Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội (Trang 47 - 53)

2.1.1.1.Đặc điểm tự nhiên

Thanh Trì là một huyện đồng bằng, ngoại thành Hà Nội với 15 xã (3 xã vùng bãi nằm ngoài đê sông Hồng) và 01 thị trấn, có tọa độ địa lý nằm trong khoảng: từ 20o50’đến 21o00’ vĩ độ Bắc và từ 105o45’ đến 105o56’ kinh độ Đông, tổng diện tích đất tự nhiên 6.292,7138 ha, trong đó có 3.462,9602 ha đất nông nghiệp (chiếm 55,03%). Phía Bắc tiếp giáp với quận Hoàng Mai và Thanh Xuân; Phía Đông giáp huyện Gia Lâm và tỉnh Hưng Yên qua sông Hồng; phía Tây giáp quận Hà Đông; phía Nam giáp huyện Thường Tín. Với địa thế có nhiều tuyến giao thông quan trọng chạy qua như: đường sắt Bắc – Nam, quốc lộ 1A, 1B, đường 70, đường thủy sông Hồng,…, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành dịch vụ, thương mại. Do vị trí nằm ven sông Hồng, đồng thời có các sông: Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét, sông Kim Ngưu chảy qua tạo nên các tiểu vùng, do vậy việc cung cấp nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, phát triển chăn nuôi, thủy sản và các hoạt động sản xuất trên ruộng nước có nhiều thuận lợi.

Thanh Trì với địa hình thấp, là vùng trũng ven đê ở phía Nam thành phố với độ cao trung bình từ 4 – 4,5m so với mực nước biển, địa hình biến đổi dốc nghiêng từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, có thể chia làm 2 vùng địa hình chính như sau:

- Vùng bãi ven đê sông Hồng, có cốt mặt đường tương đối cao, trong đó khu vực dân cư có độ cao khoảng 8,5 – 9,5m; đất canh tác khoảng từ 6 – 8,5m và một số vệt trũng có độ cao khoảng 7 – 7,5m. Giữa vùng bãi và đê có nhiều hồ đầm trũng chạy ven chân đê là nơi giữ nước khi sông cạn.. Với diện tích khoảng 18,70% diện

tích của huyện, bao gồm 3 xã chủ yếu: Yên Mỹ, Duyên Hà, Vạn Phúc, do đặc điểm tự nhiên và đất đai nên vùng này được phù sa bồi đắp nên thuận lợi cho việc phát triển các loại cây rau màu, thực phẩm, nhất là các loại rau sạch.

- Vùng nội đồng (vùng trong đê) có địa hình khá bằng phẳng, cao độ mặt đất tương đối thấp, hướng dốc chủ yếu về phía Nam; vùng này chiếm đại bộ phận diện tích của huyện với khoảng 5.118ha đất tự nhiên (khoảng 81,30%), chủ yếu là diện tích của 12 xã còn lại và thị trấn Văn Điển.

Trong tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện (6.292,71ha), bao gồm 3233,57 ha đất nông nghiệp (chiếm 5,36%), đất phi nông nghiệp là 3031,50 ha (chiếm 48,15%), đất chưa sử dụng là 31,16 ha (chiếm 0,49%).

Thanh Trì là huyện vùng trũng, diện tích đất nông nghiệp chiếm trên 50%, trong đó chủ yếu là diện tích chuyên trồng lúa, diện tích các ao hồ đầm được đưa vào thả cá. Diện tích đất trồng các loại cây màu chủ yếu nằm ở vùng bãi sông Hồng. Tuy diện tích đất nông nghiệp lớn nhưng bình quân đất nông nghiệp chỉ đạt 880m2/lao động. Từ năm 2000, quá trình đô thị hoá đã làm cho đất nông nghiệp giảm, chuyển sang đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị. Đất chuyên dùng chiếm 24,16%, đất phục vụ cho sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp chỉ chiếm 6,3%, tập trung ở vùng trung tâm huyện và khu vực mới đô thị hoá.

Thanh Trì chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới, gió mùa, với 2 mùa chủ yếu là mùa nóng và mùa lạnh. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 và thường kết thúc vào tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23oC, số giờ nắng trong năm trung bình 1.640 giờ với khoảng 220 ngày có nắng; lượng bức xạ trung bình 4.270kcal/m2. Lượng mưa bình quân hàng năm 1.700mm-1.800mm, khoảng 143 ngày, tập trung nhiều nhất vào tháng 7, tháng 8. Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm từ 80% - 90%, lượng bốc hơi trung bình 938mm/năm. Do vậy, Thanh Trì thường bị ngập úng khi mưa, bão lớn xảy ra ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

nước thải từ 4 con sông: Tô Lịch, sông Sét, sông Kim Ngưu, sông Lừ đổ về, ô nhiễm rác thải từ bãi rác Tam Hiệp, ô nhiễm bởi nghĩa trang Văn Điển và các ô nhiễm môi trường, chất hóa học độc hại thải ra từ các nhà máy xí nghiệp như: nhà máy Pin, Phân Lân, sơn Tổng Hợp… Một số nhà máy công nghiệp gây ô nhiễm cần di dời khỏi địa bàn huyện. Tuy nhiên để làm được việc đó lại đòi hỏi phải có những chính sách, biện pháp xử lý tình trạng ô nhiễm mang tình tổng thể toàn thành phố và quốc gia.

2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Địa giới hành chính huyện Thanh Trì gồm 16 đơn vị hành chính: 01 thị trấn và 15 xã, 140 khu phố, thôn. Dân số trung bình của huyện năm 2012 là 198.706 người, chiếm khoảng 3,1% dân số của Thành phố Hà nội, trong đó: Thành thị là 14.578 người (chiếm 7,33%), nông thôn là 184.128 người (chiếm 92,67%). Mật độ dân số trung bình là 3.153 người/km2. Trong những năm qua, tốc độ tăng dân số của huyện tăng bình quân 2,90% năm, tốc độ tăng chủ yếu từ địa phương, ngoài ra còn do dòng tăng dân số cơ học từ các tỉnh khác.

Dân số trong độ tuổi lao động khoảng 105.262 người (chiếm 51,4% so với tổng dân số). Tổng số lao động hiện đang làm việc trong các ngành kinh tế khoảng 55.292 người, trong đó lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghịêp và thuỷ sản là 27.206 người; trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng là 15.729 người, và trong lĩnh vực dịch vụ là 12.327 người.

Nguồn lao động của Thanh Trì hàng năm tăng khoảng 5%/năm. Tốc độ tăng chủ yếu là do mức sinh cao của những năm trước đây, ngoài ra còn dòng lao động từ các nơi khác di cư tự do đến địa bàn để tìm việc làm và sinh sống. Hàng năm, số người đến tuổi lao động tăng khoảng 2.500 người. Lực lượng lao động tương đối trẻ, với 42,6% số lao động dưới 35 tuổi, độ tuổi từ 35-55 chiếm 51,2%. Mặc dù lực lượng lao động trẻ nhưng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở huỵên mới đạt 50%.

Số dân trong độ tuổi lao động tiếp tục gia tăng, đây là một lợi thế về cung nguồn nhân lực, mặt khác cũng đặt ra vấn đề phải đào tạo nghề, giải quyết việc làm và thúc đẩy việc phân công lao động trên địa bàn huyện.

Huyện Thanh Trì nằm ở phía nam Thành phố, có nhiều sông, hồ, đầm tự nhiên với cảnh quan đẹp, có tiềm năng kết hợp nuôi trồng thuỷ sản và du lịch sinh thái.

Trên địa bàn có nhiều di tích lịch sử văn hoá gắn với tên tuổi của các danh nhân như: Chu Văn An, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Như Đổ…, các công trình tôn giáo, trong đó có nhiều công trình được xếp hạng. Một số công trình chùa chiền có nét kiến trúc đặc sắc, cảnh quan đẹp tiêu biểu như: đình chùa thôn Triều Khúc – xã Tân Triều, chùa Đại áng, chùa Tự Khoát xã Ngũ Hiệp, đền thờ Đô Hồ Đại Vương Phạm Tu ở xã Thanh Liệt, đền Hội Lộ ở Vạn Phúc… Thanh Trì có truyền thống văn hoá lâu đời, hiện vẫn đang được lưu truyền lại nhiều hoạt động lễ hội truyền thống, nhiều thể loại văn hoá dân gian. Tất cả các xã trong huyện hàng năm đều tổ chức các hoạt động lễ hội. Đặc biệt trên địa bàn huỵên còn có cụm di tích lịch sử Ngọc Hồi, lễ hội hàng năm đã thu hút đông đảo khách không chỉ trong vùng mà trên mọi miền của cả nước. Những hoạt động văn hoá văn nghệ nổi tiếng như múa Rồng, múa Lân, múa Bồng là những nét văn hoá đặc sắc của huyện Thanh Trì, đã có những đội múa dân gian đi lưu diễn khắp nơi.

Trong xu thế phát triển chung của cả nước chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, cùng với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, nền kinh tế - xã hội huyện Thanh Trì bước đầu có nhiều khởi sắc. Nền kinh tế huyện tăng trưởng khá, nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đều đạt và vượt mức Đại hội đề ra, tạo nên sự chuyển biến quan trọng trên các lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng bình quân vượt mục tiêu đặt ra tạo đà thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại-dịch vụ tăng so với mục tiêu đề ra.

* Về tăng trưởng kinh tế: thực trạng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Thanh Trì trong những năm qua có xu hướng đạt và vượt nhiều chỉ tiêu quan trọng so với mục tiêu quy hoạch giai đoạn 2005 - 2010. Nền kinh tế huyện có sự tăng trưởng khá, đạt bình quân 17,5%/năm (so với kế hoạch 17%).

Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện qua các năm

Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012

GTSX (nghìn tỷ đ) 789 907 1044 1218 1428,4 1638

Tỷ lệ (%) 18,4 14,8 15,3 16,2 17,0 17,5

Nguồn: Số liệu niên giám thống kê huyện Thanh Trì

Thu nhập bình quân/người năm 2012 đạt 19 triệu đồng, bằng 106,6% so với mục tiêu đề ra cho năm 2012. Tốc độ tăng năm sau so với năm trước tăng mạnh trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011. Năm 2012 vẫn tăng nhưng tốc độ tăng chậm lại. So với năm 2007, thu nhập bình quân đầu người năm 2012 đã tăng 131,7%.

Bảng 2.2. Thu nhập bình quân đầu người (Theo giá năm 1994) Năm

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Thu nhập bq

đầu người (nghìn đồng) 8,2 11,6 13,3 14,7 18,2 19,0 Tôc độ tăng năm sau so

với năm trước (%) 0 41,5 14,7 10,5 23,8 4,4

Tốc độ tăng năm sau so (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

với năm 2007 (%) 0 41,5 62,2 79,3 121,9 131,7

Biểu 2.1. Thu nhập bình quân đầu người

Nguồn: Nguồn số liệu thống kê huyện Thanh Trì

Mặc dù tốc độ thu nhập tăng, song một số nhân tố thúc đẩy cho sự bứt phá nhanh, bền vững còn chưa chuyển biến mạnh (đổi mới khoa học công nghệ, liên kết kinh tế, năng lực cạnh tranh, chất lượng lao động). Tiềm lực nền kinh tế của huyện Thanh Trì còn nhỏ bé, trình độ dân trí chưa cao, chưa đủ sức phát huy lợi thế của huyện để tạo thế bứt phá nhanh phát triển. Việc liên kết kinh tế và kinh tế đối ngoại còn nhiều khó khăn, hạn chế và chưa chủ động.

Về xã hội: công tác xã hội ngày càng được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, từng bước đưa công tác xã hội đi vào ổn định.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật từng bước được xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện; nhiều công trình được đưa vào sử dụng và đạt hiệu quả cao. Các tuyến trục đường giao thông kết nối liên huyện, liên xã được đầu tư nâng cấp, bước đầu tạo điều kiện phát triển giao lưu kinh tế.

- Chương trình phổ cập giáo dục đã vượt nhiều so với mục tiêu năm 2010, mạng lưới trường học, trạm y tế - chăm sóc sức khoẻ từng bước được mở rộng, nâng cấp, kiên cố hoá cao tầng ở các xã.

- Kiểm soát được mức sinh bình quân hàng năm 1,63%/năm, giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân dưới 1,5%/năm

- Tiếp tục chương trình xoá đói giảm nghèo trên địa bàn các xã thuộc huyện Thanh Trì, giảm thiểu tới mức thấp nhất về hộ nghèo và tái nghèo. Hiện nay, số hộ nghèo về cơ bản giảm nhiều, năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 2,8%, đã tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản; nâng cao dân trí, trước hết là trong nhận thức của mỗi người dân và của toàn xã hội đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tạo cơ hội và giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nhất là lao động trẻ và lao động nông thôn, từng bước cải thiện đời sống nhân dân.

Tạo bước chuyển biến mới về nếp sống văn minh và an toàn xã hội. Thường xuyên tuyên truyền giáo dục các chính sách pháp luật. Quản lý giám sát nhằm ngăn chặn, kiềm chế sự gia tăng và giảm thiểu dần các tệ nạn xã hội trên địa bàn, giải quyết kịp thời có hiệu quả các vấn đề búc xúc của xã hội trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội (Trang 47 - 53)