Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội (Trang 98 - 105)

III Công nghiệp do Huyện quản lý

3.2.3. Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

3.2.3.1. Các công trình giao thông

Hiện nay, Thanh Trì có những dự án xây dựng các công trình giao thông đầu mối quốc gia đã được phê duyệt như: Cảng du lịch tại xã Vạn Phúc; Tuyến đường sắt Bắc Nam từ ga Ngọc Hồi vào trung tâm Thành phố dài khoảng 7,2km được xây dựng cải tạo thành đường đôi, khổ đường 1435mm; Ga Ngọc Hồi: nằm ở ngã ba

tuyến đường sắt vành đai thành phố và tuyến đường sắt Bắc Nam: Là ga cuối của tuyến đường sắt đô thị Yên Viên – Hàng Cỏ - Ngọc Hồi. Ngoài ra còn có khả năng sẽ là ga cuối cùng của tuyến đường sắt Bắc Nam sau này; Ga Văn Điển: Sau khi thành lập ga Ngọc Hồi ga Văn Điển sẽ chuyển thành ga đường sắt đô thị; Cải tạo, mở rộng đường Ngọc Hồi (quốc lệ 1A cũ); Cải tạo, mở rộng đường Pháp Vân, Cầu Giẽ; Đường vành đai 3; Xây dựng, cải tạo, mở rộng đường Phan Trọng Tuệ...

Trên cơ sở đó, kiến nghị xây dựng và cải tạo một số tuyến đường chính của huyện như sau:

- Mở rộng đường Ngũ Hiệp - Đông Mỹ: Đây là tuyến đường nối giữa Khu công nghiệp Ngọc Hồi và ga Ngọc Hồi, đường Ngọc Hồi (quốc lộ 1A cũ) với các xã Ngũ Hiệp - Đông Mỹ và các xã vùng bãi.

- Mở rộng mặt đường đê sông Hồng.

- Tuyến đường liên xã Liên Ninh – Đại áng – Tả Thanh Oai: Đại áng là xã đang được xây dựng nông thôn mới điển hình cấp Thành phố. Hai xã còn lại cũng đang trong quá trình phát triển mạnh, do đó rất cần mở rộng tuyến đường liên xã để phục vụ nhu cầu giao lưu, trao đổi hàng hóa và giao thông của nhân dân.

- Các tuyến đường hai bên bờ sông Tô Lịch.

Bên cạnh đó, để phục vụ phát triển các ngành dịch vụ vận chuyển và kho bãi, dự kiến sẽ rất phát triển và là thế mạnh của Thanh Trì trong những năm tới, tác giả kiến nghị đầu tư xây dựng một số công trình sau:

- Bến xe tải khu vực Ngũ Hiệp

- Bãi đỗ xe tập trung phía Tây ga Ngọc Hồi

- Ga đề pô xe buýt tại xã Vĩnh Quỳnh (giáp đường Phan Trọng Tuệ): công trình này hiện đã bắt đầu triển khai.

- Bãi đỗ xe tập trung khu vực Tam Hiệp giáp phía Nam đường Phan Trọng Tuệ).

- Bãi đỗ xe tập trung khu vực Liên Ninh (phía Nam ga Ngọc Hồi). - Bãi đỗ xe tập trung gần khu di tích Ngọc Hồi.

Bên cạnh đó, cần đầu tư mở rộng, cải tạo các tuyến đường liên xã, liên thôn trên địa bàn huyện để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế.

3.2.3.2. Hệ thống nước thải và vệ sinh môi trường.

Hệ thống thoát nước của Thanh Trì nằm trong tổng thể quy hoạch của Thành phố, do vậy nội dung quy hoạch nằm trong phương án quy hoạch thoát nước tập trung của Thành phố.

Về vệ sinh môi trường: Cần tiến hành phân loại rác ngay từ nơi thải ra. Có phương thức thu gom rác thải phù hợp với từng loại hình khu dân cư như: Khu chung cư cao tầng thu gom từ trên cao; khu vực nhà thấp tầng và làng xóm: có công nhân thu gom rác vào giờ cố định...

Nghĩa trang Văn Điển đã dừng hung táng, chỉ hỏa táng, nhưng kiến nghị không nâng công suất và sớm có kế hoạch cải tạo chỉnh trang theo hướng thành công viên nghĩa trang.

Đối với nghĩa trang nằm trong các khu vực phát triển đô thị: cần sớm có kế hoạch ngừng hung táng, hướng tới di chuyển về các nghĩa trang tập trung

Đối với các nghĩa trang nông thôn tại khu vực nằm ngoài vùng phát triển : tiếp tục sử dụng nhưng cần được tôn tạo, sắp xếp lại theo hướng văn minh, không ô nhiễm môi trường và tiết kiệm đất.

3.2.3.3. Hệ thống mạng lưới điện.

Do tương lai sẽ có nhiều công trình lớn được xâu dựng trên địa bàn huyện, nên hệ thống mạng lưới điện trên địa bàn huyện cũng cần được cải tạo, nâng công suất và xây dựng mới như:

- Nâng công suất trạm Thượng Đình để cấp điện cho xã Tân Triều và Thanh Liệt, là nới có nhiều cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp truyền thống.

- Xây dựng mới trạm Ngọc Hồi phục vụ cung cấp điện cho ga Ngọc Hồi và khu công nghiệp Ngọc Hồi, cùng các đơn vị và khu dân cư ở các xã phía Nam huyện.

- Hạ ngầm các đường dây trên không, ưu tiên cải tạo hạ ngầm các đoạn đường dây đi trong khu vực thị trấn Văn Điển, có mật độ dân cư đông đúc và yêu cầu cao về mỹ quan đô thị.

3.2.3.4. Hệ thống bưu chính viễn thông.

Hệ thống bưu chính viễn thông được điều chỉnh theo phương án quy hoạch chuyên ngành. Phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông đồng bộ với phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện. Phát triển bưu chính theo hướng nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, kết hợp dịch vụ công ích với dịch vụ thương mại và chuyển đổi bưu chính thành ngành kinh doanh hoạt động độc lập có hiệu quả. Đầu tư, nâng cấp, phát triển hệ thống bưu điện văn hóa xã. Phổ cập các dịch vụ viễn thông cơ bản như Internet, ưu tiên phát triển dịch vụ mới, dịch vụ có giá trị gia tăng cao.

3.2.3.5. Phát triển giáo dục, y tế, văn hóa * Về giáo dục:

- Hiện nay, một số trường học của huyện đã đạt Chuẩn quốc gia cấp độ 1, song những năm gần đây, do mức sinh cao, số trẻ sinh ra tăng nhiều, dẫn đến số lượng học sinh trong các lớp tăng lên trên 40, thậm chí trên 50 học sinh/lớp, không còn đạt chuẩn theo quy định. Thực tế phát triển và đô thị hóa đòi hỏi đề xuất từ nay đến 2020, cần xây mới thêm khoảng 26 trường học công lập các cấp.

- Phát triển nâng cấp Trung tâm Dạy nghề huyện trở thành Trường Trung cấp nghề đẻ đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của địa phương và các vùng lân cận.

- Phát triển các trường đào tạo chuyên nghiệp của Thành phố và huyện.

* Về y tế:

Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển. Nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới y tế công lập, phát triển dịch vụ y tế ngoài công lập. Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật; phối kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại. Củng cố và hoàn thiện y tế cơ sở, y tế

dự phòng, giữ vững chuẩn quốc gia về y tế xã. Phát triển mạng lưới y tế thôn, cộng tác viên y tế theo quy định hiện hành.

Phát triển y tế chuyên sâu, các khu dịch vụ kỹ thuật cao, các khu khám bệnh theo yêu cầu, các nhà thuốc tư nhân đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Nâng cao khả năng chuyên môn và chất lượng phục vụ tại các bệnh viện, các trạm y tế.

Kết hợp hài hòa y tế nhà nước và y tế của các cơ quan đóng trên địa bàn với y tế tư nhân góp phần thực hiện xã hội hóa y tế. Kết hợp chặt chẽ mạng lưới y tế huyện với các cơ sở y tế các ngành và cơ quan Trung ương, Thành phố đóng trên địa bàn. Tranh thủ các năng lực về khám chữa bệnh của các bệnh viện lớn đóng trên địa bàn.

Mở thêm phòng khám đa khoa tại các khu vực trên địa bàn huyện (hiện tại mới chỉ có 1 phòng khám đa khoa khu vực Đông Mỹ cần được mở rộng và nâng cấp).

* Về văn hóa, thể thao

Hình thành các điểm văn hóa: công viên văn hóa kết hợp với địa danh di tích lịch sử Ngọc Hồi - Đống Đa; công viên văn hóa tưởng niệm danh nhân Chu Văn An ở xã Thanh Liệt... Khôi phục văn hóa phi vật thể, các lễ hội truyền thống. Bảo tồn, tôn tạo và phát huy các di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng kháng chiến; giữ gìn, tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện.

3.2.3.6. Phát triển cơ sở hạ tầng cụ thể phục vụ phát triển từng ngành kinh tế

Về công nghiệp:

- Khu công nghiệp Văn Điển: Dịch chuyển các hoạt động sản xuất vào các cụm công nghiệp tập trung, chuyển đổi dần chức năng của các cơ sở công nghiệp sang phát triển kinh doanh thương mại và dịch vụ công cộng.

- Khu công nghiệp Cầu Bươu: Không thu hút thêm các cơ sở mới, tiếp tục duy trì các cơ sở không gây ô nhiễm môi trường trong giai đoạn hiện tại, trước mắt chuyển các cơ sở gây ô nhiễm và tiến đến sau năm 2015 dịch chuyển toàn bộ các cơ

sở sản xuất vào các cụm công nghiệp tập trung. Chuyển dần chức năng của các cơ sở công nghiệp sang kinh doanh thương mại, dịch vụ và phát triển đô thị.

- Khu công nghiệp Ngọc Hồi: Phát triển cụm công nghiệp theo quy hoạch hiện có giáp đường 1A và khu quy hoạch ga Ngọc Hồi. Mở rộng cụm công nghiệp Ngọc Hồi về phía sau ga thêm 18ha. Xây dựng khu hạ tầng kết nối với đường sắt 5 – 10ha sau ga Ngọc Hồi, kết hợp các hoạt động tái chế, đóng gói với phát triển các hoạt động dịch vụ kho bãi, dịch vụ phân phối và công nghiệp cơ khí, kết hợp với dịch vụ sửa chữa phương tiện vận tải.,

- Các hoạt động xây dựng sẽ được phát triển mạnh mẽ, mở rộng và đa dạng cùng với quá trình đổi mới bộ mặt kinh tế, hạ tầng và xã hội của huyện, nhất là trong bối cảnh của một vùng nông thôn phải nhanh chóng đầu tư xây dựng để cơ bản có được hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện đại của Thủ đô vào năm 2015.

- Đối với các nghề và làng nghề truyền thống trên địa bàn: Khôi phục các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chủ yếu là công nghiệp chế biến, trong đó bao gồm: công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp dật, da, may mặc, công nghiệp chế biến lâm sản và đồ gỗ. Khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống như dệt, se sợi ở Tân Triều; mây tre đan ở Vạn Phúc; chế biến nông sản ở Hữu Hòa; bánh chưng, bánh dày ở Duyên Hà; nghề nón lá ở Đại áng... Kết hợp phát triển nghề truyền thống gắn với các hoạt động dịch vụ văn hóa lễ hội nhằm phát huy bản sắc văn hóa làng xã, văn hóa nghề ở các làng nghề kết hợp kinh doanh du lịch. Xây dựng mô hình cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp – làng nghề tập trung: mở rộng giai đoạn 2 làng nghề Tân Triều, xây dựng khu làng nghề Hữu Hòa, Vạn Phúc, Duyên Hà; phát triển làng nghề mới ở xã Tam Hiệp và Đại áng.

* Nông nghiệp:

Từ năm 2011 giảm dần diện tích cấy lúa, chuyển sang nuôi trồng thủy sản theo mô hình trang trại tổng hợp, gắn với du lịch, dịch vụ sinh thái. Đến năm 2020, toàn bộ diện tích trồng lúa chuyển sang nuôi trồng thủy sản, cây xanh và phát triển đô thị sinh thái.

- Phát triển vùng sản xuất rau an toàn, cây dược liệu tại xã Yên Mỹ, Duyên Hà, Vạn Phúc. Đầu tư các giàn tưới lấy nước từ sông Hồng tại các vùng trồng rau an toàn. Từ 2015 đến 2020 chuyển thành các vùng sản xuất rau sạch và hoa theo hướng sản xuất sinh thái, kết hợp kinh doanh dịch vụ du lịch và vui chơi giải trí.

- Từ sau 2015, diện tích các vùng trũng ở Tân Triều, Thanh Liệt, Hữu Hòa hiện đang trồng các loại rau thủy sinh như rau muống, rau cải xoong, rau rút giảm dần, chuyển toàn bộ sang phát triển đô thị và hình thành các hồ nước tạo cảnh quan cho khu đô thị vào năm 2020.

- Xây dựng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung đan xen trong vùng đô thị sinh thái thành vùng sản xuất thủy sản an toàn, xây dựng thương hiệu thủy sản kết hợp với du lịch sinh thái, mở rộng mô hình nuôi cá đặc sản. Trong những năm đầu, chuyển đổi 100 ha tại xã Đại áng, Tả Thanh Oai, Vĩnh Quỳnh, Ngọc Hồi sang chăn nuôi thủy sản. Đến 2015 tiếp tục chuyển đổi ruộng cấy lúa sang nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng cây ăn quả, xây dựng các khu du lịch sinh thái. Chuyển nuôi cá bằng nước thải sang nuôi bằng nước sông Hồng qua trạm bơm và hệ thống kênh Hồng Vân.

Về dịch vụ:

- Phát triển các trung tâm thương mại tổng hợp, tổ chức các trung tâm thương mại kết hợp các dịch vụ công cộng như thể thao, vui chơi giải trí phục vụ nhu cầu tiêu thụ, giao lưu sản phẩm và phục vụ đời sống dân sinh trên từng địa bàn, nhất là phục vụ nhu cầu sinh hoạt dân cư các khu đô thị.

- Tổ chức các hoạt động du lịch,thể thao, vui chơi giải trí khu vực công viên cửa ngõ phía Nam, các xã vùng bãi và các trung tâm vùng Đông Mỹ, Đại áng. Phát triển các hoạt động dịch vụ du lịch nghỉ ngơi cuối ngày, cuối tuần cho dân cư nội thành, kết hợp với mô hình chăn nuôi thủy sản sinh thái tại Đông Mỹ, Đại áng và Tả Thanh Oai.

- Tổ chức các tour du lịch văn hóa tham quan các di tích lịch sử văn hóa: di tích lịch sử Ngọc Hồi - Đống Đa, công viên văn hóa khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An, đình thờ danh nhân Nguyễn Như Đổ, nhà thờ dòng họ Ngô Thì..., kết hợp

tham quan các làng nghề truyền thống Tân Triều, Hữu Hòa, Vạn Phúc, Duyên Hà, xây dựng các trung tâm giới thiệu sản phẩm truyền thống.

- Cải tạo môi trường để mở rộng quy mô hoạt động các ngành dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí, ẩm thực.

- Xây dựng các trung tâm giới thiệu sản phẩm truyền thống của huyện

- Quy hoạch đầu tư xây dựng hệ thống kho bãi, các phương tiện vận chuyển, bốc xếp hàng hóa... hoàn chỉnh để đáp ứng tốt nhu cầu dịch vụ vận chuyển, kho bãi...; quy hoạch đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng tương ứng để khai thác các hoạt động dịch vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa bằng đường thủy khi cảng Vạn Phúc hoàn thành và đưa vào sử dụng.

- Đảm bảo an toàn giao thông, trật tự xã hội tại các khu vực tồn tại các điểm chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn huyện; tránh ùn tắc giao thông tại các giờ cao điểm, đảm bảo đường thông hè thoáng, văn minh thương mại, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ.

- Đầu tư xây dựng mỗi xã một chợ để phục vụ sinh hoạt, trao đổi hàng hóa của người dân trên địa bàn huyện.

- Xây dựng và tổ chức tốt hoạt động các chợ đầu mối nông sản

- Không phát triển mạng lưới chợ một cách đơn lẻ, tập trung phát triển chợ thành một hệ thống mà đứng đầu là các chợ đầu mối, các trung tâm dịch vụ thương mại, sau đó đến các chợ loại 1, 2, 3 và chợ dân sinh, đảm bảo hàng hóa luân chuyển một cách tốt nhất, không đầu tư dàn trải mà dẫn tới tình trạng không đồng bộ, hoạt động không có hiệu quả.

Các chợ nông thôn xây dựng theo tiêu chí chợ loại 3, khi có điều kiện nâng cấp thành chợ loại 2 phù hợp với điều kiện kinh tế và giao lưu trao đổi hàng hóa của địa phương và vùng phụ cận. Đảm bảo xây dựng mỗi chợ có diện tích tối thiểu là 3000m2 trở lên, có 200 điểm kinh doanh, mặt bằng xâu dựng gồm khu kinh doanh trong nhà, khu kinh doanh trong nhà, khu kinh doanh ngoài trời và các công trình phụ khác. Đến năm 2012, trên địa bàn huyện có 26 chợ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội (Trang 98 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w