Nhân tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội (Trang 33 - 39)

nghiệp hoá, hiện đại hoá.

1.2.2.1. Nhóm các nhân tố về điều kiện tự nhiên:

Nhóm này gồm: Vị trí địa lý của vùng lãnh thổ, điều kiện đất đai các vùng, điều kiện khí hậu, thời tiết, các nguồn tài nguyên như: nguồn nước, biển, rừng, khoáng sản,.. Các nhân tố tự nhiên có tác động trực tiếp đến sự hình thành, vận động và biến đổi của cơ cấu ngành kinh tế, nhất là ở các vùng đô thị hóa, bởi vì các

điều kiện về đất đai, khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý, tài nguyên là những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến nông nghiệp và dịch vụ.

Mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ với vị trí địa lý, điều kiện khí hậu, đất đai và hệ sinh thái khác nhau và dẫn đến sự khác nhau về số lượng và quy mô các ngành kinh tế. Đây là cơ sở tự nhiên hình thành nên các vùng lãnh thổ, thông qua việc bố trí các ngành sản xuất thích hợp với tiềm năng, lợi thế của mỗi vùng, tạo thuận lợi đi sâu vào chuyên môn hóa, tập trung hóa sản xuất, số lượng, quy mô của các phân ngành, các ngành giữa các vùng cũng khác nhau, dẫn tới sự khác nhau về cơ cấu ngành. Điều này được thể hiện rõ nét trong sự phân biệt về cơ cấu ngành kinh tế giữa các vùng trung du, đồng bằng và miền núi; giữa đô thị và nông thôn. Hay giữa vùng đồng bằng với nhau cũng có sự khác nhau về cơ cấu các ngành kinh tế. Do sự phong phú, đa dạng về điều kiện tự nhiên tạo ra những lợi thế của từng vùng. Chẳng hạn như vùng ven biển thì thuận lợi cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản nước mặn; vùng có các nguồn tài nguyên thiên nhiên thì thuận lợi cho công nghiệp khai thác, chế biến; vùng có vị trí gần các đô thị, các thành phố lớn thì thuận lợi để phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp; hoặc những vùng có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử thì thuận lợi cho phát triển du lịch và các dịch vụ khác...

Tóm lại, những nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên là nhóm các nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành, vận động và biến đổi của cơ cấu ngành kinh tế, hay nói cách khác, nó có ảnh hưởng lớn tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Thông thường, nếu có sự tác động như nhau của con người thì ở vung nào có điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ có tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nhanh hơn, mạnh mẽ hơn so với các vùng khác.

1.2.2.2. Nhóm các nhân tố kinh tế - xã hội.

Nhóm nhân tố này luôn tác động mạnh mẽ tới sự hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế kinh tế nông nghiệpvà nông thôn. Các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành bao gồm: thị trường (trong nước và

nước ngoài), hệ thống chính sách của Nhà nước, vốn và cơ sở hạ tầng, dân cư và kinh nghiệm tập quán.

* Nhân tố thị trường.

Luôn gắn với kinh tế hàng hoá, thị trường có thể được hiểu là lĩnh vực trao đổi trong đó người mua và người bán các loại hàng hoá nào đó tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá mua bán. Mặt khác do sự phát triển của xã hội, nhu cầu đa dạng của con người cũng không ngừng biến đổi và nâng cao, đòi hỏi thị trường đáp ứng ngày càng tốt hơn. Điều này quy định sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng phù hợp với xu hướng biến động và phát triển của thị trường. Bên cạnh đó, các quan hệ thị trường ngày càng mở rộng thì người sản xuất ngày càng đi vào chuyên môn hoá và tự lựa chọn thị trường. Như vậy các quan hệ thị trường góp phần rất quan trọng vào việc thúc đẩy phân công lao động, là cơ sở hình thành cơ cấu kinh tế ngành mới.

Thị trường với bản chất của nó là tự phát dẫn đến những rủi ro cho người sản xuất và gây lãng phí các nguồn lực của xã hội, vì thế cần phải có sự quản lý của nhà nước ở tầm vĩ mô để thị trường phát triển đúng hướng, lành mạnh, tránh được rủi ro.

* Nhân tố chính sách của Nhà nước.

Trong điều kiện kinh tế thị trường, Nhà nước sử dụng chính sách kinh tế và các công cụ để thực hiện chức năng quản lý vĩ mô, can thiệp vào nền kinh tế thị trường trên cơ sở đảm bảo cho các quy luật của thị trường phát huy những tác động tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực nhằm mục đích tạo đều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển với tốc độ cao và ổn định. Chính sách kinh tế là hệ thống các biện pháp kinh tế được thể hiện bằng các văn bản của các cơ quan chức năng, tác động vào nền kinh tế nhằm thực hiện các mục tiêu đã định. Chức năng chủ yếu của các chính sách kinh tế vĩ mô là tạo ra động lực kinh tế mà cốt lõi là lợi ích kinh tế của người sản xuất, vì lợi ích của mình mà tiến hành các hoạt động kinh tế phù hợp với định hướng của Nhà nước trong kế hoạch kinh tế quốc dân. Các chính sách kinh tế vĩ mô thể hiện sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế thị trường trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu của thị trường để các quy luật của thị trường phát

huy những tác động tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực nhằm mục đích tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển với tốc độ cao và ổn định.

Để đạt được mục đích trên, một trong các định hướng tác động quan trọng nhất của các chính sách kinh tế nhà nước là tác động lên cơ cấu kinh tế ngành. Nếu chỉ có tác động của các quy luật thị trường thì cơ cấu kinh tế ngành chỉ hình thành và vận động một cách tự phát, và tất yếu sẽ dẫn đến sự lãng phí trong việc sử dụng các nguồn lực của đất nước. Để thực hiện chức năng kinh tế của mình, Nhà nước phải ban hành một hệ thống chính sách kinh tế cùng với các công cụ quản lý vĩ mô khác, thúc đẩy việc hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, từ đó nâng cao hiệu quả khai thác các nguồn lực, các lợi thế của đất nước, của mỗi vùng, mỗi địa phương.

* Nhân tố vốn và cơ sở hạ tầng

Để hình thành hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành cần phải có những điều kiện vật chất nhất định. Để đáp ứng các điều kiện vật chất này, nhất thiết phải đầu tư và có vốn đầu tư. Các nguồn vốn đầu tư chủ yếu bao gồm: nguồn vốn tự có củ chủ thể kinh tế, nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn cho vay của các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài...

Các nguồn vốn trên có ảnh hưởng trực tiếp và rất quan trọng tới sự hình thành và phát triển của các ngành kinh tế, qua đó ảnh hưởng tới sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Kinh nghiệm bước đầu của nước ta cho thấy giải quyết tốt vấn đề vốn là một trong những điều kiện quan trọng nhất để phát triển kinh tế nông thôn hợp lý, phù hợp với yêu cầu khai thác tốt các nguồn lực xây dựng và tăng cường cơ sở hạ tầng nông thôn. Phát triển cơ sở hạ tầng bao gồm các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội thuộc sở hữu nhiều thành phần kinh tế, phục vụ trực tiếp các hoạt động sản xuất, thương mại dịch vụ và sinh hoạt văn hóa xã hội của cộng đồng dân cư.

Sự phát triển của các khu, cụm công nghiệp và đô thị cũng là một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng tới hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Sự phát triển của các khu, cụm công nghiệp và đô thị tạo ra khả năng cung cấp kỹ thuật

và công nghệ ngày càng tiên tiến và tạo ra các nguồn vốn đầu tư ngày càng dồi dào. Mặt khác, các khu đô thị phát triển còn tạo ra một thị trường tiêu thụ rộng rãi các sản phẩm, hàng hóa với nhu cầu ngày một cao.

* Nhân tố dân cư và kinh nghiệm tập quán.

Trình độ của người lao động và người quản lý cũng là nhân tố ảnh hưởng quan trọng tới việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Ở những vùng dân cư có trình độ dân trí và tay nghề cao thì phát triển các ngành nghề công nghiệp đòi hỏi trình độ khoa học kỹ thuật cao, phát triển các ngành dịch vụ là phù hợp họ là phù hợp. Điều này thường thấy ở các đô thị, các thành phố lớn. Ngược lại, ở những vùng có trình độ dân trí thấp hơn, lạc hậu hơn thì việc phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ đòi hỏi trình độ cao là chưa phù hợp. Thay vào đó, vẫn cần phải phát triển các ngành nghề thế mạnh của vùng như nông nghiệp hay tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống...

Kinh nghiệm tập quán và truyền thống là những đúc kết từ lao động thực tế trải qua nhiều thế hệ và được truyền từ đời này sang đời khác. Ở mỗi vùng thường có những tập quán, những truyền thống riêng. Theo sự phát triển của nền kinh tế xã hội, có những tập quán trở nên lạc hậu, không phù hợp với điều kiện sản xuất hiện đại nhưng do tồn tại lâu đời nên rất khó thay đổi, điều này đã làm ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở vùng đó. Nhưng cũng có những tập quán, truyền thống vẫn thể hiện được những ưu thế của nó và được chú trọng đầu tư để gìn giữ và phát triển, trở thành thế mạnh của vùng. Các làng nghề truyền thống đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế địa phương và góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp và ngành dịch vụ.

1.2.2.3. Nhóm nhân tố về tổ chức, kỹ thuật.

Nhóm nhân tố này bao gồm: Các hình thức tổ chức sản xuất, phát triển khoa học kỹ thuật và ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất.

Tổ chức sản xuất là đưa ra các kế hoạch, mục tiêu và cách quản lý điều hành như thế nào để đạt được những mục tiêu đó với hiệu quả cao. Gắn liền với quá trình tổ chức sản xuất là việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật nhằm giảm bớt các chi phí, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm và tối đa hóa lợi nhuận. Trong nền kinh tế của nước ta hiện nay cũng như sau này, vấn đề quan trọng là phải nhanh chóng và không ngừng thay đổi kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Để phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế ngành, cần có sự ưu tiên đầu tư khoa học kỹ thuật cho các ngành kinh tế.

Ngày nay, khoa học kỹ thuật đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Việc áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại không có nghĩa là quên đi các kinh nghiệm quý báu của các làng nghề truyền thống, những công cụ cải tiến nửa cơ khí. Điều này có ý nghĩa rằng: trong điều kiện kinh tế hiện nay, chúng ta phải biết kết hợp nhiều trình độ công nghệ, vừa tận dụng công nghệ sẵn có và từng bước cải tiến, nâng cao, vừa cố gắng tranh thủ nhanh công nghệ mới, biết lựa chọn từng khâu, từng mặt trong mỗi ngành có khả năng tiến vào công nghệ hiện đại. Đồng thời phải biết hiện đại hóa công nghệ truyền thống, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng, không chỉ có những sản phẩm hiện đại, mà còn có cả những sản phẩm truyền thống với chất lượng cao.

Cơ cấu kinh tế ngành chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau. Mỗi nhân tố đều có vai trò, vị trí tác động nhất định với cơ cấu kinh tế ngành. Tùy điều kiện cụ thể ở mỗi ngành, mỗi vùng, mỗi địa phương, có những nhân tố atsc động tích cực, có những nhân tố tác động tiêu cực; có nhân tố ở vào thời điểm này, ngành này, vùng này được cho là năng động, nhưng vào thời điểm khác, vùng khác, ngành khác lại được cho là trì trệ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Nắm bắt được các yếu tố ảnh hưởng trên, từ đó có thể lựa chọn một cách linh hoạt cơ cấu kinh tế hài hòa, hợp lý nhất, phù hợp với tác động của các nhân tố ảnh hưởng, nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội (Trang 33 - 39)