Nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 84)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.1.Nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên

viên

3.2.1.1. Mục tiêu

Đội ngũ GV thấm nhuần đường lối, chính sách về GD của Đảng, chiến lược phát triển nguồn lực con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ trương xây dựng phát triển đội ngũ nhà giáo của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay.

GV nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ và trách nhiệm trong công tác giảng dạy, giáo dục học sinh. Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của mình trong việc bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục. Qua đó, giáo viên thấy được trách nhiệm tự giác tu dưỡng phẩm chất đạo đức, không ngừng học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp để thực hiện tốt trọng trách “trồng người” mà xã hội giao cho.

3.2.1.2. Nội dung

- Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý về vai trò, vị trí của người giáo viên trong nhà trường: Lãnh đạo nhà trường phải nhận thức đúng đắn vai trò của người giáo viên trong mỗi hoạt động của nhà trường. Qua đó, chú trọng đúng mức vấn đề nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên, quan tâm tuyên truyền, tác động đến nhận thức của giáo viên về vai trò, vị trí, trách nhiệm nghề nghiệp của mình.

- Nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên thông qua các hình thức: Tổ chức học tập các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, các quy định của ngành giáo dục; tổ chức các hoạt động và phong trào thi đua; tổ chức các hội thảo chuyên đề về vai trò, vị trí, ảnh hưởng của giáo viên đối với chất lượng học tập và đạo đức học sinh;

thúc đẩy, động viên, tạo điều kiện và đưa vào quy chế để nâng cao tinh thần tự học tập bồi dưỡng của GV.

- Làm cho GV hiểu được, để có được chất lượng và sự đổi mới trong mỗi giờ lên lớp, đòi hỏi ý thức trách nhiệm, lòng nhiệt tình và sự say mê tâm huyết của mỗi giáo viên. Nhân tố người thầy là yếu tố hàng đầu để nâng cao chất lượng giáo dục trong thực tế hiện nay. Người giáo viên giỏi không phải là người truyền thụ cho học sinh tất cả những gì mình biết. Không ai có thể dạy cho các em được hết các kiến thức trong cuộc đời này mà cái chính là biết khơi dậy trong các em tình yêu đối với bộ môn, khơi dậy ngọn lửa của lòng đam mê đọc sách, khao khát tìm hiểu, để từ đó các em có thể tự tìm đọc và tự học. Bằng tri thức trí tuệ, bằng lòng tận tụy và sự say mê sáng tạo, mỗi thầy cô có ý thức đổi mới trong giảng dạy, giáo dục để tạo ra một lớp thế hệ tuổi trẻ có tư duy sáng tạo, cách nghĩ cách cảm mới.

- Người giáo viên trong thời kỳ hội nhập phải không ngừng tự bồi dưỡng, tự tích lũy, trau dồi công tác chuyên môn, đồng thời không ngừng nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ. Giáo viên hôm nay cần có kiến thức sâu rộng, vững chắc, phương pháp sư phạm phù hợp, hơn thế, phải biết học suốt đời để luôn theo kịp nhịp sống và hơi thở thời đại, học giả Ginôviép đã nói: “Để cung cấp cho người học một hạt nhỏ hào quang kiến thức, người thầy giáo phải uống cạn một biển cả ánh sáng”

3.2.1.3. Cách thực hiện

- Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý về vai trò, vị trí của người giáo viên trong nhà trường thông qua các phương thức:

+ Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT phải thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng cho CBQL nhà trường (đặc biệt là đối với hiệu trưởng) về năng lực quản lý, kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ.

+ CBQL thường xuyên tự bồi dưỡng để nắm vững, hiểu biết chương trình giáo dục, hiểu đúng và đầy đủ mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phương pháp giáo dục trong chương trình; am hiểu và tổ chức thực hiện hiệu quả phương pháp dạy học và giáo dục tích cực, nắm bắt kịp thời chủ trương, chính sách và quy định của ngành giáo dục.

+ Qua việc nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí của người giáo viên trong nhà trường, CBQL sẽ hướng mọi hoạt động của nhà trường vào mục tiêu nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh, nâng cao hiệu quả làm việc của các thầy cô giáo; động viên đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên phát huy sáng kiến xây dựng nhà trường, thực hành dân chủ ở cơ sở, xây dựng đoàn kết trong toàn trường; mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo; tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên theo yêu cầu đổi mới, phát huy dân chủ, khuyến khích sự sáng tạo của từng giáo viên, của các tổ bộ môn và tập thể sư phạm của trường.

- Nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên thông qua các phương thức:

+ Trước khai giảng năm học mới, nhà trường tổ chức cho GV học tập nghiên cứu các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến công tác giáo dục, đào tạo; quán triệt đến tất cả cán bộ, GV về nhiệm vụ năm học, cụ thể hóa nhiệm vụ của từng tổ chức, cá nhân trong nhà trường. Giao nhiệm vụ cho các tổ chuyên môn họp tổ thống nhất để xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ và của mỗi giáo viên trong tổ.

+ Trong sinh hoạt hội đồng nhà trường hàng tháng, ngoài việc thảo luận, thông báo về nhiệm vụ trong tháng, cần lồng gép các chuyên đề vai trò, nhiệm vụ của người giáo viên được quy định trong Luật Giáo dục, trong Điều lệ nhà trường; phổ biến về các quy định về các loại hồ sơ, sổ sách phải có; quy định về chế độ cho điểm, đánh giá học sinh; chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với

GV và học sinh. Các quy định, tiêu chí cơ bản, quan trọng cần phải quán triệt đến các tổ chuyên môn để lồng ghép vào các buổi họp tổ. Ngoài ra, các tiêu chí, quy định sẽ được niêm yết công khai trong phòng giáo viên để giáo viên thường xuyên chú ý thực hiện cho đúng.

+ CBQL nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho GV được biết, được bàn bạc, đóng góp trí tuệ vào việc xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch năm học. Nội quy của nhà trường phải là sự thống nhất của tinh thần dân chủ, là ý nguyện của GV và chính là tiêu chí, nhiệm vụ để mọi người cùng có trách nhiệm thực hiện.

+ Thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng trong nhà trường: Bồi dưỡng, giúp đỡ GV để có thể kết nạp được những GV ưu tú vào Đảng, tập hợp họ vào những tổ chức đoàn thể để phát huy được vai trò tiên phong, gương mẫu của người đoàn viên, đảng viên. Song song đó, cần nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt chi bộ, chi đoàn giáo viên, sinh hoạt tổ chức công đoàn gắn với nhiệm vụ cụ thể của các thành viên trong mỗi tổ chức, tạo được khối đoàn kết, thống nhất trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

+ Tổ chức các phong trào do ngành phát động một cách thiết thực, cụ thể, phù hợp với đặc điểm, điều kiện của nhà trường, như các phong trào: Thi đua “Dạy tốt- học tốt”, thực hiện “Kỷ cương - tình thương - trách nhiệm”, thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo Hồ Chí minh”. Qua đó, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong đội ngũ cán bộ, nhà giáo, người lao động, học sinh phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ năm học, góp phần tạo bước chuyển biến tích cực về đạo đức, lối sống, phong cách làm việc, ý thức chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, ý thức trách nhiệm, hết lòng vì học sinh thân yêu trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường. Hình

thức thi đua phải phong phú, nội dung thi đua phải thiết thực, phong trào thi đua đảm bảo tính tự giác, sát điều kiện thực tế của đơn vị, không gây áp lực trong cán bộ, giáo viên và học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, để từ đó phát hiện nhiều nhân tố mới, điển hình mới trong giảng dạy, trong học tập và trong các hoạt động khác.

+ Tổ chuyên môn trong nhà trường tổ chức hội thảo về các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, công tác tổ chuyên môn, kiểm tra đánh giá. Triển khai thực hiện tốt các hoạt động thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi, phấn đấu để mỗi thầy cô giáo có nhiều giờ dạy tốt, nhiều bộ hồ sơ tốt, giáo án tốt, sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT.

+ Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt nhà trường thực sự vững mạnh, xứng đáng, tiêu biểu, là những giáo viên ưu tú, có bề dày kinh nghiệm trong chuyên môn, trong giáo dục học sinh. Đây là những người tiên phong, gương mẫu, đầu tàu trong thực hiện nhiệm vụ và tổ chức các phong trào thi đua.

+ Xây dựng nội quy, quy chế nhà trường cụ thể, sát thực theo từng hoạt động trong nhà trường, qua đó, có thể đánh giá chính xác, đúng thực tế, phản ánh trung thực kết quả thực hiện, những cố gắng tích cực của cá nhân, tổ chức. Việc đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động, phong trào phải được thực hiện thường xuyên khách quan, thuyết phục. Qua đó kịp thời khắc phục, chấn chỉnh những biểu hiện tiêu cực, yếu kém; đồng thời phát huy, biểu dương những gương tốt, tận tụy, tâm huyết với nghề.

- Tạo bầu không khí lành mạnh, hài hòa, thúc đẩy sự phát triển của đội ngũ. Kích thích, động viên, khuyến khích bằng vật chất, tinh thần, tạo động lực thúc đẩy cán bộ, giáo viên, nhân viên làm việc nhiệt tình, trách nhiệm, nâng cao hiệu quả trong thực hiện nhiêm vụ.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

- Cán bộ QL trong nhà trường phải nắm vững các văn bản về chủ trương, đường lối, các nghị quyết của Đảng, các văn bản của ngành Giáo dục liên quan đến nhiệm vụ năm học, nhiệm vụ nhà trường, nhiệm vụ của tổ chức, cá nhân trong nhà trường.

- Có kế hoạch cụ thể cho mỗi hoạt động của nhà trường.

- Bố trí kinh phí hợp lý, kịp thời cho việc triển khai hoạt động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thực hiện sự phân cấp mạnh mẽ trong quản lý; xây dựng kỷ cương, giám sát, đánh giá chặt chẽ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 84)