Những thành tựu đã đạt được

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội (Trang 72 - 75)

III Công nghiệp do Huyện quản lý

2.3.1.Những thành tựu đã đạt được

Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành: Chuyển dịch vững chắc theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.

Mặc dù nằm trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế cả nước do tác động gián tiếp từ cuộc khủng hoảng suy thoái kinh tế toàn cầu, song kết quả chuyển đổi cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn huyện Thanh Trì đã thu được những kết quả nhất định. Cơ cấu kinh tế huyện đã cơ bản chuyển đổi theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Hiện tại, cơ cấu kinh tế ngành của huyện đang chuyển dịch vững chắc theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.

Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và tiểu thủ công nghiệp truyền thống được chú trọng phát triển và phát triển vững chắc, hạn chế công nghiệp nặng.

Trong 10 năm qua, công nghiệp và xây dựng của huyện Thanh Trì đã có sự tăng trưởng khá, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo

chiều hướng tích cực: tăng tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng, tăng tỷ trọng thương mại dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp.

Khu vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp sau nhiều năm giảm sút được chú trọng phát triển trỏ lại nhanh chóng và vững chắc, nhiều ngành nghề mới được ra đời, nhiều ngành nghề và làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển. Tiểu thủ công nghiệp ngày càng có vị trí quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của huyện.

Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng do huyện quản lý so với tổng giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tuy còn nhỏ nhưng đang có chiều hướng tăng dần từ 45,7% năm 2001 lên 69,62% năm 2012. So với tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế do huyện quản lý, tỷ trọng ngành công nghiệp một phần quan trọng tăng từ các làng nghề thủ công truyền thống đang được phục hồi và phát triển. Huyện chủ trương hạn chế phát triển công nghiệp nặng, công nghiệp sản xuất gây ô nhiễm môi trường; chú trọng phục hồi và phát triển các làng nghề truyền thống.

Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp: tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, chú trọng các loại cây ăn quả, rau an toàn chất lượng cao.

Tỷ trọng ngành nông nghiệp đã giảm đáng kể từ 38,84% năm 2001 xuống 7,86% năm 2012, trong khi giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn tương đối ổn định và tăng nhẹ. Huyện đã hình thành các vùng chuyên canh trồng các loại cây ăn quả, rau sạch. Tích cực chuyển đổi từ các chân ruộng trồng lúa 2 vụ không hiệu quả sang trồng các loại rau có giá trị cao, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đã tăng đáng kể, giá trị sản xuất trên 1ha đất hàng năm tăng từ 40,7 triệu đồng (năm 2000) lên 61,6 triệu đồng (năm 2009) và đạt 118,4 triệu đồng năm 2012. Cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp của huyện Thanh Trì đã có sự thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, tuy nhiên chưa rõ rệt. Tỷ trọng ngành trồng trọt giảm từ 55,35 năm 2001 xuống còn 45,84% năm 2012, chú trọng phát trển trông cây ăn quả, rau sạch và các loại rau có giá trị cao. Ngành chăn nuôi tuy đã có chuyển dịch

về cơ cấu vật nuôi nhưng tỷ trọng chưa tăng. Riêng thủy sản tăng liên tục và nhanh nhất, từ 11,65% năm 2001 lên 25,99% năm 2012. Đây là một sự chuyển dịch phù hợp với các điều kiện và định hướng phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thanh Trì, song cần phải tích cực điều chỉnh cơ cấu cây trồng vật nuôi trong ngành trồng trọt và chăn nuôi.

Huyện Thanh Trì có các điều kiện tự nhiên và thế mạnh để hình thành và phát triển các vùng, các ngành kinh tế có khả năng chuyên môn hóa cao. Đã bước đầu hình thành các vùng sản xuất chuyên canh như vùng rau, vùng trồng cây ăn quả, vùng mâ tre đan, vùng sản xuất các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp... Thành tựu nổi bật nhất trong phát triển và chuyển dịch kinh tế ngành trên địa bàn huyện là sản xuất công nghiệp và dịch vụ đang không ngừng tăng. Nông nghiệp phát triển chậm hơn, tỷ trọng ngày càng giảm, trong nội bộ ngành nông nghiệp cũng chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng phù hợp với xu hướng đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật không chỉ trong ngành công nghiệp, dịch vụ mà cả trong nông nghiệp. Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp không ngừng tăng, trong khi diện tích nông nghiệp ngày càng thu hẹp để phục vụ cho đô thị hóa.

Thứ ba, chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành dịch vụ: bước đầu phát triển các ngành dịch vụ thương mại, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ du lịch...

Tỷ trọng ngành dịch vụ của huyện đã tăng từ 15,46 năm 2001 lên 22,52% năm 2012. Có thể thấy, trong những năm gần đây, việc tổ chức và phát triển các ngành dịch vụ trên địa bàn huyện Thanh Trì đã có những tiến bộ nhất định, góp phần tích cực vào việc lưu thông hàng hoá, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập. Các ngành dịch vụ góp phần lưu thông các sản phẩm của các ngành khác trong huyện, đặc biệt là các sản phẩm của ngành nông nghiệp. Ngoài ra, ngành này còn cung cấp cho cư dân trong huyện các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống, đưa chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng tăng lên. Các ngành dịch vụ đã từng bước khai thác các tiềm năng của huyện về cảnh

quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, các lễ hội văn hoá…, góp phần tăng thu nhập và tăng vị thế của huyện trong cơ cấu chung của Thủ đô.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn huyện Thanh Trì trong những năm qua đã có những tác động tích cực đến năng suất của các ngành. Đây là một chỉ tiêu quan trọng cần đạt tới của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội trong những năm qua của Thủ đô và cả nước, huyện Thanh Trì đã có những thay đổi rõ nét, đời sống kinh tế xã hội của nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng, với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, phát huy sức mạnh nội lực của các thành phần kinh tế, tập trung xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội (Trang 72 - 75)