Giải pháp về các chính sách và công cụ quản lý đất đai để chuyển đổi cơ cấu kinh tế và nghề nghiệp của lao động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội (Trang 107 - 108)

III Công nghiệp do Huyện quản lý

3.2.5. Giải pháp về các chính sách và công cụ quản lý đất đai để chuyển đổi cơ cấu kinh tế và nghề nghiệp của lao động

đổi cơ cấu kinh tế và nghề nghiệp của lao động

Thanh Trì nằm trong vùng đô thị hóa nhanh, quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế cần phải được diễn ra nhanh chóng để thích nghi với những tác động của quá trình đô thị hóa đó.

- Đối với các vùng đô thị hóa, nhà nước lấy đất nông nghiệp để phát triển các công trình đô thị, các hoạt động nông nghiệp cần được chuyển đổi sang các hoạt động phi nông nghiệp một cách phù hợp. Một thực tế trong những năm qua chỉ ra rằng, việc đền bù đất đai hầu như không tạo được cho người dân nghề nghiệp mới một cách phù hợp, mặc dù bên cạnh tiền đền bù đất, còn có các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho người dân. Vì vậy, bên cạnh đất đai được quy hoạc vào việc phát triển các công trình đô thị thì đồng thời trong các dự án cũng phải quy hoạch một phần diện tích đất đai để thực hiện chương trình chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân bị mất đất. Khi các khu đô tịh, các khu công nghiệp, các khu du lịch văn hóa ra đời thì những người dân mất đất nông nghiệp sẽ chuyển hướng sang các hoạt động dịch vụ trên diện tích đất đai được quy hoạch chuyển đổi.

- Áp dụng cơ chế khuyến khích thúc đẩy việc chuyển nhượng, tập trung đất đai sản xuất nông nghiệp đê tạo cơ sở phát triển các mô hình trang trại, trước hết là việc chuyển đổi ruộng đất tại khu vực phía Tây Nam từ chân ruộng 2 vụ lúa sang mô hình lúa - cá - cây ăn quả - chăn nuôi và dịch vụ. Xác lập giá trị pháp lý cho các quan hệ thuê ruộng đất sản xuất nông nghiệp giữa nhãng người dân cho suốt thời gian còn lại theo chu kỳ giao đất của nhà nước. Xác lập cơ chế phân chia quyền lợi

giữa người có đất cho thuê và người thuê đất phát triển sản xuất khi nhà nước thực hiện đền bù thu hồi đất.

- Thực hiện cơ chế khuyến khích việc chuyển đổi mô hình sản xuất trên chân ruộng trũng 2 vụ lúa sang mô hình lúa – cá – cây ăn quả và phát triển kinh tế trang trại. Đẩy mạnh chương trình cứng hóa kênh mương kết hợp với giao thông nội đồng để chủ động trong việc cung cấp nguồn nước cho sản xuất chăn nuôi thủy sản, tạo điều kiện giao thông đi lại dễ dàng đến các vườn cây, ao cá để kết hợp kinh doah dịch vụ. Tiếp tục thực hiện cơ chế hỗ trợ tiền công đào đất đăp bờ, và tiền mua cây giống. Cho phép các gia đình có quy mô sản xuất đủ lớn được dành một tỷ lệ diện tích đất đai xây dựng các công trình phục vụ sản xuất kinh doanh ngay tại địa bàn sản xuất như chuồng trại chăn nuôi, quầy hàng phục vụ kinh doanh dịch vụ. Mô hình phát triển trang trại lúa - cá – cây ăn quả và kinh doanh dịch vụ cần được tuyên truyền mở rộng để khuyến khích không chỉ người dân tại địa phương mà cả những người từ nơi khác có tiền vốn đến đầu tư phát triển.

- Kiến nghị với Thành phố và Chính phủ cho phép chuyển đổi linh hoạt mục đích sử dụng đất nông nghiệp một cách hợp lý, có hiệu quả. Trên các vùng đất nông nghiệp nằm ngoài khu quy hoạch của thành phố có điều kiện phát triển các hoạt động kinh doanh tổng hợp nông nghiệp - dịch vụ - du lịch thể thao thì huyện được phép xây dựng các dự án để kêu gọi những người có vốn từ nơi khác đến đầu tư liên kết; liên doanh với các hộ gia đình trên địa bàn để khai thác có hiệu quả diện tích đất đai này.

- Thực hiện các chính sách hỗ trợ đầu tư như: chính sách miễn giảm thuế cho các trang trại thực hiện mô hình chuyển đổi lúa – cá – cây ăn quả trong 5 năm đầu hoặc cho vay với lãi suất thấp hơn bình thường đối với các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực kém hấp dẫn, lâu thu hồi vốn nhưng rất cần cho kinh tế của huyện, thành phố như phát triển tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông lâm sản...

- Có quỹ đất dự phòng phục vụ giãn dân và xây dựng cơ sở hạ tầng trong quá trình đô thị hóa.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w