Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá đối với giáo viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 105)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.5. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá đối với giáo viên

3.2.5.1. Mục đích

- Đổi mới công tác đánh giá sẽ tạo ra động lực cho tự phát triển về chuyên môn nghiệp vụ của GV, thúc đẩy việc tự bồi dưỡng, học tập suốt đời của GV, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cũng chính là nâng cao chất lượng giáo dục.

- Thông qua kiểm tra, đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ, người hiệu trưởng có thể nhận định thực trạng của nhà trường về chất lượng giảng dạy của GV và học tập của HS; việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, thực hiện quy chế chuyên môn, quy chế thi cử, việc thực hiện các quy định về điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng giáo dục. Qua đó, hiệu trưởng tập trung chỉ đạo tăng cường thực hiện những mặt còn hạn chế, yếu kém và làm cơ sở để đề ra chính sách phù hợp cho nhà trường trong công cuộc đổi mới giáo dục.

3.2.5.2. Nội dung

- Kiểm tra kế hoạch thực hiện các công việc của GV. - Kiểm tra hồ sơ, sổ sách đã được quy định đối với GV.

- Kiểm tra theo dõi việc thực hiện giờ lên lớp của GV. - Kiểm tra việc thực hiện sinh hoạt tổ chuyên môn.

- Tiến hành dự giờ thăm lớp để đánh giá đúng khả năng giảng dạy của từng GV qua đó rút kinh nghiệm về chuyên môn.

- Đánh giá giáo viên theo quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT.

3.2.5.3. Tổ chức thực hiện:

- Đầu năm học, tổ chức các buổi học tập nghiên cứu các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT; tìm hiểu quy định, quy chế chuyên môn, phân phối chương trình.

- Xây dựng quy chế chuyên môn, quy định của nhà trường, cụ thể hóa quy định thành các tiêu chí đánh giá, xếp loại thi đua cá nhân. Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của người kiểm tra và đối tượng được kiểm tra.

- Duy trì việc trực hàng ngày để nắm vững việc thực hiện giờ lên lớp của GV

- Phát động các đợt đăng ký thi đua giờ tốt, thao giảng, dự giờ vào các thời điểm trọng tâm của từng kỳ học.

- Tổ chức các hoạt động kiểm tra chuyên đề chuyên môn mỗi học kỳ một lần đối với giáo viên và tổ chuyên môn.

- Thu thập thông tin từ nhiều nguồn, xử lý thông tin khoa học để kết luận chính xác, khách quan. Trên cơ sở đó đánh giá, xếp loại giáo viên, xác định yêu cầu bồi dưỡng đối với từng giáo viên để phát huy mặt mạnh, khắc phục những hạn chế.

- Khen thưởng bằng vật chất để khuyến khích, động viên những GV thực hiện tốt quy chế chuyên môn, đảm bảo ngày giờ công lao động.

- Phối hợp với các tổ chức đoàn thể phát động thi đua, động viên đội ngũ GV đồng thời theo dõi, nhắc nhở những trường hợp chưa thực hiện tốt

- Trong quá trình đánh giá không có sự áp đặt, duy ý chí mà coi trọng tự đánh giá, coi trọng sự tham gia đánh giá lẫn nhau, có những nhận xét chính xác về kết quả hoạt động sư phạm; trao đổi, thảo luận cùng tìm ra nguyên nhân của thiếu sót và tìm giải pháp khắc phục trong bầu không khí thân mật, cởi mở. Sau kiểm tra, đánh giá, sử dụng kết quả để phát huy tiềm năng của GV, giúp họ nâng cao chất lượng dạy học, đồng thời sử dụng kết quả đánh giá để cải tiến công tác quản lý nhà trường. Định kỳ, thực hiện đánh giá để rút kinh nghiệm, điều chỉnh phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đánh giá

- Tạo điều kiện cho GV thực hiện những cải tiến trong các hoạt động sư phạm, không đặt nặng thành tích đối với những thử nghiệm của GV trong quá trình tìm kiếm con đường, phương pháp dạy học mới hiệu quả.

- CBQL phải gương mẫu, đi đầu trong việc tự đánh giá khách quan trung thực, thường xuyên kiểm tra đánh giá sự tiến bộ của GV.

- Phân cấp việc theo dõi, đánh giá GV ở từng lĩnh vực cho phó hiệu trưởng, TTCM, chủ tịch công đoàn. Thực hiện việc đánh giá thường xuyên, nghiêm túc để tạo nề nếp, kỷ cương trong nhà trường

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện.

- Nhà trường phải có những văn bản quy định cụ thể về việc thực hiện quy chế chuyên môn, nề nếp soạn giảng của GV. Những tiêu chí đánh giá phải dựa trên các văn bản hiện hành của Nhà nước, của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT, trong đó quy định rõ về quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của GV và được công khai hóa về nội dung những vấn đề được kiểm tra để GV được biết.

- Việc kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo tính khách quan, công bằng và dân chủ. Đảm bảo ổn định về nề nếp kiểm tra, đánh giá; triển khai và làm đủ, làm đúng các yêu cầu của các tiêu chí đã đặt ra trước khi kiểm tra, đánh giá.

- Cần có kế hoạch, lịch kiểm tra của Ban giám hiệu, của TTCM trong cả năm học một cách cụ thể, rõ ràng để GV biết và chủ động thực hiện. Cần xác định rõ mục đích, yêu cầu của từng đợt kiểm tra, thời gian, phương pháp kiểm tra, kiểm tra toàn diện hay chuyên đề, kiểm tra định kì hay đột xuất.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w