thể hiện ở tỷ trọng ngành nông nghiệp ngày càng giảm, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng. Trong hai ngành công nghiệp và dịch vụ, tốc độ tăng của ngành dịch vụ cao hơn.
Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp: giảm tỷ trọng các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp khai thác, phát triển các ngành công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng thay thế nhập khẩu, các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học công nghệ cao như địên tử, viễn thông…, phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ.
Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp: giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản. Trong ngành trồng trọt, giảm các loại cây trồng truyền thống có hiệu quả thấp, phát triển các loại cây có hiệu quả cao, các loại cây nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp, dịch vụ. Trong chăn nuôi và thủy sản, phát triển các loại vật nuôi cho năng suất cao. Hình thành, phát triển các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, chuyên canh, quy mô lớn để ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ sinh học trong tất cả các khâu: chuẩn bị sản xuất (chọn các giống cây trồng vật nuôi có chất lượng và năng suất cao…); khâu sản xuất (chăm sóc vật nuôi cây trồng phát triển tốt); khâu thu hoạch; khâu chế biến (để nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp).
Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành dịch vụ: giảm tỷ trọng các ngành dich vụ truyền thống như ăn uống và thương mại, phát triển các ngành dịch vụ hiện đại, cao cấp, có hàm lượng chất xám cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch...
1.1.3. Sự cần thiết chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng côngnghiệp hoá, hiện đại hoá. nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cần thiết khách quan ở nước ta trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội vì:
Thứ nhất, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa luôn là một trong những vấn đề then chốt, đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
- Phát huy các lợi thế so sánh để khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển của quốc gia, địa phương như về đất đai, tài nguyên thiên nhiên, vốn nguồn nhân lực, trên cơ sở đó tái cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phân bổ những nguồn lực từ khu vực có năng suất thấp sang khu vực có năng suất cao hơn
- Tạo ra sức sản xuất hàng hóa với khối lượng lớn, chất lượng cao, đa dạng về chủng loại để đáp ứng nhu cầu cho nhân dân và xuất khẩu.
- Góp phần tạo ra nhiều công ăn việc làm và không ngừng tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho người lao động, tạo cơ hội thuận lợi cho mọi thành phần trong xã hội vươn lên làm giàu chính đáng trong khuôn khổ pháp luật.
- Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, mở ra cơ hội cho các ngành tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao trình độ áp dụng khoa học kĩ thuật - công nghệ cao và phương thức quản lí tiên tiến vào các hoạt động sản xuất - kinh doanh, mở ra cơ hội để thâm nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới…
Thứ hai, do thực trạng cơ cấu kinh tế ngành của nước ta hiện nay còn mang nặng cơ cấu kinh tế nông nghiệp, kém phát triển.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam hiện nay còn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức như chưa đầu tư đúng mức cho các ngành công nghiệp công nghệ cao, vẫn còn nặng nề về công nghiệp sử dụng nhiều lao động, quá trình hiện đại hóa chưa được quan tâm đúng mức, chưa xác định được cơ cấu đầu tư hợp lý
Ngành nông nghiệp về cơ bản vẫn sản xuất theo phương thức truyền thống, chưa tạo ra được nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp diễn ra chậm chạp, trình độ sản xuất lạc hậu
Các ngành dịch vụ cao cấp có hàm lượng chất xám cao, phát triển chậm, đóng góp vào GDP còn nhỏ.
Cơ cấu kinh tế ngành được hình thành trên cơ sở phát triển của phân công lao động xã hội và lực lượng sản xuất. Vì vậy quá trình phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế ngành luôn gắn bó chặt chẽ với sự phát triển của các yếu tố về lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, khoa học công nghệ ngày càng hiện đại, phân công lao động xã hội ngày càng phức tạp, tất cả những điều đó dẫn tới cần phải thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành cho phù hợp với trình độ phát triển của phân công lao động xã hội và lực lượng sản xuất.
Thứ ba, do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách phát triển và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Xu thế toàn cầu hóa kinh tế quốc tế hiện nay có tác động rất mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng nước, vì chính sự phân công lao động diễn ra trên phạm vi quốc tế ngày càng sâu sắc và cơ hội thị trường rộng lớn được mở ra trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế quốc tế, cho phép các nước có khả năng khai thác những thế mạnh của nhau để trao đổi các nguồn lực, vốn, kỹ thuật, hàng hóa và dịch vụ một cách hiệu quả..
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành cần phải dựa trên việc phát huy các thế mạnh, các lợi thế so sánh quốc tế của đất nước, gắn với thị trường trong nước và ngoài nước thì mới phát huy được hiệu quả và hỗ trợ cho tiến trình hội nhập. Việc xây dựng chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đòi hỏi phải xác định được về cơ bản cơ cấu kinh tế của Việt Nam trong 10 - 20 năm tới (bao gồm cả cơ cấu kinh tế ngành và cơ cấu vùng), xác định được những ngành mũi nhọn, những ngành cần ưu tiên phát triển trong một thời gian nào đó, những ngành ta nên chuyên môn hóa... để làm cơ sở xây dựng các lộ trình mở cửa và các chính sách bảo hộ cụ thể theo phương châm có chọn lọc, hợp lý và có thời hạn. Ngược lại, sự chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, lao động... với nước ngoài cũng sẽ tác động tích cực tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong nước. Xây dựng chương trình điều chỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành phải gắn với việc thành lập cơ chế rà soát và diều chỉnh các kế hoạch kinh tế - xã hội trung và dài hạn, các
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2020 cho phù hợp hơn với các lợi thế so sánh cuarta, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam để cuối cùng xác định rõ các ngành, mặt hàng, lĩnh vực nào sẽ mở cửa, lịch trình mở cửa của mặt hàng đó, lĩnh vực nào cần được bảo hộ...
Trước mắt, chính sách đầu tư và phát triển kinh tế cần phải khai thác mọi nguồn lực hiện có, đặc biệt lao động dôi dư để đảy mạnh xuất khẩu và tạo thêm công ăn việc làm là một yêu cầu cấp bách, có ý nghĩa quan trọng không chỉ về kinh tế mà cả về chính trị - xã hội. Về trung và dài hạn, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần thuận chiều với sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế thế giới, phù hợp với nhu cấu không ngừng biến đổi của người tiêu dùng trong nước và ngoài nước. Theo đó, chính sách chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nwowscphair làm cho tỷ trọng hàng thô hoặc sơ chế không ngừng giảm tương đối, sản phẩm công nghiệp chế biến và chế tạo tăng mạnh, dịch vụ và sản phẩm của các ngành có công nghệ cao, hàm lượng chất xám nhiều chiếm vị trí ngày một tăng.