên, những người trực tiếp đào tạo ra sản phẩm giáo dục là yếu tố có vai trò quyết định.

Vì vậy, thực hiện tốt công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THPT có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần to lớn vào việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần thắng lợi vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên có hiệu quả hay không tùy thuộc vào các giải pháp và cách tiến hành của từng địa phương, từng đơn vị trường học. Để có cơ sở khoa học đánh giá và đúc kết công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ GV THPT, cần phân tích kỹ cơ sở lý luận của vấn đề có liên quan, bên cạnh đó, phải đánh giá một cách khách quan, khoa học về thực trạng chất lượng đội ngũ GV và công tác nâng cao chất lượng đội ngũ GV. Từ đó, tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THPT THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI

2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và dân cư

Biên Hoà là thành phố công nghiệp, là đô thị loại II, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnh Đồng Nai. Diện tích thành phố Biên Hoà là 264.08 km2, với 23 phường và 7 xã, dân số 800.000 người (Thống kê năm 2011).

Thành phố nằm ở phía Tây của tỉnh Đồng Nai; phía Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu, phía Tây Nam giáp huyện Long Thành, phía Đông giáp huyện Trảng Bom. Tây Bắc giáp huyện Dĩ An, Tân Uyên (tỉnh Bình Dương) và Quận 9 (thành phố Hồ Chí Minh). Biên Hòa là thành phố lớn, là trung tâm công nghiệp quan trọng của cả nước, có tiềm năng to lớn để phát triển để phát triển công nghiệp với nền đất lý tưởng, thuận lợi cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, có nguồn tài nguyên khoáng sản với trữ lượng khai thác đáng kể, nhất là tài nguyên khoáng sản về vật liệu xây dựng, thuận lợi về nguồn cung cấp điện, có nguồn nước dồi dào đủ cung cấp nhu cầu sản xuất và sinh hoạt (sông Đồng Nai). Ngoài ra, thành phố Biên Hòa là nơi cung cấp nguồn nhân lực với trình độ cao đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa

2.1.2 .Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Biên Hòa

Với mục tiêu ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, ưu tiên trăng tưởng kinh tế gắn liền với phát triển bên vững và kiềm chế lạm phát, giải quyết tốt

vấn đề an sinh xã hội, nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và chăm lo sức khỏe nhân dân, năm 2013, thành phố Biên Hòa đã đạt được những kết quả trên lĩnh vực kinh tế - xã hội như sau:

- Thu ngân sách là 1.543 tỉ đồng, chi ngân sách 1.235 tỉ đồng. Tổng vốn đầu tư phát triển xã hội là 16.593 tỷ đồng.

- Tỷ lệ ấp, khu phố văn hóa đạt 87,3%, gia đình có đời sống văn hóa đạt 97,6%

- 50% xã, phường đạt chuẩn phổ cập cho trẻ 05 tuổi, 100% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về chống mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học; 100% xã, phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở; 53% xã phường đạt chuẩn phổ cập bậc trung học theo quy định của Bộ GD & ĐT.

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt 1,01%; tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi suy dinh dưỡng theo chiều cao là 27%, theo cân nặng là 6,28%; 50% xã, phường đạt chuẩn Bộ quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo là 59%; - Tỷ lệ hộ nghèo còn 0,43%.

- Tỷ lệ hộ dùng điện đạt 99,7%; dùng nước hợp vệ sinh là 97%.

2.1.3. Tình hình giáo dục của thành phố Biên Hòa

2.1.3.1. Khái quát về tình hình giáo dục

Trong những năm gần đây, khi đất nước bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, tình hình KT- XH thành phố Biên Hoà có nhiều chuyển biến đáng kể, GD & ĐT có bước phát triển tốt. Công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục được giữ vững, chất lượng được nâng dần lên. Công tác xã hội hóa GD được triển khai sâu rộng, đạt kết quả khả quan, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực GD.

Về mạng lưới trường lớp học, tính đến đầu năm học 2013 - 2014, toàn

thành phố Biên Hòa có:

• 55 trường mẫu giáo (04 trường đạt chuẩn quốc gia, 31 trường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 35)