Giải pháp bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ lao động và chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội (Trang 110 - 114)

III Công nghiệp do Huyện quản lý

3.2.6. Giải pháp bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ lao động và chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước

lượng nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước

* Nâng cao trình độ đội ngũ lao động và chất lượng nguồn nhân lực

Thực hiện xã hội hóa, đa dạng hóa công tác giáo dục, đào tạo thường xuyên nâng cao trình độ học vấn, trình độ nghề nghiệp cho người lao động. Coi trọng hình thức truyền nghề trong gia đình, dòng họ và bạn bè. Coi trọng tổ chức hội thi, tổ chức tham quan học hỏi giữa các đơn vị, tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ khoa học công nghệ. Hỗ trợ việc học nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp đối với người lao động nghèo, lao động phải đào tạo lại do cơ sở xí nghiệp chuyển hướng sản xuất kinh doanh, nông dân bị mất đất do đô thị hóa. Khuyến khích phát triển hệ thống dạy nghề ở tất cả các thành phần kinh tế và các tổ chức xã hội. Khuyến khích và có hình thức hợp lý tranh thủ chất xám của đội ngũ trí thức, đặc biệt là nhà khoa học ở các trường đại học, các viện nghiên cứu đóng trên địa bàn huyện và Thành phố.

- Tăng cường công tác giáo dục, khuyến khích các phong trào học tập trong học sinh, thanh niên để các thanh niên đến tuổi lao động có đủ trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn có thể tìm được việc làm phi nông nghiệp trên địa bàn hoặc ngoài địa bàn.

- Tăng cường hệ thống các cơ sở đào tạo nghề, các hình thức truyền nghề gia đình để các thanh niên đến tuổi lao động không có điều kiện tiếp tục học hành có thể chuyển sang các hoạt động phi nông nghiệp ngay trên địa bàn.

- Tạo việc làm thời vụ cho lao động trong lĩnh vực nông nghiệp thiếu việc làm bằng cách tạo điều kiện quy hoạch ngay địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh cho các lao động này khi thực hiện các dự án quy hoạch phát triển đô thị.

- Mở rộng thị trường lao đồng bằng việc tổ chức mạng lưới thông tin tư vấn giới thiệu việc làm, cung ứng lao động; tìm kiếm, mở rộng thị trường lao động ở bên ngoài địa bàn huyện, kể cả nước ngoài. Quy định các cơ sở kinh tế xã hội từ bên ngoài đến hoạt động trên địa bàn đều phải có trách nhiệm trong việc đào tạo nghề cho một số lượng nhất định lao động của địa phương; phát triển mở rộng đào tạo nghề ở nông thôn, tạo công ăn việc làm tajichhoox, hạn chế sự di chuyển lao động tập trung vào thành phố.

* Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước

Để huy động được sự tham gia hưởng ứng rộng rãi của các tầng lớp dân cư, các doanh nghiệp và các tổ chức cá nhân trong và ngoài địa bàn tham gia vào công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cần làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến rộng khắp các nội dung và định hướng quy hoạch đã được thông qua. Nội dung cốt yếu của quy hoạch cần được phổ biến, trao đổi tới từng cụm dân cư để mọi người dân hưởng ứng thực hiện, đồng thời cần được công bố rộng rãi tới những nhà đầu tư trong và ngoài nước qua các sách báo và nhất là thông tin trên mạng điện tử.

Phân công trách nhiệm cho các đơn vị phòng ban trong huyện theo dõi thực hiện quản lý nhà nước về các hoạt động đầu tư trong các lĩnh vực quy hoạch có liên quan đến chức năng của đơn vị mình. Đồng thời chi tiết cụ thể hóa các nội dung quy hoạch thành các kế hoạch hoạt động hàng năm và hàng kỳ 5 năm.

Thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện quy hoạch do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban, Phòng Kinh tế làm ủy viên thường trực và ủy viên là các phòng, ban, ngành trong huyện và Chủ tịch UBND các xã, thị trấn. Ban chỉ đạo có trách nhiệm đôn đốc chỉ đạo các đơn vị trong huyện triển khai các

kế hoạch hoạt động phù hợp với mục tiêu đã đặt ra. Ban chỉ đạo cũng cần kịp thời phát hiện những mất cân đối phát sinh để kịp thời điều chỉnh phương án quy hoạch luôn được thích ứng.

KẾT LUẬN

Việc xác lập cơ cấu kinh tế ngành hợp lý là nhân tố rất quan trọng trong tăng trưởng và phát triển bền vững nền kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là nội dung quan trọng hàng đầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa trước mắt và lâu dài.

Thanh Trì là huyện ngoại thành đang trong quá trình đô thị hóa. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một vấn đề hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện. Chính vì vậy, đây luôn là vấn đề được các cấp Ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức xã hội quan tâm hàng đầu. Trong bối cảnh đó, đề tài

“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội” được lựa chọn và nghiên cứu

làm luận văn tốt nghiệp cao học, hy vọng đóng góp phần nào những giải pháp cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn huyện. Đây là vấn đề có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, cơ bản, quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện, nằm trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhận thức rõ điều đó, luận văn đã cố gắng bám sát

chủ đề, đối tượng phạm vi nghiên cứu, hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra: - Hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế ngành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nói riêng.

- Phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

- Đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

Quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, dù đã cố gắng song thiếu sót là điều khó tránh khỏi, tác giả luận văn mong nhận được những góp ý và chỉ dẫn để luận văn có ý nghĩa thiết thực hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội (Trang 110 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w