Tính chất trò chơi và sắc thái giễu nhại trong chi tiết

Một phần của tài liệu Cảm quan hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Milan Kundera (Qua tác phẩm tiêu biểu) (Trang 67)

6. Đóng góp của đề tài

3.1.3.Tính chất trò chơi và sắc thái giễu nhại trong chi tiết

Theo Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong Từ điển thuật

tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng. Hình tượng nghệ thuật cụ thể, gợi cảm và sống động là nhờ các chi tiết về phong cảnh, môi trường, chân dung, nội thất, về cử chỉ, phản ứng nội tâm, hành vi lời nói”. Tùy theo sự biểu hiện cụ thể, chi tiết nghệ thuật có khả năng thể hiện, giải thích, làm minh xác cấu tứ nghệ thuật của nhà văn, trở thành tiêu điểm, điểm hội tụ của tư tưởng tác giả trong tác phẩm. “Chi tiết nghệ thuật gắn với quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người, với truyền thống văn hóa nghệ thuật nhất định” [29]. Trong tác phẩm, có chi tiết nghệ thuật chỉ đóng vai trò vật liệu xây dựng cốt truyện phát triển thuận lợi và hợp lí; nhưng cũng có chi tiết nghệ thuật thể hiện tập trung cho cấu tứ của tác giả. Các chi tiết này thường được tác giả nhấn mạnh, tô đậm, lặp lại bằng nhiều biện pháp khác nhau. Tiểu thuyết của Milan Kundera có sự kết hợp của rất nhiều chi tiết nghệ thuật, nhưng các chi tiết nghệ thuật này không mang bản chất sáng tạo của người nghệ sĩ, bản chất văn hóa của một cộng đồng. Kundera không bộc lộ quan niệm nghệ thuật về con người và cuộc sống thông qua chi tiết nghệ thuật… Mà, với Kundera, chi tiết cũng là một địa hạt (như cốt truyện, tình huống…) để ông thực hiện lí thuyết trò chơi, để giễu nhại. Mở đầu Sự bất tử, người đọc khá ấn tượng với chi tiết cử chỉ cánh tay người đàn bà bên bể bơi “giơ lên thật nhẹ nhàng, quyến rũ” [36;6]. Đây là một cử chỉ vô ý thức của người đàn bà nhưng lại mê hoặc được nhân vật “tôi”. Để rồi khoảnh khắc ấy làm “lóe lên trong tâm trí tôi cái từ “Agnès”, đánh dấu sự ra đời của nhân vật chính của tác phẩm. Chi tiết cử chỉ duyên dáng của người đàn bà không phải là mấu chốt cho sự phát triển của cốt truyện, không thể hiện tập trung cho cấu tứ (dù chi tiết này còn được lặp lại nhưng là ở những nhân vật khác, trong những hoàn cảnh khác) mà chỉ là sự ám ảnh đối với nhân vật “tôi”. Và nhân vật “tôi” “gắn” chi tiết ấy vào tất cả những nhân vật nữ trong câu chuyện mà ông tưởng tượng ra sau đó. Hồi ức của nhân vật Agnès vẫn ghi nhớ cử chỉ “giơ cánh tay phải lên một cách vui vẻ, nhẹ nhàng, duyên dáng, giống như tung một quả bóng mầu lên bầu trời” [36;54] của mình khi nàng mười sáu tuổi vì “nỗi thương

xót” như người chị thương cảm đứa em trước cậu bạn “đứng yên tại chỗ nhìn theo nàng”. Đây là cử động “hoàn hảo, tinh tế, giống như là tác phẩm nghệ thuật trọn vẹn” nhưng nàng “chưa hề nghĩ tới”. Hồi ức lại đưa nàng nhớ lại cử chỉ đầy ám ảnh, say mê của chị thư kí của bố khi chị ta đi trên lối mòn rải cát mà nhờ nó, nàng đã nói được điều không thể nói nên lời với cậu bạn. Chi tiết về cử chỉ giơ cánh tay lên cũng được lặp lại ở cô em Agnès mười một tuổi. Và khi trông thấy cử chỉ người lớn này ở em gái, nàng nhận ra mình đã “làm một việc ăn trộm hoặc giả mạo” [36;56]. Từ đó, nàng tránh cử chỉ này, cố gắng chỉ dùng những cử chỉ cần thiết, không nhằm biều lộ cảm xúc. Nhưng, như đã nói ở trên, cử chỉ đẹp đẽ diễn ra không phụ thuộc vào ý muốn của nhân vật. Nó đã lặp lại khi bố tiễn nàng ra phố. Ở phần cuối tác phẩm, Laura “vung cánh tay lên bằng một động tác nhẹ nhàng duyên dáng” khiến “chúng tôi cảm thấy như từ ngón tay nàng bay lên một quả bóng và treo lơ lửng trên cánh cửa” [36;463]. Và Paul “vui vẻ thực sự […] quay đầu nhìn về phía chúng tôi và vung tay lên” rồi “vẫy tay thêm mấy lần nữa” [36;466] một cách vụng về trước khi biến mất sau cánh cửa. Chi tiết nghệ thuật được lặp lại rất nhiều lần nhưng lại không phải là cơ sở để nhà văn gửi gắm cảm xúc và tư tưởng. Đây là một chi tiết hết sức vu vơ nhưng ám gợi người đọc bởi vẻ duyên dáng, mĩ lệ của người phụ nữ thực hiện nó. Không hề dụng công, chi tiết cử chỉ của những người phụ nữ đến trong ngẫu nhiên và được thực hiện trong vô thức. Đó là sự giễu nhại đối với quan niệm về chi tiết nghệ thuật truyền thống.

Trong tiểu thuyết của M.Kundera có những chi tiết rất bình thường, thậm chí có người coi là dung tục như chi tiết “cái lỗ cửa hậu” ở Chậm rãi. Sau bốn

tháng trời dầm mình trong chiến hào, quẫy lộn với những giấc mơ tình ái căng thẳng, Guillaume Apollinaire có cách nhìn thay đổi, “dẫn đến sự thần khải” về cái cửa thứ chín trên cơ thể người phụ nữ: “chính cái cửa hậu mới là điểm thần kì, nơi tập trung toàn bộ năng lượng hạt nhân của sự khỏa thân” [36;553]. Nhân vật còn “lí tưởng hóa” nó: “cái cửa hậu mở ra “giữa hai núi ngọc” thành cái cửa thứ chín: “còn thần bí hơn những cái cửa khác”, cái cửa “của những điều phù

phép không dám nói ra”, “cái cửa tối cao” [36;553]. “Sự khôn ngoan này” Apollinaire phải trá giá bằng bốn tháng trời nằm dưới lửa đạn mới biết đến, còn Vincent thì biết được chỉ qua một cuộc dạo chơi với nàng Julie trắng muốt dưới ánh trăng. Vincent nhìn ra mặt trăng “y như cái lỗ cửa hậu treo giữa trời” [36;554]. Anh ta khao khát được nhìn thấy miệng Julie phát ra những tiếng ấy biết bao! “Anh muốn bảo nàng: hãy nhắc lại theo anh, cái cửa hậu, cái cửa hậu, cái cửa hậu” và tiếp tục lún sâu vào ẩn dụ: “Cái cửa hậu nơi phát ra luồng sáng nhợt nhạt phủ đầy lòng vũ trụ!” [36;555]. Nhân vật tôi nhận xét về cơn ngẫu hứng của Vincent: “anh chỉ có khả năng nói về những ám ảnh phóng đãng này của mình bằng cách thi vị hóa nó; thay chúng bằng những ẩn dụ. Vậy là anh đã hi sinh tinh thần phóng đãng cho tinh thần thơ ca. Và cái lỗ cửa hậu, anh đã chuyển nó từ cơ thể phụ nữ lên trời” [36;555]. Chi tiết cái lỗ cửa hậu không phải là chi tiết đẹp trong nghệ thuật. M. Kundera không miêu tả cụ thể và có vẻ “vô can” bởi ông chỉ làm công việc kể lại những ám ảnh phóng đãng về nó trong thơ Guillaume Apollinaire và trong tâm trí Vincent. Chi tiết đến từ vô thức nhân vật như thế đều được phát ngôn qua giọng điệu tác giả và đều được tác giả cắt nghĩa và lí giải. Điều này cũng xảy ra ở chi tiết Laura (Sự bất tử) nói với chị mình về ý định tự tử đã để lộ ra việc muốn làm một “cái gì đó”. “Cái gì đó” là cái gì bản thân Laura cũng không biết. Theo đó, một hành động vụt hiện lên trong nhân vật mà bản thân cô không ý thức được về nó, “nàng khẽ hất đầu, nở nụ cười mơ hồ hơi vẻ sầu não, lấy đầu ngón tay đặt vào điểm giữa hai bầu vú và vừa nói lại mấy tiếng “cái gì đó” vừa đưa tay ra trước” [36;219]. Chi tiết cử chỉ của Laura trong ghi nhận của tác giả “là hướng tới cõi xa xăm tuyệt vời chứ không có gì chung với cái xác chết nằm trên nền phòng khách ở miền nhiệt đới” [36;219]. Sự tương phản giữa cái vẻ ngoài tạo dựng với cái ý định thực chất bên trong của nhân vật đều được tác giả phát lộ ra. Những chi tiết này cho thấy dường như không có gì riêng tư giữa nhà văn và nhân vật. Nhân vật không đi theo những quy luật thường hằng của cuộc sống mà đi theo những vận động trong suy tưởng của tác

giả. Đó là do M.Kundera đã sáng tạo chi tiết như một trò chơi để giễu nhại với chi tiết quen thuộc trong văn học.

Một phần của tài liệu Cảm quan hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Milan Kundera (Qua tác phẩm tiêu biểu) (Trang 67)