Những nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội (Trang 78 - 79)

III Công nghiệp do Huyện quản lý

2.3.3.Những nguyên nhân của hạn chế

Từ những hạn chế nêu trên, có thể đưa ra một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, về chính sách: Chưa có những chương trình, kế hoạch cụ thể cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.

Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tuy đã được các cấp Ủy Đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị xã hội hết sức quan tâm; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thanh Trì lần thứ XXII năm 2010 cũng đã thể hiện rõ quyết tâm trong việc chỉ đạo và thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện. Hiện nay, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn huyện do Phòng Kinh tế thường trực thực hiện, chỉ đạo cơ sở, tổng hợp và báo cáo với lãnh đạo huyện. Tuy nhiên việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện đang gắn liền với các hoạt động phát triển kinh tế. Từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành, sẽ đưa ra các điều chỉnh cần thiết. Chuyển dịch kinh tế ngành chưa có những quy hoạch, kế hoạch riêng cụ thể, chưa được theo dõi thành một mảng độc lập, chưa có bộ phận tổng hợp tình hình chuyển dịch kịp thời. Khi cần nắm tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, thường phải thu thập số liệu của các ngành kinh tế riêng lẻ rồi mới tổng hợp thành báo cáo. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, tuy đã được đề cao tầm quan trọng, có những chỉ đạo sát sao nhưng chưa có những kế hoạch, chương trình cụ thể để thực hiện và theo dõi.

Thứ hai, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, môi trường còn bị ô nhiễm nặng nề.

Hiện nay, các nhà máy sản xuất công nghiệp nặng trên địa bàn như: Nhà máy Pin, Phân Lân, Bột giặt, Sơn tổng hợp..., do đã xây dựng nhiều năm nên hệ thống máy móc thiết bị sản xuất đã cũ, lạc hậu, xử lý chất thải, khí thải không tốt, gây ảnh hưởng ô nhiễm môi trường. Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp do máy móc thiết bị lạc hậu nên sản phẩm không có sức cạnh tranh cao trên thị trường. Tình

trạng chợ tạm, chợ cóc vẫn còn; cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành dịch vụ còn yếu kém, vệ sinh môi trường chưa đảm bảo… Những điều đó đã hạn chế sự phát triển hoạt động thương mại, giao lưu hàng hoá của huyện. Hoạt động dịch vụ vẫn chủ yếu ở quy mô hộ gia đình, chỉ mới có 1 trung tâm thương mại mới hình thành và đưa vào hoạt động có quy mô lớn, có sức cạnh tranh cao. Trong nông nghiệp, hệ thống đồng ruộng chưa được cải tạo, đặc biệt là hệ thống cung cấp nước tưới chưa được đầu tư. Ngành nông nghiệp của Thanh Trì bị ảnh hưởng nguồn nước bị ô nhiễm, khó khăn cho sản xuất nông sản sạch, bao gồm cả sản phẩm rau trồng nước và nuôi thả thủy sản. Do vậy, các ngành kinh tế của huyện còn phát triển khá khiêm tốn, chưa tận dụng được những điều kiện thuận lợi của huyện, chưa xứng với tiềm năng và vị trí của huyện.

Thứ ba, vốn đầu tư còn thiếu cho các dự án đầu tư phát triển.

Mặc dù huyện đã quan tâm hỗ trợ kinh phí để đẩy mạnh phát triển sản xuất (năm 2013 hỗ trợ 7 tỷ 702 triệu đồng), song do nhu cầu vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các ngành kinh tế trên địa bàn là rất lớn, cần có sự huy động đầu tư vốn lớn hơn nữa từ các nguồn xã hội hóa, nguồn vốn tín dụng, đầu tư từ bên ngoài, từ các doanh nghiệp, cá nhân đến đầu tư tại Thanh Trì. Vấn đề này đòi hỏi cần có sự kêu gọi đầu tư hiệu quả, cũng như các chính sách hỗ trợ thúc đẩy đầu tư.

Thứ tư, thị trường tiêu thụ chưa được phát triển, mở rộng

Sức mua tại địa bàn còn thấp chưa thể hiện được vừa là thị trường sản xuất, vừa là thi trường tiêu thụ. Việc quảng bá các sản phẩm truyền thống và thế mạnh của huyện còn hạn chế. Chưa có thị trường lớn và ổn định cho các sản phẩm của huyện. Lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và văn hóa cũng chưa được khai thác và quảng bá rộng rãi để phát triển các ngành dịch vụ

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội (Trang 78 - 79)