1.3.1.1 Kinh nghiệm ở huyện Gia Lâm - Thành phố Hà Nội
Mặc dù nằm trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế cả nước do tác động từ cuộc khủng hoảng suy thoái toàn cầu, sự sụt giảm mức tăng trưởng trong nước, nhưng kết quả chuyển đổi cơ cấu kinh tế của huyện Gia Lâm những năm qua cũng đã thu được những kết quả nhất định. Cơ cấu kinh tế chuyển đổi dần theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
Về công nghiệp: Huyện phát triển công ghiệp ngành gốm sứ, quy hoạch và xây dựng các trung tâm gốm sứ Bát Tràng thành thị trấn gốm sứ, kết hợp với việc phát triển làng nghề truyền thống với công nghiệp hiện đại, sau đó sẽ mở rộng ra cả vùng Đa Tốn, Văn Đức, Đông Dư, Tạo Khê. Từng bước đưa dây chuyền gốm sứ công nghiệp vào hoạt động, đưa giá trị của ngành gốm sứ đạt 30 – 40% trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp của huyện, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa, và phấn đấu 30% sản phẩm làm ra dùng để xuất khẩu.
Về dịch vụ: Trong những năm gần đây, ngành dịch vụ của huyện đã phát triển mạnh mẽ. Đây là xu hướng chung của cả nước ta trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đô thị hóa. Riêng đối với ngành công nghiệp của huyện đnag phát triển theo hướng đa canh, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành dịch vụ. Ngành dịch vụ có vai trò chuyển tải các vật tư, hàng hóa cho sản xuất và tiêu dùng trên thị trường toàn huyện. Hiện nay huyện đnag hình thành các khu vực kinh doanh thương mại như khu vực thị trấn Yên Viên và Trâu Quỳ, ngoài việc kinh doanh của các hộ và các chợ sẽ xây dựng các siêu thị để có thể đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của huyện; đồng thời sẽ xây dựng thêm tại xã Ninh Hiệp một số trung tâm kinh tế thương mại để khai thác thị trường thế mạnh và tiềm năng của làng nghề truyền
thống. Các xã xa trung tâm trên sẽ quy hoạch thành các thị trấn và xây dựng các chợ nông thôn, tạo điều kiện cho dịch vụ hàng hóa phát triển.
Về nông nghiệp: Huyện hình thành các vùng chuyên canh ở các xã: Văn Đức, Đông Dư, Dương Xá, Kim Sơn, tiến tới xây dựng các vùng chuyên canh, từng bước ứng dụng công nghệ chế biến rau ăn quả. Vùng chuyên trồng cây công nghiệp tập trung ở câc xã ven sông Đuống. Vùng cây giống, cây ăn quả và cây môi trường mang giá trị kinh tế cao hiện đang trồng và tiếp tục phát triển ở các xã. Dự kiến sẽ xây dựng khu vườn trại ở khu vực ngoài đê xã Đông Dư, Cự Khối, Long Biên, chủ yếu là các loại cây ăn quả, cây môi trường, hoa, cây cảnh và nhà hàng, phát triển sinh vật cảnh.
Huyện Gia Lâm đã hình thành và phát triển các vùng kinh tế có khả năng chuyên môn hóa cao để đáp ứng yêu cầu của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Tốc độ phát triển kinh tế cao hơn hẳn các thời kỳ trước, tạo ra khả năng mới để phát triển nền kinh tế toàn diện theo hướng đa ngành, đa sản phẩm. Đã bước đầu hình thành những vùng sản xuất chuyên canh tập trung như vùng rau, vùng hoa, vùng gốm...
Cơ cấu kinh tế huyện Gia Lâm đang chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nôn nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Trong nông nghiệp, gia tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, phát triển trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như cây công nghiệp, hoa, cây cảnh... Công nghiệp chú trọng phát triển các ngành nghề truyền thống mà trọng tâm là ngành gốm sứ. Dịch vụ cũng được chú trọng phát triển để phục vụ yêu cầu chuyển tải vật tư, hàng hóa cho sản xuất và tiêu thụ trên địa bàn và ra bên ngoài.
Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế ngành tại huyện Gia Lâm trong những năm qua đã có những tác động đến năng suất của các ngành. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội những năm qua, nền kinh tế của huyện đã có những thay đổi rõ nét theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa. Tuy nhiên kết quả đạt được chưa đạt mục tiêu của Huyện đề ra, tỷ trọng ngành nông nghiệp còn cao hơn mục tiêu đề ra (21,2% so với 15,5%), đòi hỏi sự tập trung hơn nữa cho quá trình chuyển
đổi cơ cấu kinh tế ngành theo đúng chủ trương, đường lối mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra.
1.3.1.2. Kinh nghiệm ở huyện Từ Liêm - Thành phố Hà Nội
Huyện Từ Liêm là một huyện ngoại thành Hà Nội có tốc độ đô thị hóa rất nhanh. Điều này xuất phát từ thế mạnh về vị trí địa lý, đất đai và nguồn nhân lực của huyện, đặc biệt là nhờ việc triển khai và xây dựng dự án quy hoạch đô thị mới của Thành phố. Tháng 11/3013, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý đề xuất tách huyện Từ Liêm thành hai quận vì dân số đông, cơ sở hạ tầng hoàn thiện, có đầy đủ các trung tâm thương mại, trung tâm văn hóa, các tòa nhà, các khu chung cư hiện đại, các trường Đại học...
Huyện Từ Liêm đã có nhiều nỗ lực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng ngành công nghiêp – xây dựng và dịch vụ. Nhiều loại hình dịch vụ mới xuất hiện và phát triển góp phần mở rộng cơ cấu ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp.
Những tác động trên dẫn đến sự thay đổi lớn về kinh tế - xã hội của huyện Từ Liêm. Diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh, giá đất tăng cao đem lại cho người dân nguồn tài chính lớn, đời sống nhân dân được tăng lên rõ rệt. Từ nguồn thù nhập này, người dân có thể tăng các khoản đầu tư cho cuộc sống tiêu dùng hàng ngày, tăng đầu tư cho việc học tập của con em họ, góp phần nâng cao dân trí, nâng cao khả năng và cơ hội tìm kiến việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Mặt khác, từ nguồn vốn này, người dân có thể đầu tư xây dựng nhà ở, đầu tư vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Dưới tác động của quá trình đô thị hóa và sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, huyện đã chủ động mở rộng cơ cấu ngành nghề. Huyện thúc đẩy, tạo điều kiện cho những ngành lợi thế phát triển trong quá trình đô thị hóa, dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành diễn ra nhanh theo hướng phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng không ngừng tăng lên, sau đó giảm dần, thay vào đó
là sự phát triển nhanh chóng của ngành dịch vụ. Tỷ trọng công nghiệp từ 50,8% vào năm 2003, đã tăng lên 69,5% vào năm 2007, sau đó lại giảm xuống 54,5% vào năm 2012. Giá trị sản xuất ngành thương mại, dịch vụ có sự chuyển biến lớn trong những năm gần đây, từ 26,9% vào năm 2003, năm 2007 là 26,3%, đến năm 2012 là 44,4%. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giảm mạnh từ 22,3% vảo năm 2003, năm 2007 giảm xuống còn 9,8%, đến năm 2012 là 1,1%
Cùng với đó, cơ cấu lao động huyện Từ Liêm đang có sự chuyển dịch, biểu hiện qua tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp giảm, lao động trong các ngành dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp tăng. Tuy nhiên, mặc dù số lao động trong ngành nông nghiệp giảm, nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ tương đối lớn, năm 3003 là 45,12%, năm 2007 vẫn là 38,03%. Như vậy so với lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ thì lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn.
Nhờ có sự chỉ đạo đúng hướng của lãnh đạo huyện, kinh tế của huyện đã phát triển nhanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã có những kết quả rõ rệt. Từ một huyện sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, với tốc độ đô thị hóa nhanh, kinh tế của huyện đã nhanh chóng chuyển dịch mạnh mẽ, với tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng tăng nhanh chóng, trở thành ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nền kinh tế huyện. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp cũng giảm mạnh. Tuy nhiên tỷ trọng ngành dịch vụ chưa có chuyển biến mạnh. Trong thời gian tới, huyện cần chú trọng tăng cường phát triển ngành dịch vụ, tận dụng thế mạnh của huyện đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, để nền kinh tế huyện trong tương lai phát triển theo hướng hiện đại; dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.
1.3.1.3. Kinh nghiệm ở quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội
Quận Hoàng Mai được thành lập năm 2004, trên cơ sở tách 9 xã của huyện Thanh Trì và 5 phường của quận Hai Bà Trưng.
Khi mới thành lập, quận Hoàng Mai vẫn còn nặng cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ sở hạ tầng còn kém phát triển., còn ít các cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh lớn, trọng tâm. Kể từ khi thành lập, quận Hoàng Mai đã có những bước phát
triển mạnh mẽ và toàn diện. Sau 9 năm thành lập, quận Hoàng Mai đã xây dựng được một cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội phát triển, xứng đáng là một quận nội thành của Thủ đô Hà Nội. Cơ cấu kinh tế của quận đã chuyển dịch theo đúng hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Ngành công nghiệp phát triển mạnh với hàng loạt các nhà máy, doanh nghiệp được thành lập trên địa bàn. Trước đây, diện tích đất nông nghiệp còn khá lớn, thì sau khi thành lập quận, một phần lớn diện tích đất nông nghiệp đã được chuyển đổi sang trồng hoa, cây cảnh và nuôi trồng thủy sản. Công viên Yên Sở đang được xây dựng, trong tương lai sẽ trở thành một trung tâm nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái lớn ở phía nam Thủ đô. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lớn thành lập và phát triển mạnh trên địa bàn quận. Tận dụng lợi thếvị trí địa lý với nhiều ao, hồ, đầm, ngành nuôi trồng thủy sản được phát triển mạnh, trở thành trung tâm cung cấp thủy sản cho Thủ đô Hà Nội và các vùng lân cận, đem lại nguồn thu lớn cho ngành nông nghiệp của quận. Cụ thể, tỷ trọng các ngành công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ của thị xã năm 2010 tương ứng là: 48,5% - 3,3% - 48,2%.
Trên cơ sở phát triển vững vàng những thành tựu đã đạt được trong công cuộc phát triển nền kinh tế - xã hội những năm trước đó, quận Hoàng Mai đã tận dụng những điều kiện được đầu tư cho một quận nội thành của Thủ đô để đẩy mạnh hơn nữa công cuộc phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Quận tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, phát triển kinh tế quận theo hướng hiện đại. Các doanh nghiệp lớn trên địa bàn, tỉnh ngoài và nước ngoài vẫn tiếp tục đến đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh tại Hoàng Mai. Tiếp tục đầu tư phát triển ngành trồng hoa, cây cảnh và nuôi trồng thủy sản. Hiện nay, Hoàng Mai đã xây dựng được thương hiệu thủy sản, có được một thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định, cung cấp thủy sản cho Thủ đô Hà Nội và một số các địa phương lân cận. Dịch vụ thương mại của quận Hoàng Mai cũng phát triển mạnh với các trung tâm thương mại và siêu thị lớn hiện đang hoạt động, là trung tâm dịch vụ thương mại của cả quận và các quận huyện khác của Thủ đô.
Tuy nhiên có thể thấy những năm gần đây, ngành dịch vụ của quận đã có dấu hiệu chững lại sau một thời gian phát triển mạnh. Năm 2012, tỷ trọng giá trị sản xuất các ngành công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ của quận tương ứng là: 48,17% - 1,63% - 50,21%
Số liệu trên cho thấy, ngành nông nghiệp của quận tiếp tục giảm mạnh, đạt tỷ trọng nông nghiệp chuẩn cho một nền kinh tế phát triển hiện đại. Tỷ trọng công nghiệp vẫn tiếp tục tăng, tuy nhiên tỷ trọng dịch vụ không tăng nhiều từ năm 2010. Từ thực trạng trên, cho thấy quận Hoàng Mai cần tận dụng đà tăng trưởng nhanh chóng của ngành dịch vụ để phát triển nhanh hơn nữa. Công nghiệp phát triển chậm dần dần để đạt được cơ cấu kinh tế hiện đại: dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp một cách vững chắc, là cơ cấu kinh tế mà chúng ta đang hướng tới trong thời gian tới.