Những hạn chế và vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội (Trang 75 - 78)

III Công nghiệp do Huyện quản lý

2.3.2.Những hạn chế và vấn đề đặt ra

Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành: chuyển dịch đúng hướng song tốc độ còn chậm.

Bên cạnh những mặt đã đạt được, cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn huyện Thanh Trì không tránh khỏi bộc lộ những mặt còn hạn chế. Những hạn chế đó cần được nhận thức rõ để có những giải pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn huyện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đến hết năm 2012, tỷ trọng các ngành là: công nghiệp: 69,62%, dịch vụ: 22,52%, nông nghiệp: 7,86%. Tổng kết tình hình thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội huyện Thanh Trì năm 2012 đã đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn huyện không đạt mục tiêu đề ra. Có thể thấy từ năm 2009 đến nay, quá trình chuyển dịch bắt đầu chậm lại. Các ngành kinh tế của huyện tuy vẫn đang chuyển dịch đúng hướng, song công nghiệp, nhất là dịch vụ tỷ lệ tăng chậm. Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp tuy đã được quan tâm đầu tư song chưa phát triển được như kỳ vọng. Ngành công nghiệp chưa phát triển hiện đại. Công tác quảng bá và tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm truyền thống của huyện chưa hiệu quả. Ngành dịch vụ chưa tận dụng được các lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, văn hóa của huyện để phát triển. Trong nội bộ ngành nông nghiệp, chăn nuôi phát

triển chậm. Các sản phẩm nông nghiệp của huyện chưa được quảng bá mạnh để tìm thị trường tiêu thụ ổn định và rộng rãi. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp: Công nghiệp nặng còn gây ô nhiễm môi trường; quy mô sản xuất công nghiệp chưa lớn; chưa phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng chất xám cao.

Thành phần kinh tế Nhà nước trong công nghiệp tuy có giảm nhưng vẫn phát huy vai trò chủ đạo là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, nắm giữ các lĩnh vực then chốt trong nền kinh tế (điện, nước, bưu chính viễn thông, xây dựng cơ sở hạ tầng, tài chính, ngân hàng...)

Tuy giá trị sản xuất công nghiệp vẫn tăng, song chưa phát triển các ngành công nghiệp hiện đại, có hàm lượng chất xám cao như viễn thông, điện tử.... Các ngành công nghiệp sản xuất, tiểu thủ công nghiệp đã được quan tâm phát triển, song do máy móc, trang thiết bị công nghiệp cũ, công nghệ lạc hậu nên các sản phẩm có sức cạnh tranh thấp, chưa mở rộng được thị trường. Một số cơ sở công nghiệp, chất thải chưa được xử lý gây ô nhiễm môi trường. Một khó khăn hiện nay là nhiều doanh nghiệp không có mặt bằng sản xuất, chủ yếu là đi thuê lại của các công ty nhà nước. Mặt bằng sản xuất hẹp, thiết bị sản xuất lạc hậu, sức cạnh tranh kém, quy mô sản xuất nhỏ, năng lực tài chính, khả năng phát triển chưa ổn định và kém bền vững.

Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp: sản xuất chưa đi vào chuyên môn hóa, hiện đại hóa, chưa tạo được thương hiệu, thị trường tiêu thụ còn nhỏ hẹp.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của Thanh Trì vẫn còn chậm, chưa thể hiện đặc trưng của nông nghiệp sinh thái ven đô, chưa tận dụng những tiềm năng và điều kiện ưu đãi của vùng bãi để phát huy thế mạnh của vùng ngoại thành cho sản xuất rau sạch và rau an toàn, chưa kết hợp được sản xuất với tiêu thụ, chưa tạo ra thương hiệu, sản xuất chưa đi vào chuyên môn hóa, bước đầu áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật song chưa đi vào hiện đại hóa. Hiệu quả hoạt động của một số trang trại còn hạn chế, kết

quả sản xuất kinh doanh chưa cao, chưa chủ động mạnh dạn phát triển trang trại tổng hợp, chưa quan tâm đến phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường. Hiệu quả dự án khu nuôi trồng thủy sản tập trung tại xã Đông Mỹ chưa cao, chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế của vùng.

Khó khăn nhất đối với phát triển sản xuất và chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp của Thanh Trì là nguồn nước bị ô nhiễm, không thể sử dụng cho sản xuất nông sản sạch, bao gồm cả sản phẩm rau trồng nước và nuôi thả thủy sản. Toàn bộ các xã khu vực phía Nam huyện như Vĩnh Quỳnh, Tả Thanh Oai, Đại Áng được xác định là vùng nông nghiệp trọng điểm cũng chính là vùng chịu ảnh hưởng ô nhiễm từ nguồn nước thải và ảnh hưởng của nghĩa trang Văn Điển. Đặc biệt là khu vực cánh đồng xã Vĩnh Quỳnh sau nghĩa trang Văn Điển chạy dọc sông Hòa Bình đến địa phận xã Đại áng, Tả Thanh Oai là vùng bị ô nhiễm nhiều nhất, khả năng phát triển sản xuất và chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp với yêu cầu sản phẩm sạch, sản phẩm an toàn ở khu vực này khó thực hiện.

Thứ ba, chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành dịch vụ: Phát triển còn chậm, chưa tận dụng được những tiềm năng của huyện.

Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ có tăng lên qua các năm, nhưng tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế huyện vẫn còn khiêm tốn, chưa tương xứng với vai trò của ngành và chưa khai thác được hết các tiềm năng của huyện. Trong cơ cấu ngành dịch vụ của huyện, các ngành dịch vụ truyền thống (ăn uống, thương mại, kinh doanh quy mô nhỏ...) vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Tình trạng chợ tạm, chợ cóc vẫn còn; cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành dịch vụ còn yếu kém, vệ sinh môi trường chưa đảm bảo… Những điều đó đã hạn chế sự phát triển hoạt động thương mại, giao lưu hàng hoá của huyện. Hoạt động dịch vụ vẫn chủ yếu ở quy mô hộ gia đình, chỉ mới có 1 trung tâm thương mại mới hình thành và đưa vào hoạt động có quy mô lớn, có sức cạnh tranh cao. Phân bố hoạt động thương mại theo không gian còn thiếu sự đều khắp, sự hạn chế rõ nét ở các địa phương xa trung tâm huyện hoặc ngoài đê sông Hồng. Ở các xã vùng bãi, các dịch vụ còn ở mức độ hết sức đơn sơ tương đương với các xã nghèo ở một số tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng. Các dịch

vụ hiện đại như: dịch vụ phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí chưa phát triển, các tiềm năng về du lịch, lễ hội… chưa được khai thác; các dịch vụ về tư vấn, đào tạo, thông tin… còn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu đa dạng và ngày càng tăng của sản xuất và đời sống.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội (Trang 75 - 78)