III Công nghiệp do Huyện quản lý
3.2.1. Nâng cao vai trò chỉ đạo của các cấp Ủy Đảng, Chính quyền về vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp Ủy Đảng, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp, phát huy sức mạnh của các tổ chức xã hội đoàn thể; mở rộng dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội tạo động lực và sức mạnh cho sự nghiệp phát triển.
Năm 2012, huyện Thanh Trì đã hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế kéo dài và nặng nề trên thế giới cũng như ở Việt Nam, việc đạt được cơ cấu kinh tế ngành như mục tiêu, phương hướng đề ra trong từng giai đoạn, mà trước hết là giai đoạn 2011 - 2015 là rất khó khăn. Vì vậy, công tác lãnh đạo chỉ đạo của các cấp Ủy Đảng, chính quyền về chủ trương, đường lối cũng như đề ra các chương trình hành động nhằm hướng tới và bám sát các mục tiêu và định hướng là một khâu giữ vai trò then chốt quyết định sự thành công của quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Cùng với sự chỉ đạo của các cấp Ủy Đảng, công tác quản lý của các cấp chính quyền phải lấy các mục tiêu đã đề ra để ra các quyết định quản lý, xây dựng và chỉ đạo thực hiện các kế hoạch. Cán bộ chính quyền các cấp phải có năng lực và trình độ vững vàng, mạnh dạn chủ động đề xuất, kiến nghị, tham mưu với các cấp lãnh đạo các chính sách và quyết định quản lý hữu hiệu, nhằm tạo ra cơ chế khuyến khích, lôi kéo các nhà sản xuất kinh doanh, các hộ dân cư trên địa bàn hướng tới việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội. Thực hiện cải cách hành chính, coi trọng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, thực hiện nghiêm túc các yêu cầu chuẩn hóa, đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Việc tham gia thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó các chỉ tiêu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là hành động tự giác của mỗi người dân, mỗi chủ thể kinh tế. Tuy nhiên, để
người dân có thể nhận thức đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của các mục tiêu, vai trò của các tổ chức quần chúng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tuyên truyền vận động. Đồng thời hướng cho mọi người hướng hành động phù hợp với các mục tiêu phát triển chung cũng như chuẩn bị các điều kiện để đón nhận quá trình chuyển đổi diễn ra trong những năm tới.