Giải pháp mở rộng thị trường và tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội (Trang 105 - 107)

III Công nghiệp do Huyện quản lý

3.2.4. Giải pháp mở rộng thị trường và tiêu thụ sản phẩm

Trong những năm tới, việc tìm kiếm và mở rộng thị trường cần hướng tới cả hệ thống thị trường quốc tế, thị trường toàn quốc, thị trường nội thành và thị trường ngay trên địa bàn huyện. Mở rộng thị trường là điều kiện giúp tăng cường tiêu thụ các sản phẩm, các dịch vụ, nhờ đó phát triển mạnh được các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đối với thị trường quốc tế: Thanh Trì có thể phát triển các sản phẩm truyền thống đặc sản để hội nhập với thị trường khu vực, Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu. Để tiếp cận các thị trường này, các sản phẩm truyền thống trước hết cần được tiếp cận qua hệ thống các khách sạn cao cấp của Hà Nội, có các thông tin quảng cáo giới thiệu đi kèm. Huyện phải có các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp có các sản phẩm độc đáo, có chất lượng cao tham gia các chương trình hội chợ quốc tế tổ chức trong và ngoài nước. Tăng cường thông tin và quan hệ chặt chẽ với các cơ quan xúc tiến thương mại quốc tế, phát huy các quan hệ vốn có với bà con Việt kiều ở nước ngoài để chào hàng, giới thiệu quảng bá sản phẩm, liên kết mở rộng thị trường tiêu thụ.

Đối với thị trường trong nước: cần tận dụng triệt để lợi thế về đầu mồi giao thông với các vùng trong nước để quảng bá, trao đổi sản phẩm. Tăng cường hệ thống phân phối, tiếp thị tại các đầu mối giao thông trên cơ sở đảm bảo uy tín về chất lượng hàng hóa. Đối với thị trường nội thành cần giải quyết hai vấn đề cốt yếu. Trước hết cần đẩy mạnh chương trình xử lý các nguồn chất thải, hạn chế ô nhiễm, thực hiện các công nghệ sản xuất sạch và đẩy mạnh tuyên truyền về các thành tựu này. Mặt khác đẩy mạnh chương trình xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm sạch, sản phẩm có chất lượng cao để tiêu thụ cho khu vực nội thành. Đối với tịh trường trên địa bàn huyện cần khuyến khích phát triển đa dạng, năng động để có thể thu hút và thích ứng với nhiều tầng lớp tiêu dùng khác nhau. Mở rộng các cơ sở dịch vụ và thị trường bình dân, đồng thời có sự trợ giúp đầu tư trọng điểm một số thị trường cao cấp nhằm thu hút các tầng lớp tiêu dùng có thu nhập cao, tạo ra trào lưu mới, xóa bỏ những ấn tượng không đúng về chất lượng thị trường Thanh Trì trong nhiều năm qua.

Hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có sản phẩm tốt và triển vọng đáp ứng nhu cầu của thị trường trong tương lai, thực hiện việc quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như nhiều hình thức quảng cáo khác như tổ chức giới thiệu sản phẩm trong các lễ hội, hội chợ...

Giữ chữ tín về chất lượng sản phẩm và dịch vụ là yếu tố quan trọng để mở rộng và ổn định thị trường, bởi vậy huyện cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc đăng ký nhãn mác, chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w