Phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn huyện Thanh Trì

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội (Trang 85 - 95)

III Công nghiệp do Huyện quản lý

3.1.2.Phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn huyện Thanh Trì

hoá, hiện đại hoá trên địa bàn huyện Thanh Trì

3.1.2.1. Cơ cấu kinh tế giữa các ngành

Quy hoạch đến năm 2020, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn theo hướng Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp, sau đó chuyển dần sang cơ cấu Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp.

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện đến năm 2020

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn huyện theo hướng Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp. Trong giai đoạn đến năm 2015, giá trị sản xuất

công nghiệp sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhất và sau đó sẽ giảm dần cả về tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng, thay vào đó là sự gia tăng nhanh của nhóm ngành dịch vụ để chuyển sang cơ cấu kinh tế Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp vào giai đoạn sau năm 2020.

Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp giảm từ 10,11% năm 2010 xuống còn 6% năm 2015, tiếp tục giảm xuống 4,7% vào năm 2020.

Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng từ 68,87% năm 2010 lên 70% vào năm 2015, đến năm 2020 giảm xuống còn 51,3%.

Tỷ trọng giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng từ 21,02% năm 2010 lên 24% năm 2015, tăng lên 44% năm 2020 và tiếp tục tăng nhanh sau năm 2020.

Nội dung quy hoạch các ngành kinh tế được xây dựng trên 3 phương án phát triển khác nhau giữa các ngành công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp.

Phương án 1:

Tiếp tục phát triển công nghiệp, mở rộng hoạt động thương mại, chuyển đổi sản xuất nông nghiệp truyền thống sang thuỷ sản và nông nghiệp sinh thái, sản phẩm sạch.

- Công nghiệp: chủ trương mở rộng quy mô và địa bàn phát triển, tiếp tục duy trì các cơ sở sản xuất công nghiệp cũ, duy trì, khôi phục và mở rộng phát triển các làng nghề truyền thống.

- Ngành dịch vụ: phát triển mạnh dịch vụ thương mại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô. Các hoạt động dịch vụ du lịch vui chơi giải trí được chú trọng phát triển một cách phù hợp.

- Nông nghiệp: Các hoạt động sản xuất nông nghiệp truyền thống được chuyển dần sang nuôi trồng thuỷ sản và phát triển theo hướng nông nghiệp sinh thái, sản xuất sạch và chất lượng cao.

Phương án 2:

Các điều kiện phát triển công nghiệp ở mức hạn chế, điều kiện môi trường được cải tạo căn bản, tạo những điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, dịch vụ

vui chơi giải trí cũng như dịch vụ thương mại, phát triển mạnh các khu đô thị sinh thái và các hoạt động nông nghiệp đô thị sinh thái.

- Công nghiệp: Mở rộng phát triển công nghiệp khu vực phía Nam một cách hạn chế, tiếp tục duy trì phát triển làng nghề truyền thống, di chuyển dần các cơ sở công nghiệp cũ.

- Ngành dịch vụ: Thay thế các cơ sở công nghiệp cũ bằng phát triển mạnh dịch vụ thương mại hình thành các trung tâm phân phối hàng hoá phía Nam Thủ đô, phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ du lịch sinh thái, thể thao vui chơi giải trí, dịch vụ đô thị kết hợp nông nghiệp đô thị sinh thái.

- Nông nghiệp: Các hoạt động sản xuất nông nghiệp được chuyển hướng sang sản xuất sạch, chất lượng cao khu vực vùng bãi, sản xuất thuỷ sản trong các khu đô thị theo mô hình nông nghiệp đô thị sinh thái.

Phương án 3:

Các điều kiện phát triển và đầu tư hạn chế: môi trường ít được cải thiện, thu hút nguồn vốn đầu tư hạn chế, các dự án đô thị chậm thực hiện, khả năng chuyển đổi sản xuất nông nghiệp sang sản xuất sinh thái chậm.

- Công nghiệp: Phát triển công nghiệp khu vực phía Nam một cách hạn chế, duy trì sản xuất các làng nghề, thu hẹp dần các cơ sở sản xuất cũ.

- Dịch vụ: Các điều kiện phát triển dịch vụ hạn chế, chủ yếu dựa vào các dịch vụ thương mại, các dịch vụ du lịch chậm phát triển.

- Nông nghiệp: Các hoạt động sản xuất nông nghiệp tiếp tục được chú trọng đầu tư phát triển, kết hợp cả các hoạt động nông nghiệp truyền thống với nông nghiệp sinh thái.

Bảng 3.4: Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện giai đoạn 2011 - 2020

Chỉ tiêu 2015 2020

Phương án 1

1. Cơ cấu kinh tế Huyện quản lý 100 100

- Công nghiệp - Xây dựng 63,8 51,1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thương mại - Dịch vụ 27,0 44,6

- Nông nghiệp 9,2 4,3

Phương án 2

1. Cơ cấu kinh tế Huyện quản lý 100 100

- Công nghiệp - Xây dựng 70,0 51,3

- Thương mại - Dịch vụ 24,0 44,0

- Nông nghiệp 6,0 4,7

Phương án 3

1. Cơ cấu kinh tế Huyện quản lý 100 100

- Công nghiệp - Xây dựng 64,0 53,8

- Thương mại - Dịch vụ 25,3 40,2

- Nông nghiệp 10,7 6,1

Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Thanh Trì đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Theo 3 phương án, tốc độ tăng trưởng kinh tế các ngành do huyện quản lý giai đoạn từ nay đến năm 2020 đều theo trật tự sau: Công nghiệp – Xây dựng, Dịch vụ, Nông nghiệp. Tỷ trọng của ngành dịch vụ có sự thay đổi lớn trong cả 3 phương án. Vì vậy có thể nói, trong thời ký quy hoạch đến năm 2020 sẽ có sự thay đổi căn bản về cơ cấu kinh tế các ngành do huyện quản lý, trong đó tỷ trọng ngành Thương mại - Dịch vụ có xu hướng tăng nhanh; tỷ trọng ngành Nông nghiệp giảm nhanh; ngành Công nghiệp - Xây dựng có mức giảm tương đối. Sự chuyển biến trên là phù hợp với xu hướng chuyển dịch kinh tế của Thanh Trì để trở thành trung tâm kinh tế đô thị - dịch vụ du lịch sinh thái của phía Nam Thủ đô vào năm 2030 với cơ cấu kinh tế: Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp.

Trong các phương án đề xuất, Phương án 2 là phương án có thể kết hợp vốn đầu tư từ bên ngoài và nội lực của huyện sẽ tạo ra những thay đổi cơ bản về cơ sở hạ tầng của huyện, do đó hoàn toàn có tính khả thi và được khuyến nghị là phương

án lựa chọn. Tuy nhiên cần phải có sự nỗ lực của các cấp, các ngành và toàn thể

nhân dân trong huyện. Theo phương án này, tốc độ tăng trưởng trên địa bàn huyện giai đoạn quy hoạch (đến năm 2020) cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của Thành phố và xếp vào loại tăng trưởng khác so với các quận huyện của Hà Nội. Cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn chuyển dịch theo hướng Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp, với sự tăng nhanh giá trị sản xuất ngành Dịch vụ, tuy nhiên tỷ trọng ngành Dịch vụ còn thấp do giá trị sản xuất chưa cao. Cơ cấu ngành kinh tế do huyện quản lý trong giai đoạn quy hoạch (đến năm 2020) chuyển dịch theo hướng Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp, trong đó tỷ trọng ngành Dịch vụ tăng nhanh, ngành Công nghiệp tăng tương đối, và Nông nghiệp tăng chậm nhất. Theo xu hướng đó, đến năm 2030, cơ cấu kinh tế ngành do Huyện quản lý sẽ chuyển dịch theo hướng Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp.

3.1.3.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp * Mục tiêu.

Trong giai đoạn đầu đến năm 2015, tiếp tục phát triển mở rộng và đầu tư chiều sâu các hoạt động sản xuất công nghiệp và xây dựng cơ bản, đưa sản xuất công nghiệp và xây dựng trên địa bàn phát triển mạnh nhất vào giai đoạn 2011 – 2015, và sau đó thu hẹp giảm dần quy mô sản xuất công nghiệp, di chuyển dần các nhà máy, chuyển đất đai sang kinh doanh thương mại. Phấn đấu giữ tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng do Huyện quản lý bình quân cả thời kỳ quy hoạch từ 2011 - 2020 đạt 16 - 17%; trong đó giai đoạn 2011 - 2015 tăng bình quân 16 - 17%, giai đoạn 2016 - 2020 tăng bình quân 12,5 - 13,5%. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng năm 2020 chiếm 51,3% tổng giá trị sản xuất do huyện quản lý.

- Khu công nghiệp Văn Điển: Dịch chuyển các hoạt động sản xuất vào các cụm công nghiệp tập trung, chuyển đổi dần chức năng của các cơ sở công nghiệp sang phát triển kinh doanh thương mại và dịch vụ công cộng.

- Khu công nghiệp Cầu Bươu: Không thu hút thêm các cơ sở mới, tiếp tục duy trì các cơ sở không gây ô nhiễm môi trường trong giai đoạn hiện tại, trước mắt chuyển các cơ sở gây ô nhiễm và tiến đến sau năm 2015 dịch chuyển toàn bộ các cơ sở sản xuất vào các cụm công nghiệp tập trung. Chuyển dần chức năng của các cơ sở công nghiệp sang kinh doanh thương mại, dịch vụ và phát triển đô thị.

- Khu công nghiệp Ngọc Hồi: Phát triển cụm công nghiệp theo quy hoạch hiện có giáp đường 1A và khu quy hoạch ga Ngọc Hồi. Mở rộng cụm công nghiệp Ngọc Hồi về phía sau ga. Xây dựng khu hạ tầng kết nối với đường sắt sau ga Ngọc Hồi, kết hợp các hoạt động tái chế, đóng gói với phát triển các hoạt động dịch vụ kho bãi, dịch vụ phân phối và công nghiệp cơ khí, kết hợp với dịch vụ sửa chữa phương tiện vận tải.,

- Các hoạt động xây dựng sẽ được phát triển mạnh mẽ, mở rộng và đa dạng cùng với quá trình đổi mới bộ mặt kinh tế, hạ tầng và xã hội của huyện, nhất là trong bối cảnh của một vùng nông thôn phải nhanh chóng đầu tư xây dựng để cơ bản có được hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện đại của Thủ đô vào năm 2015.

- Đối với các nghề và làng nghề truyền thống trên địa bàn: Khôi phục các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chủ yếu là công nghiệp chế biến, trong đó bao gồm: công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp dật, da, may mặc, công nghiệp chế biến lâm sản và đồ gỗ. Khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống. Kết hợp phát triển nghề truyền thống gắn với các hoạt động dịch vụ văn hóa lễ hội nhằm phát huy bản sắc văn hóa làng xã, văn hóa nghề ở các làng nghề kết hợp kinh doanh du lịch. Xây dựng mô hình cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp - làng nghề tập trung: mở rộng giai đoạn 2 làng nghề Tân Triều, xây dựng khu làng nghề Hữu Hòa, Vạn Phúc, Duyên Hà; phát triển làng nghề mới ở xã Tam Hiệp và Đại áng.

3.1.3.3. Cơ cấu ngành nông nghiệp

Trong giai đoạn đầu tiếp tục duy trì các hoạt động sản xuất nông nghiệp truyền thống, kết hợp với chuyển đổi sang các mô hình nông nghiệp thủy sản sinh thái và nông nghiệp sạch có chất lượng và giá trị cao. Trong giao đoạn từ 2016 đến 2020 giảm nhanh các hoạt động sản xuất nông nghiệp truyền thống, chuyển đổi mạnh mẽ các mô hình nông nghiệp sinh thái, sản phẩm sạch có chất lượng và giá trị cao. Từ giai đoạn 2021 đến 2025, phát triển chủ yếu các mô hình nông nghiệp đô thị sinh thái kết hợp kinh doanh du lịch dịch vụ, đến năm 2025 xóa bỏ hoàn toàn các hoạt động sản xuất nông nghiệp truyền thống.

Phấn đấu giữ nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân giai đoạn 2011 - 2015 tăng 0,8 - 1,4%, giai đoạn 2016 - 2020 tăng 1 - 2%, giai đoạn 2021 - 2030 tăng 0,5 - 1%. Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2015 chiếm 6,0% trong cơ cấu kinh tế do huyện quản lý. Đến năm 2020, tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 4,7% trong cơ cấu kinh tế do huyện quản lý. Chuyển từ tăng trưởng về số lượng sang nâng cao chất lượng và tăng nhanh giá trị sản xuất nông nghiệp/đơn vị diện tích, đưa giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt 120 triệu đồng/ha năm 2015, và đạt trên 130 triệu đồng/ha vào năm 2020.

Ngành trồng trọt:

Trong những năm đầu thời kỳ quy hoạch, duy trì vùng sản xuất lúa năng suất, chất lượng cao khoảng 600 ha tại các xã Vĩnh Quỳnh, Đại áng, Tả Thanh Oai, Hữu Hòa. Từ năm 2011 giảm dần diện tích cấy lúa, chuyển sang nuôi trồng thủy sản theo mô hình trang trại tổng hợp, gắn với du lịch, dịch vụ sinh thái. Đến năm 2020, toàn bộ diện tích trồng lúa chuyển sang nuôi trồng thủy sản, cây xanh và phát triển đô thị sinh thái.

- Phát triển vùng sản xuất rau an toàn, cây dược liệu. Từ 2015 đến 2020 chuyển thành các vùng sản xuất rau sạch và hoa theo hướng sản xuất sinh thái, kết hợp kinh doanh dịch vụ du lịch và vui chơi giải trí. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các vùng trũng trong những năm trước mắt chủ yếu trồng các loại rau thủy sinh như rau muống, rau cải xoong, rau rút không sử dụng nước thải ô nhiễm mà sử

dụng nguồn nước ngầm, nước sông Hồng không bị ô nhiễm. Từ sau 2015, diện tích này giảm dần, chuyển toàn bộ sang phát triển đô thị và hình thành các hồ nước tạo cảnh quan cho khu đô thị vào năm 2020.

- Cây ăn quả chủ yếu phát triển kết hợp ao hồ nuôi thủy sản, hồ điều hòa và tạo cây xanh cho các khu đô thị sinh thái Trong giai đoạn trước mắt, chuyển dần diện tích trồng ngô và các cây trông màu khu vực bãi sang trồng cây dược liệu và các cây công nghiệp ngắn ngày. Sau 2015, diện tích các cây trồng này giảm dần để phát triển các hoạt động dịch vụ vui chơi giải trí.

Ngành chăn nuôi và thủy sản.

- Chăn nuôi lợn, gia cầm: Trong thời ký đầu quy hoạch đến 2015, tiếp tục phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc, các sản phẩm gia cầm có chất lượng cao phù hợp với thị hiếu tiêu dùng khu vực nội thành, tách rời khu dân cư theo mo hình trang trại chuyển đổi lúa – cá kết hợp chăn nuôi. Sau năm 2015, khi các dự án đô thị sinh thái hình thành, các hoạt động chăn nuôi giảm dần và chấm dứt chăn nuôi lợn, gia cầm vào năm 2020.

- Chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản: Trong giai đoạn đầu quy hoạch, tiếp tục phát triển chăn nuôi bò thịt và sinh sản để khai thác thế mạnh vùng bãi. Để đảm bảo thức ăn cho đàn, nhất là vào mùa mưa lũ, cần có quy hoạch vùng thức ăn ở khu vực nội đồng để đảm bảo thực ăn cho bò vào hai tháng mùa mưa lũ. Từ sau 2015, chăn nuôi bò giảm dần và chấm dứt chăn nuôi đại gia súc vào năm 2020.

- Thủy sản: Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản hiện có trên địa bàn huyện, tích cực chuyển đổi sang mô hình sản xuất lúa - cá. Xây dựng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung đan xen trong vùng đô thị sinh thái thành vùng sản xuất thủy sản an toàn, xây dựng thương hiệu thủy sản kết hợp với du lịch sinh thái, mở rộng mô hình nuôi cá đặc sản. Đến 2015 tiếp tục chuyển đổi ruộng cấy lúa sang nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng cây ăn quả, du lịch sinh thái. Chuyển nuôi cá bằng nước thải sang nuôi bằng nước sông Hồng qua trạm bơm và hệ thống kênh Hồng Vân.

3.1.3.4. Cơ cấu ngành dịch vụ

Với những lợi thế trên, các ngành dịch vụ dự kiến sẽ có tốc độ phát triển rất nhanh, nhất là vào những năm giữa và cuối kỳ quy hoạch (2020), sau đó dịch vụ sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ ổn định để dần trở thành ngành chiếm tỷ trọng chính trong cơ cấu kinh tế của huyện.

Giai đoạn 2011 - 2015 tập trung đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng dịch vụ chuẩn bị các điều kiện tiền đề cho việc hình thành và phát triển các trung tâm dịch vụ, du lịch. Giai đoạn 2016 - 2020 phát triển các hoạt động kinh doanh dịch vụ thương mại chu chuyển và phân phối sản phẩm, phát triển các hoạt động dịch vụ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội (Trang 85 - 95)