Thực trạng cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn huyện Thanh Trì

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội (Trang 57 - 59)

Cơ cấu kinh tế của huyện Thanh Trì thể hiện những nét đặc trưng của nền kinh tế nông nghiệp đồng bằng sông Hồng, tỷ trọng của khu vực nông nghiệp còn ở mức cao, tỷ trọng của khu vực công nghiệp chưa cao. khu vực dịch vụ còn thấp. Cơ cấu kinh tế của huyện tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tương đối tỷ trọng nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Giai đoạn 2001 - 2012, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 45,7% lên 69,62%; dịch vụ tăng từ 15,46% lên 22,52%; nông nghiệp giảm từ 38,84% xuống còn 7,86%, do huyện còn trong quá trình chuyển đổi, nhất là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống của huyện còn chậm được phục hồi và phát triển. Việc tiếp cận với trình độ khoa học - công nghệ mới và đổi mới công nghệ, cũng như việc thu hút đầu tư từ bên ngoài còn hạn chế, đặc biệt là thiếu lao động lành nghề.

Bảng 2.3: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn huyện Thanh Trì (do Huyện quản lý)

(Theo giá cố định 1994) Đơn vị: Tỷ đồng

STT T Các chỉ tiêu 2001 2005 2007 2009 2010 2011 2012 TỔNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT 291 549 789 1044 1218 1428,4 1638 I Công nghiệp 133 332 511 714 838,9 990,3 1140,4 1 Công nghiệp 121 305 452 624 728 871,1 1003,5 2 Xây dựng 12 27 59 90 110,9 119,2 136,9 II Dịch vụ 45 91 146 207 256 309,6 368,9

III Nông nghiệp 113 126 132 123 126,3 128,52 128,7

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Thanh Trì

Những năm gần đây, kinh tế trên địa bàn huyện tăng trưởng bình quân hàng năm đạt khoảng 17,5%, trong đó cao nhất là ngành công nghiệp - xây dựng với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 22,71%; dịch vụ đạt 21,31%. Nông nghiệp tăng trưởng chậm nhất với mức bình quân đạt 0,96%. Thực trạng tăng trưởng trên cũng hoàn toàn phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện.

Bảng 2.4: Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn huyện Thanh Trì (do Huyện quản lý).

(Giá hiện hành) Đơn vị tính: % ST T Các chỉ tiêu 2001 2005 2007 2009 2010 2011 2012 TỔNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT 100 100 100 100 100 100 100 1 Công nghiệp-xây dựng 45,7 60,05 64,77 68,39 68,87 69,33 69,62 2 Thương mại-Dịch vụ 15,46 16,58 18,5 19,8 21,02 21,67 22,52 3 Nông nghiệp (nông-lâm-

thuỷ sản)

38,84 23,37 16,73 11,81 10,11 9,0 7,86

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Chi cục Thống kê huyện Thanh Trì

Cơ cấu các ngành kinh tế trên địa bàn huyện có sự chuyển dịch hàng năm theo xu thế ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tiếp tục tăng. Còn tỷ trọng

ngành nông nghiệp giảm khá nhanh, từ 38,84% năm 2001 xuống còn 16,73% năm 2007, năm 2012 còn 7,86% . Nhờ có sự chuyển dịch theo xu thế tích cực như trên, nền kinh tế trên địa bàn huyện hiện nay đã thể hiện rõ nét cơ cấu kinh tế Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp. Tuy nhiên cần đẩy mạnh tốc độ tăng tỷ trọng ngành Thương mại - Dịch vụ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội (Trang 57 - 59)