Giải pháp ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mớ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội (Trang 108 - 110)

III Công nghiệp do Huyện quản lý

3.2.5. Giải pháp ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mớ

Ngoài việc khôi phục, củng cố, bổ sung, nâng cấp hệ thống thông tin và dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh của Nhà nước, huyện hỗ trợ các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động khuyến nông, khuyến công... Coi trọng việc tổ chức thu hút chuyển giao tri thức vào chuyển giao công nghệ từ Thành phố và Trung ương về cho địa phương. Chủ động, tích cực trong quan hệ hợp tác với Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam để đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất thí điểm, sản xuất đại trà và sản xuất các sản phẩm nhân giống cung cấp cho các vùng khác trên cả nước. Những tiến bộ khoa học công nghệ cần được đặc biệt ưu tiên lựa chọn đầu tư trên địa bàn huyện là Công nghệ sinh học nhằm vào việc sản xuất các nông sản phẩm sạch, có chất lượng cao, các sản phẩm nhân giống, đưa các giống cây trồng vật nuôi mới và công thức canh tác phù hợp có hiệu quả cho các vùng đất trũng phía Tây Nam và vùng đất bãi. Các công nghệ trong việc xử lý nước thải, xử lý ô nhiễm môi trường của khu nghĩa trang Thành phố. Đẩy nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất và bảo quản các sản phẩm đi tiêu thụ tại các thị trường khác. Đẩy mạnh việc ứng dụng các thành tựu mới về công nghệ thông tin để phát triển các hoạt động thương mại điện tử mở rộng thị trường và quảng bá sản phẩm.

- Thực hiện cơ chế ưu đãi đầu tư cho việc nghiên cứu, triển khai, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. Việc đầu tư ưu đãi khuyến khích ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới cần được thông qua các dự án chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ. Các dự án được xây dựng và ký kết giữa 3 bên: Cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện là người đặt hàng; cơ quan nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học là đơn vị thực hiện; người dân trong huyện là người hưởng thụ kết quả dự án. Nếu dự án chuyển giao thực hiện thành công, có kết quả thiết thực đối với người hưởng thụ thì huyện sẽ thanh toán phần lớn kinh phí đầu tư của dự án đã ký kết, người hưởng thụ phải chịu trách nhiệm thanh toán phần còn lại bằng nuồn vốn vay ưu đãi từ các quỹ khuyến khích đầu tư hoặc vay vốn ngân hàng. Việc bắt buộc người hưởng thụ phải đóng góp một phần kinh phí thực hiện dự án nhằm bắt buộc người dân hưởng thụ thay mặt huyện giám sát kết quả thực hiện dự án. Người

dân chỉ đồng ý thanh toán chi phí khi kết quả mang lại của dự án nhiều hơn phần chi phí của họ phải bỏ ra, tức là dự án có tác dụng hữu ích thật sự đối với người hưởng thụ. Nếu dự án triển khai không mang lại kết quả, huyện chỉ trợ cấp một phần kinh phí cho cơ quan thực hiện, người dân hưởng thụ không phải đóng góp gì song cũng không thu được kết quả cho phần đóng góp của họ khi triển khai dự án. Thực hiện cơ chế này, chắc chắn rằng các khoản đầu tư ưu đãi cho ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ mang lại kết quả hữu ích cho người dân trong huyện. Đồng thời cũng sẽ huy động được các đơn vị tư vấn có năng lực thực sự từ những nơi khác đến đầu tư triển khai đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào cuộc sống.

Bên cạnh cơ chế nêu trên, huyện cần thực hiện các cơ chế cho vay ưu đãi đối với những người dân có dự án ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới đồng thời có chính sách miễn giảm thuế trong một số năm đối với các chương trình đầu tư này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w