Những bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Thanh Trì Thành phố Hà Nội.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội (Trang 44 - 47)

phố Hà Nội.

Từ kinh nghiệm của một số địa phương nêu trên, có thể rút ra một số vấn đề trong thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành cho huyện Thanh Trì. Với chủ trương công nghiệp hóa - hiện đại hóa xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế của cả nước, cùng với xu hướng đô thị hóa trên cả nước, nhất là ở các đô thị lớn và Thành phố Hà Nội, huyện Thanh Trì cũng không nằm ngoài quy luật chung của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Có thể thấy, hai địa phương nêu trên đều là các huyện ngoại thành của Thành phố Hà Nội, có những điều kiện cơ bản giống nhau. Bên cạnh đó, mỗi địa phương đều tận dụng và phát huy triệt để những thế mạnh, những ngành nghề truyền thống của mình để làm cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế địa phương. Vì vậy, cơ cấu kinh tế ngành của huyện nên chuyển dịch theo hướng sau đây:

Một là, về tổng thể, trong những năm tới, cơ cấu kinh tế ngành của huyện Thanh Trì chuyển dịch theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Trong tương lai xa hơn, theo xu hướng phát triển kinh tế hiện đại, tận dụng tốt những lợi thế của huyện, ngành công nghiệp sẽ phát triển chậm dần, ngành dịch vụ sẽ phát triển nhanh và chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cơ cấu ngành kinh tế sẽ thay đổi theo hướng

dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp thay vì chú trọng phát triển công nghiệp như giai đoạn trước đó.

Hai là, cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện phát triển theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt. Trong ngành trồng trọt, giảm tỷ trọng trồng lúa và cây lương thực, chú trọng trồng các cây lương thực có sản lượng và chất lượng cao, các cây công nghiệp, cây dược liệu, cây ăn quả; phát triển vùng chuyên canh trồng rau sạch, rau an toàn có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Phát triển chăn nuôi, hạn chế và giảm hẳn chăn nuôi đại gia súc, phát triển nuôi thủy sản với các loại cá đặc sản.

Ba là, cơ cấu ngành công nghiệp - xây dựng chuyển dịch mạnh từ công nghiệp nặng sang công nghiệp nhẹ, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến và xây dựng, giảm tỷ trọng ngành công nghiệp khai thác, các ngành công nghiệp nặng gây ô nhiễm môi trường. Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp hiện đại, có hàm lượng chất xám cao; khuyến khích phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu và đặc biệt thay thế hàng nhập khẩu. Chú trọng phục hồi và phát triển các làng nghề truyền thống, xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm truyền thống tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất, tốc độ phát triển cao nhất. Tuy nhiên, trong giai đoạn sau, khi cơ sở hạ tầng của huyện đã tương đối phát triển và ổn định, thì tốc độ phát triển ngành công nghiệp sẽ chậm lại, thay vào đó, sẽ chú trọng phát triển ngành dịch vụ, coi phát triển ngành dịch vụ là hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế huyện.

Bốn là, cơ cấu ngành dịch vụ chuyển dịch theo hướng mở rộng phát triển các ngành dịch vụ tài chính ngân hàng, bảo hiểm. Tận dụng lợi thế vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, các giá trị văn hóa truyền thống của huyện, phát triển mạnh các dịch vụ vận chuyển, kho bãi; phát triển dịch vụ du lịch, du lịch sinh thái. Hiện tại, tỷ trọng ngành dịch vụ trong nền kinh tế của huyện còn khiêm tốn. Nếu như năm 2012, tỷ trọng các ngành kinh tế của huyện Từ Liêm là: công nghiệp: 54,4%, dịch vụ: 44,4%, nông nghiệp: 1,1%, thì ở huyện Thanh Trì, tỷ trọng ngành dịch vụ năm 2012 chỉ chiếm 22,52%. Do vậy, huyện cần chú trọng đầu tư phát triển ngành dịch

vụ thì đến năm 2030, năm định hướng, mới có thể đạt được cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.

Năm là, sự phát triển kinh tế của huyện cần có trọng tâm, có định hướng cụ thể cho mỗi vùng, trong đó các làng nghề có thể được chú trọng phát triển. Bản thân các làng nghề sẽ là các trung tâm tiểu thủ công nghiệp, là động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Các làng nghề cần được phát triển theo hướng hiện đại hóa, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống trong sản phẩm và công nghệ của nghề truyền thống, đồng thời đổi mới công nghệ và sản phẩm để đáp ứng yêu cầu hiện đại. Ngành công nghiệp trên địa bàn nên tập trung vào các ngành sản xuất sạch, các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao. Các ngành dịch vụ du lịch, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, dịch vụ vận chuyển đường bộ, đường thủy, đường sắt, kho bãi cũng cần được đầu tư phát triển theo hướng hiện đại. Ngành nông nghiệp chú trọng vào các sản phẩm có thế mạnh, tận dụng được lợi thế điều kiện tự nhiên của huyện như trồng rau an toàn, nuôi trồng thủy sản với các loại cá đặc sản...

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w