Nội dung chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội (Trang 29)

tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

1.2.1. Nội dung chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hoá,hiện đại hoá. hiện đại hoá.

1.2.1.1. Chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành kinh tế.

Cơ cấu kinh tế hợp lý trong nền kinh tế thị trường hiện đại đòi hỏi công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ phát triển mạnh mẽ, hợp lý và đồng bộ. Mạng lưới dịch vụ với tư cách là một ngành kinh tế phát triển mới có thể phục vụ tốt cho sự phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp và nông nghiệp.

Xây dựng cơ cấu kinh tế là yêu cầu khách quan của mỗi nước trong thời kỳ công nghiệp hóa. Vấn đề quan trọng là tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý. Ở nước ta, một cơ cấu kinh tế hợp lý khi nó đáp ứng được các yêu cầu sau đây:

- Nông nghiệp phải giảm dần về tỷ trọng; công nghiệp, xây dựng và dịch vụ phải tăng dần về tỷ trọng.

- Trình độ kỹ thuật của nền kinh tế không ngừng tiến bộ, phù hợp với xu hướng của sự tiến bộ khoa học và công nghệ đã và đang diễn ra như vũ bão trên thế giới.

- Cho phép khai thác tối đa mọi tiềm năng của đất nước, của các ngành, các địa phương, các thành phần kinh tế.

- Thực hiện sự phân công và hợp tác quốc tế theo xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, do vậy cơ cấu kinh tế được tạo dựng phải là cơ cấu mở.

Thông qua cách mạng khoa học và công nghệ và phân công lại lao động với những tính quy luật vốn có của nó, thích ứng với điều kiện nước ta, Đảng ta đã xác định một cơ cấu kinh tế hợp lý mà “bộ xương” của nó là cơ cấu kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ gắn với phân công và hợp tác quốc tế sâu rộng.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta trong những năm trước mắt cần thực hiện theo định hướng chung sau đây: chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư dựa trên cơ sở phát huy thế mạnh và các lợi thế so sánh của đất nước, tăng sức cạnh tranh, gắn với nhu cầu thị trường trong nước và ngoài nước, nhu cầu đời sống nhân dân và quốc phòng, an ninh. Tạo thêm sức mua của thị trường trong nước và mở rộng thị trường ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu.

1.2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp

Khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghệ chế tác, công nghệ phần mềm và công nghệ bổ trợ có lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động, phát triển một số khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế. Chuyển dịch mạnh từ công nghiệp nặng sang công nghiệp nhẹ, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến và xây dựng, giảm tỷ trọng ngành công nghiệp khai thác. Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu và đặc biệt thay thế hàng nhập khẩu; sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng theo hướng hiện đại. Tăng nhanh những ngành sử dụng công nghệ mới với hàm lượng chất xám cao, hiệu quả kinh tế lớn.

Ngành công nghiệp tập trung phát triển theo 3 nhóm ngành với những cơ chế, chính sách khác nhau. Đó là: nhóm ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, nhóm ngành công nghiệp nền tảng và nhóm ngành kinh tế tiềm năng.

Nhóm ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh như chế biến nông lâm thủy sản và thực phẩm, công nghiệp tiêu dùng, may mặc, giày dép, đồ gỗ; công nghiệp nặng như cơ khí đóng tàu, máy động lực, máy nông nghiệp, chế tạo thiết bị, lắp máy, đóng tàu, xe máy; ngành tiểu thủ công nghiệp.

Nhóm ngành công nghiệp nền tảng bao gồm các ngành công nghiệp cơ bản sản xuất tư liệu sản xuất như các ngành hạ tầng và năng lượng; một số ngành cơ khí, hóa chất cơ bản, hóa dầu, hóa dược, phân bón... để đảm bảo đáp ứng như cầu an ninh, an sinh, bảo đảm tự chủ trong điều kiện có biến động lớn trên thị trường thế giới và đồng thời làm nền tảng cho các ngành công nghiệp khác phát triển.

Nhóm ngành công nghiệp tiềm năng bao gồm các ngành công nghiệp sử dụng hàm lượng tri thức và công nghệ cao như điện tử - viễn thông, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo chính xác, hóa chất, năng lượng..., là nhóm ngành tuy hiện nay giá trị sản xuất còn khiêm tốn nhưng có lợi thế cạnh tranh mà ngành công nghiệp cần phải thực hiện chuyển dịch mạnh mẽ trong thời gian tới.

1.2.1.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp

Để thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, phải chú trọng đến các vấn đề chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, đưa nhanh tiến bộ khoa học – kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, thực hiện có hiệu quả nuôi trồng, đánh bắt gắn với công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản và thủy hải sản. Xu thế biến đổi của cơ cấu nông nghiệp biểu hiện ở những mặt: tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân có xu hướng giảm dần, trong khi giá trị sản xuất vẫn không ngừng gia tăng.

Cơ cấu nội tại ngành nông nghiệp (gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp) có thay đổi tích cực. Tỷ trọng giá trị sản lượng trồng trọt giảm dần, tỷ trọng giá trị sản lượng chăn nuôi tăng lên. Cơ cấu sản phẩm của ngành cấu thành đang

trong quá trình thay đổi tích cực: cây lương thực vẫn được chú trọng nhưng các loại cây công nghiệp, cây lương thực có chất lượng cao được phát triển mạnh.

Cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dần từ nền kinh tế mang nặng tính tự cung tự cấp sang kinh tế hàng hóa với các loại sản phẩm chủ lực trên cơ sở điều kiện sinh thái của mỗi vùng.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế theo từng thời kỳ. Quan hệ cung cầu trên thị trường thực sự đã có những tác động trực tiếp đến điều tiết sản xuất của nông nghiệp.

Với việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, kỹ thuật và phương thức tổ chức sản xuất mới đã có tác động thay đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu thu nhập và cơ cấu lao động của nông thôn. Tỷ trọng thu nhập từ ruộng giảm, từ vườn, từ chăn nuôi ngành nghề có xu hướng tăng.

Cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng chuyển từ cây, con có giá trị tăng thêm thấp sang cây, con có giá trị tăng thêm cao để tăng thu nhập trên diện tích canh tác, chuyển từ các sản phẩm cung đã vượt cầu sang các sản phẩm có thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn, có giá trị cao hơn.

Tỷ trọng ngành trồng trọt có xu hướng giảm dần, diện tích trồng cây lương thực ngày càng giảm, diện tích các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và giá trị cảnh quan môi trường như rau sạch, hoa - cây cảnh, cây ăn quả cao cấp... ngày càng tăng.

1.2.1.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ

Phát triển nhanh ngành dịch vụ trong quá trình đô thị hóa, thương mại dịch vụ là ngành kinh tế phát triển nhanh nhất và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành kinh tế. Dịch vụ là một lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế quốc dân, bao hàm tất cả những hoạt động sản xuất và đời sống dân cư. Theo nghĩa đó, hoạt động dịch vụ bao hàm cả hoạt động thương mại. Là một bộ phận hợp thành cơ cấu ngành kinh tế quốc dân, thương mại – dịch vụ có quan hệ tương hỗ với các ngành khác (nông nghiệp – công nghiệp). Một mặt, thương mại – dịch vụ phụ thuộc vào sự phát triển

của các ngành khác; mặt khác, nó được coi là nhân tố quan trọng cho sự phát triển các ngành. Sự phát triển của hệ thống thương mại – dịch vụ không phải là mục đích tự thân, nó luôn được đặt trong quan hệ hữu cơ với các ngành khác trong cơ cấu kinh tế quốc dân. Thương mại – dịch vụ thường được coi là cầu nối giữa sản xuất với sản xuất, giữa sản xuất và tiêu dùng.

Cơ cấu ngành và lĩnh vực kinh doanh của ngành dịch vụ phản ánh cơ cấu và quan hệ cung cầu hàng hóa dịch vụ trên thị trường. Cơ cấu sản xuất và cơ cấu nhu cầu quyết định cơ cấu ngành và lĩnh vực kinh doanh của dịch vụ. Cơ cấu hợp lý của ngành dịch vụ phản ánh trình độ khai thác lợi thế so sánh của từng vùng và của đất nước trong quan hệ lưu thông và trao đổi hàng hóa, khai thác lợi thế trên từng loại thị trường trong cơ cấu thị trường xã hội.

Cơ cấu ngành dịch vụ phải dịch chuyển phù hợp với nền kinh tế mở, các hoạt động thương mai quốc tế ngày càng mở rộng. Xu hướng chung hiện nay của nền kinh tế là tỷ trọng của ngành dịch vụ ngày càng tăng, nhất là các ngành dịch vụ chất lượng cao. Trong những năm trước mắt, cần tạo bước phát triển vượt bậc của các ngành dịch vụ, nhất là những ngành có chất lượng cao, tiềm năng lớn, có sức cạnh tranh lớn như hàng không, hàng hải, bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng, kiểm toán, bảo hiểm..., đưa tốc độ tăng trưởng của các ngành dịch vụ cao hơn tốc độ tăng GDP. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng một số ngành như vận tải, thương mại, dịch vụ kho bãi, thông tin liên lạc, cùng với đó là tỷ trọng các ngành tài chính tín dụng, bảo hiểm, kinh danh bất động sản... tăng lên tương ứng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w